Top 5 Bệnh Thường Gặp ở Chó Con Và Cách Phòng Tránh - Viphapet
Có thể bạn quan tâm
Bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo hay còn gọi là bệnh viêm ruột, dạ dày ở chó con do vi rút gây ra, tỷ lệ chết cao. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với chất thải của chó đã bị nhiễm Parvo. Bệnh này đặc biệt dễ xảy ra đối với chó con từ 1 đến 6 tháng tuổi.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh Parvo: Chó con biếng ăn, mệt mỏi, nôn mửa, đi ngoài ra máu. Chó con mắc bệnh sẽ khiến ruột, dạ dày bị xuất huyết, gây nên tình trạng thiếu máu. Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cún cưng. Nếu tình trạng kéo dài không được chữa trị sẽ đe doạ tính mạng của chó con. Khi chó bị bệnh, bạn hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y nhằm chữa trị kịp thời.
Để phòng ngừa bệnh Parvo, bạn hãy tiêm vacxin định kỳ cho chó con. Ngoài ra, nếu chó mẹ đã được tiêm vacxin thì khả năng ngừa bệnh của chó con cũng được nâng cao.
Bệnh ho cũi chó
Bệnh ho cũi chó là tên gọi khoa học của các bệnh về đường hô hấp ở chó. Căn bệnh này do sự kết hợp của nhiều vi khuẩn, vi rút, tuy mức độ nguy hiểm không cao nhưng rất dễ xảy ra. Hầu như chú cún nào cũng sẽ mắc phải một lần trong đời. Lứa tuổi chó con dễ mắc bệnh này nhất là dưới 6 tháng tuổi.
Triệu chứng của bệnh ho cũi chó: Ho khan, ho khô, nôn khan, chảy nước mũi, ăn ít hoặc bỏ ăn. Trường hợp bệnh nặng sẽ khó khăn trong hô hấp, sốt cao, viêm phổi.
Khi cún nhà bạn có những biểu hiện trên, hãy đưa bé đi khám để có lời khuyên chuẩn xác từ bác sĩ thú y. Tuỳ theo sức khoẻ của mỗi bé mà bác sĩ quyết định có cần điều trị bằng kháng sinh hay không.
Bạn có thể phòng ngừa bệnh ho cũi chó bằng cách tiêm vacxin để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra nên chú ý đến chế độ ăn uống của các bé cún. Thường xuyên vệ sinh nơi ở cho sạch sẽ, thoáng mát.
Bệnh Care ở chó con
Care là căn bệnh có mức độ nguy hiểm bậc nhất đối với chó con. Căn bệnh này có tên gọi khác là sài sốt. Bệnh có tính truyền nhiễm, khả năng lây lan cao và nhanh chóng. Virus gây bệnh có khả năng truyền qua đường hô hấp và ăn uống nên tỷ lệ mắc bệnh cao.
Do thời gian ủ bệnh khá lâu nên khi phát hiện là lúc bệnh đã bùng phát. Các triệu chứng phát bệnh như sốt cao, mắt sưng, chảy nước mắt liên tục, viêm niêm mạc, chảy mũi xanh. Chó con gặp khó khăn trong việc hô hấp. Đặc biệt là trên da xuất hiện những nốt mụn mủ, da mũi và gang bàn chân bị sừng hóa.
Đây là căn bệnh khó trị, tỷ lệ chết cao, bạn không nên tự điều trị tại nhà. Hãy để bác sĩ có chuyên môn điều trị nhằm sớm lấy lại sức khoẻ cho cún con.
Để phòng ngừa căn bệnh này, biện pháp tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh khi cún đủ tuổi tiêm. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho cún cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho các bé là cần thiết.
Các bệnh do ký sinh trùng gây ra
Ký sinh trùng ở đây bao gồm cả ký sinh trùng bên ngoài (ve, bọ chét, rận…) và ký sinh trùng bên trong (giun đũa, giun móc, giun kim, giun tim, sán…). Các loài ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cún con. Chúng “ăn” hết chất dinh dưỡng, khiến chó con gầy yếu, dễ mắc các bệnh khác.
Đối với ký sinh trùng ngoài da, bạn có thể dễ dàng phát hiện thông qua việc tắm rửa, chải lông hàng ngày cho chó. Đối với ký sinh trùng đường ruột, chó con chậm lớn, đi ngoài phân lỏng, suy dinh dưỡng.
Để chữa trị, bạn chỉ cần xổ giun định kỳ hàng tháng cho chó con. Ngoài ra, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, loại bỏ các ký sinh trùng trên da. Giữ vệ sinh môi trường sống của chó con để chúng luôn khoẻ mạnh.
Bệnh ghẻ Demodex
Bệnh ghẻ Demodex hay còn được gọi là bệnh xà mâu xảy ra ở mọi lứa tuổi trên chó. Bệnh tuy dễ chữa nhưng nếu không phát hiện sớm sẽ gây nhiễm trùng da nặng, lở loét, nhiễm trùng máu và có thể dẫn đến tử vong khi cơ thể quá suy kiệt.
Triệu chứng của bệnh là chó ngứa, gãi, rụng lông một số vị trí trên cơ thể (quanh mắt, miệng, ngực, chân, lưng, cổ) hoặc toàn thân. Tại nơi rụng lông, da đóng thành vảy và có chảy dịch. Chúng gây ngứa và đau đớn cho chó con của bạn. Lâu ngày chó sẽ bị nhiễm trùng kế phát từ các vết thương ngoài da, phát sốt, lừ đừ và chậm chạp.
Điều trị bệnh ghẻ cần có thời gian lâu và đòi hỏi bạn thật sự kiên nhẫn. Bạn cần đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để lên liệu trình chữa trị. Tái khám hàng tháng để bác sĩ điều chỉnh liệu trình thích hợp với tiến triển của bệnh.
Để phòng bệnh ghẻ Demodex, cần phòng ngừa cho cún bằng một số loại thuốc như Nexgard/Nexgard Spectra. Đồng thời giữ vệ sinh không gian sống của thú cưng thật sạch sẽ, dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh vì Demodex luôn có mặt thường trực trên da. Tắm rửa thường xuyên và dùng sữa tắm phù hợp với cún của bạn.
Trên đây là tổng hợp 5 bệnh thường gặp ở chó con. Viphapet hy vọng rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc cún yêu. Giữ cho các bé luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ và thơm tho.
Từ khóa » Các Loại Bệnh Của Chó Con
-
7 Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp ở Chó Con - KiKi Puppey
-
CÁC BỆNH THƯỜNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ CÁCH CHỮA
-
15 Bệnh Thường Gặp ở Chó: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ CON VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
05 Bệnh Thường Gặp ở Thú Cưng - Bạn Nuôi Chó Mèo Nên Biết
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Cún Con
-
Tìm Hiểu Top 5 Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó
-
Những Bệnh Thường Gặp ở Chó - Phòng Khám Thú Y Procare
-
10 Bệnh Thường Gặp ở Chó Mà Người Nuôi Cần Biết | Pet Mart
-
Tổng Hợp Các Bệnh Thường Gặp ở Chó Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Tổng Hợp 17 Loại Bệnh Thường Gặp ở CHÓ | Cách Xử Lý
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Chó Con Và Chó Trưởng Thành
-
Các Căn Bệnh Từ Thú Cưng | Vinmec