Top 5 Các Món ăn Ngon Truyền Thống Việt Nam Dễ Làm Nổi Tiếng Nhất

Coolmate Black Friday 2024 mua 1 tặng 1

Ẩm thực truyền thống Việt Nam luôn hấp dẫn và đa dạng các món ăn nổi tiếng từ bắc vào nam. Các món ăn ngon Việt Nam dễ làm, dễ chế biến kể cả khi bạn là người mới bắt đầu học nấu. Hãy cùng Coolmate tham khảo toplist những món ăn truyền thống ngon, nổi tiếng dưới đây nhé.

cac-mon-an-ngon-truyen-thong-viet-nam-de-lam

Các món ăn ngon Việt Nam dễ làm, dễ chế biến kể cả là người mới bắt đầu học nấu

1. Phở

Món phở chắc chắn là một trong những món ăn truyền thống Việt Nam nổi bật nhất, đã đi vào lòng người Việt và cả thế giới như một biểu tượng của nền ẩm thực phong phú và đậm đà của đất nước.

Phở  - món ăn truyền thống Việt Nam

Phở - Tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt Nam (Nguồn ảnh: foodelivietnam.com)

Món phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, nhưng ngày nay nó đã lan rộng khắp cả nước và được biến tấu theo nhiều cách khác nhau. Phở bò và phở gà là hai biến thể phổ biến nhất, với thịt được nấu chín mềm kết hợp cùng nước dùng đậm đà. Điểm đặc biệt của phở là nước dùng có vị ngon, ngọt và đậm đà từ xương bò ninh nhừ, cùng với sự pha trộn hoàn hảo của các gia vị như hành, giấm, tiêu và ớt.

Phở không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong nó một phần của văn hóa và truyền thống Việt Nam, chứa đựng sự kỳ công và tinh túy trong cách chế biến và phối hợp gia vị. Bạn có thể tìm thấy phở ở một nhà hàng phở lớn và sang trọng và cũng có thể thưởng thức phở tại một gánh hàng nho nhỏ ven đường.

Không quá để nói khi phở đã trở thành món ăn truyền thống và đặc trưng của Việt Nam, cùng với hình ảnh Việt Nam thân thiện đi khắp năm châu bốn biển, được đông đảo người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích.

2. Xôi gấc

Xôi gấc là một món ăn truyền thống đậm đà ý nghĩa của Việt Nam, đặc biệt vào những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán. Màu đỏ rực rỡ của xôi gấc không chỉ tượng trưng cho sự phồn thịnh và may mắn mà còn thể hiện sự kết nối mạnh mẽ với truyền thống và tổ tiên. Đây là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày đầu năm của nhiều gia đình Việt.

Xôi gấc - món ăn truyền thống Việt Nam

Xôi gấc - Món ăn truyền thống cho mâm cỗ ngày Tết (Nguồn ảnh: ngaymoionline.com.vn)

Việc làm xôi gấc cũng không quá phức tạp và có thể thực hiện tại nhà. Để làm xôi gấc, bạn cần chuẩn bị gạo nếp, trái gấc, nước cốt dừa, một ít rượu, và muối. Sau khi trộn và hấp, xôi gấc sẽ có hương vị đặc biệt với màu đỏ tự nhiên và hấp dẫn.

Xôi gấc không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong nó giá trị văn hóa và tinh thần quan trọng. Nó kết nối thế hệ và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, là một phần quan trọng của nền ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam.

3. Giò lụa

Giò lụa, giò chả, hoặc chả lụa thật sự là một món ngon trong ẩm thực truyền thống Việt Nam. Được làm từ thịt heo tươi ngon và các gia vị tự nhiên, giò lụa thường được luộc kỹ để đảm bảo vị thơm ngon nhất.

giò lụa - món ăn truyền thống Việt Nam

Giò lụa - Nét văn hóa ẩm thực truyền thống Việt (Nguồn ảnh: giochacuongthinh.com)

Cách thưởng thức giò lụa cũng đa dạng. Bạn có thể ăn nó trực tiếp như một món ăn nhẹ hoặc ăn kèm với nhiều món khác nhau như dưa kiệu, thịt kho trứng, bánh giầy, măng, cơm, bánh chưng, bánh ướt và nhiều món ăn khác. Món giò lụa thường được cắt thành từng miếng khoanh và có thể được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.

Ở miền Bắc Việt Nam, giò chả Ước Lễ từ huyện Thanh Oai nổi tiếng với hương vị đặc biệt và truyền thống lâu đời.

4. Nem rán

Nem rán là món ăn ngon trong ẩm thực truyền thống Việt Nam. Món ăn kết hợp nhiều nguyên liệu như thịt xay, miến, và rau củ như cà rốt, mộc nhĩ, hành lá, cho hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Nem rán được chế biến bằng cách trộn đều các nguyên liệu nhân, sau đó nêm gia vị như muối, tiêu, và hạt nêm. Nguyên liệu nhân này sẽ được bọc bên ngoài bằng lớp vỏ bánh đa nem. Khi chiên ngập sâu, vỏ bánh sẽ giòn và ngon miệng, còn nhân bên trong thơm ngon và béo ngậy.

Nem rán - món ăn truyền thống Việt Nam

Nem rán truyền thống giòn tan tới miếng cuối cùng (Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Nem rán có thể được ăn trực tiếp hoặc kết hợp với bún. Nước mắm pha loãng với dưa góp thường được sử dụng làm nước chấm ở miền Bắc, trong khi ở miền Trung và miền Nam, người ta thường ưa chuộng nước mắm chua ngọt với tỏi và ớt.

Tên gọi của món nem rán cũng có sự khác biệt tùy theo vùng miền. Ở miền Bắc, được gọi là "nem rán," với vỏ bánh được làm bằng bánh đa nem và có kích thước lớn. Ở miền Trung, món này gọi là "chả ram" và có kích thước nhỏ hơn. Ở miền Nam, người ta thường gọi là "chả giò" và vỏ bánh thường được làm bằng bánh tráng rế hoặc bánh pía.

Ngoài nguyên liệu nhân truyền thống, nem rán cũng có thể được biến tấu với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như hải sản, tôm thịt, hoặc trái cây.

5. Thịt đông

Thịt đông hay còn gọi là thịt lợn nấu đông, là một món ăn truyền thống ưa chuộng trong văn hóa ẩm thực của người dân miền Bắc, thường xuất hiện vào các dịp Tết và trong những ngày đông lạnh. Một món ăn đậm đà và đủ dinh dưỡng.

Thịt đông - món ăn truyền thống Việt Nam

Thịt đông thơm ngon chuẩn vị ngày Tết (Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Để làm món thịt đông, người nấu cần chuẩn bị các nguyên liệu chính bao gồm thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, hành khô, tỏi và các loại gia vị để tạo hương vị đặc trưng. Quy trình nấu thịt đông yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, đặc biệt trong việc xử lý thịt và thực hiện các bước nấu.

Thịt đông đạt yêu cầu thường có hình dạng đẹp mắt, thịt mềm và nước dùng đặc biệt ngon, thường có độ đặc giống thạch. Thịt đông thường được ăn kèm với dưa cải chua và cơm nóng, tạo nên bữa ăn truyền thống ngon miệng, đặc biệt phù hợp trong những ngày se lạnh của mùa đông và các dịp lễ Tết.

6. Bánh mì

Được mệnh danh là "loại bánh sandwich ngon nhất thế giới," bánh mì chắc chắn là một cái tên nổi bật không thể bỏ qua trong danh sách những món ăn truyền thống Việt Nam. Có nguồn gốc từ bánh mì của Pháp, nhưng thay vì cắt lát ăn với bơ sữa, người Việt đã biến tấu và tạo ra phiên bản đặc trưng, độc đáo của riêng mình.

Bánh mì - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh mì - món ăn truyền thống của Việt Nam được nhiều du khách ưa chuộng (Nguồn ảnh: baoangiang.com.vn)

Bánh mì Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng trong loại nhân. Bạn có thể lựa chọn từ nhiều loại nhân khác nhau để nhồi vào bánh mì, bao gồm chả lợn, giò lợn, thịt lợn nướng, trứng tráng, xúc xích, lạp xưởng…. Tuy nhiên, món bánh mì phổ biến và nổi tiếng nhất vẫn là bánh mì nhân pate kết hợp với rau sống tạo nên hương vị thơm ngon và độc đáo.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng bánh mì có thể có công thức và cách làm riêng, giúp bạn có thể trải nghiệm nhiều hương vị khác nhau khi thưởng thức bánh mì ở các địa điểm khác nhau.

7. Bún chả

Bún chả là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ miền Bắc, đã trở thành một biểu tượng của ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là món ăn lâu đời của người dân Hà Nội, được nhiều du khách biết đến và gọi với cái tên thân thương “bún chả Hà Nội”.

Bún chả - món ăn truyền thống Việt Nam

Bún chả Hà Nội thơm ngon nức tiếng (Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Một suất bún chả thường bao gồm bún sợi nhỏ kèm theo chả viên, chả miếng hoặc chả quạt, và nước dùng được làm từ nước hầm xương nóng hổi, pha trộn với mắm chua ngọt, tạo nên hương vị độc đáo và thơm ngon. Bún chả thường được ăn kèm với đu đủ xanh và rau thơm, tạo nên một bữa ăn ngon và tròn vị nhất.

Nhiều người có thể nhầm lẫn bún chả với món bún thịt nướng phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, hai món này hoàn toàn khác nhau. Bún thịt nướng thường được ăn nguội và kèm với nước mắm chua ngọt, trong khi bún chả có nước dùng nóng hổi, đậm đà và cầu kỳ hơn trong cách chế biến.

Thời trang Coolmate sale Black Friday 2024

8. Bánh đa cua

Bánh đa cua là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng của thành phố Hải Phòng, mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất Cảng. Bánh đa cua Hải Phòng sử dụng sợi bánh đa đỏ, có sợi bánh dẹt, dai, không dễ bị bở hay nát như phở hay miến. Nước dùng bánh đa cua được nấu từ gạch và thịt cua đồng, kết hợp với xương ống. Ăn kèm với tôm nõn, bề bề, thịt cua bể, chả lá lốt và nhiều loại rau như rau cần, rau rút,...

Bánh đa cua - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh đa cua Hải Phòng mang đậm nét ẩm thực truyền thống Việt Nam (Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong món bánh đa cua là tương ớt đặc trưng của Hải Phòng, tạo nên hương vị cay nồng và đậm đà. Khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi không quên.

9. Bánh chưng

Bánh chưng là một biểu tượng đặc trưng của ngày Tết và cũng là món ăn truyền thống đại diện cho văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tương truyền, bánh chưng và bánh giầy đã tồn tại từ thời Vua Hùng, là món thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với trời đất. Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất, trong khi bánh giầy có hình tròn, tượng trưng cho trời.

Bánh chưng - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh chưng, món ăn Việt Nam truyền thống mỗi dịp Tết đến Xuân về (Nguồn ảnh: cafebiz.vn)

Bánh chưng được làm bằng cách gói gạo nếp cùng với đậu xanh nhuyễn và thịt ba chỉ với lá dong hoặc lá chuối.

10. Bánh xèo

Bánh xèo là một món ăn Việt Nam truyền thống, đặc biệt phổ biến ở các vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Tên gọi "bánh xèo" xuất phát từ âm thanh "xèo xèo" khi bột được đổ vào chảo lúc làm bánh. Bánh xèo thường có lớp vỏ màu vàng tráng mỏng, nhân bánh bao gồm thịt băm, tôm, đậu xanh, giá đỗ, củ sắn, hành tây hoặc các loại nhân tùy theo vùng miền.

Bánh xèo - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh xèo, món ăn truyền thống Việt Nam phổ biến ở các vùng Trung Bộ và Nam Bộ (Nguồn ảnh: bachoaxanh.com)

Bánh xèo thường được ăn kèm với nước mắm mặn ngọt và rau sống hoặc nước tương. Kích thước của bánh xèo có thể khác nhau tùy theo địa phương, tuy nhiên thành phần cơ bản và cách chế biến vẫn được giữ nguyên, cho hương vị thơm ngon và đặc biệt, tạo ấn tượng sâu sắc với thực khách.

11. Bún bò Huế

Bún bò Huế là một món ăn đặc sản của xứ Huế, đồng thời cũng là món ăn truyền thống Việt Nam nổi tiếng trên với hương vị thơm ngon, đậm đà. Bún bò Huế với các nguyên liệu cơ bản bao gồm bún sợi to, thịt bò tái, giò heo và nước dùng bò màu đỏ hấp dẫn. Đôi khi, bún bò còn được kết hợp với thịt bò nạm, chả quế, chả bò, bò viên và huyết heo.

Bún bò Huế - món ăn truyền thống Việt Nam

Bún Bò Huế, một trong những món ăn truyền thống Việt Nam không thể bỏ qua (Nguồn ảnh: vivu.net)

Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, thực khách có thể ăn kèm bún bò Huế với rau muống, sợi hoa chuối bào hoặc giá đỗ. Do thói quen ăn cay nồng của người miền Trung, bún bò Huế cũng thường được ăn kèm với gia vị phụ và ớt sa tế cay. Những người không quen ăn cay có thể giảm lượng ớt trong sa tế hoặc chỉ sử dụng phần dầu để món ăn có màu đỏ đẹp mắt mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon truyền thống.

12. Nem chua

Món nem chua là một món ăn truyền thống của Việt Nam được chế biến từ thịt sống, bì và các loại gia vị. Món ăn này không trải qua quá trình nấu nhiệt mà thay vào đó tận dụng môi trường khí hậu ẩm ướt và ấm áp để kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, tạo ra quá trình lên men tự nhiên. Từ đó giúp nem chua có vị chua ngọt đặc trưng và có thể ăn mà không gây hại cho sức khỏe.

Nem chua - món ăn truyền thống Việt Nam

Nem chua, nét đặc biệt trong ẩm thực truyền thống Việt Nam (Nguồn ảnh: anuongthanhhoa.vn)

Nem chua đã trở thành đặc sản của nhiều địa phương tại Việt Nam. Một số địa phương nổi tiếng với món nem chua bao gồm nem chua Thanh Hóa, nem Lai Vung Đồng Tháp, nem chua Huế, nem chua Bình Định, nem chua Ninh Hòa,...

13. Bánh bèo

Bánh bèo là một món bánh phổ biến ở miền Trung đồng thời được ưa chuộng rộng rãi ở miền Nam Việt Nam. Món bánh đã trở thành một nét đẹp của văn hóa ẩm thực của người Việt Nam từ bao đời nay.

Để làm bánh bèo, người ta phải cán bột sao cho mỏng và có hình dáng giống cánh bèo, sau đó xếp chúng vào các cái mê (khoảng 20 cái mê cho mỗi bát) và đem hấp bằng hấp cách thủy. Khi bánh chín, thêm gia vị lên trên như nước mắm pha với mỡ, đường, tỏi, ớt, và nấu từ tôm tươi, tạo nên hương vị ngọt và béo đặc biệt.

Bánh bèo - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh bèo, món ăn truyền thống Việt Nam làm say mê biết bao thế hệ (Nguồn ảnh: dulichkhampha24.com)

Một điều đặc biệt khác là khi ăn bánh bèo thường không sử dụng đũa mà dùng que tre vót mỏng như một mái chèo nhỏ.

14. Nem cua bể

Nem cua bể là một món ăn đặc trưng khác của đất Cảng Phòng, đồng thời cũng là một trong những món ăn truyền thống Việt Nam không thể bỏ qua. Nem cua bể được làm từ thịt cua bể tươi ngon, kết hợp với các nguyên liệu như gạch cua, thịt tôm, bề bề, thịt lợn, cà rốt, giá, mộc nhĩ và nhiều gia vị khác.

Nem cua bể - món ăn truyền thống Việt Nam

Nem cua bể, món ăn truyền thống của Việt Nam đến từ đất Cảng Hải Phòng (Nguồn ảnh: bepxua.vn)

Để làm món nem cua bể, người ta thường gói phần nem cua trong vỏ bánh đa nem sau đó chiên chín trong dầu nóng. Nem cua bể chiên chín nên được ăn ngay khi còn nóng giúp giữ vị hải sản tươi ngon và thơm ngon nhất.

Nem cua bể thường ăn cùng với rau sống, bún sợi và nước giấm mắm tỏi ớt, tạo nên một hương vị độc đáo và khó quên.

15. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là một món ăn phổ biến ở cả miền Bắc, Trung và Nam, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở miền Nam Bộ. Món ăn này có nhiều biến thể tùy theo vùng miền, với hành phần chung của gỏi cuốn bao gồm bánh tráng và nhân.

Nhân gỏi cuốn thường bao gồm rau sống, bún, thịt (bò, heo), chả, giò, trứng và đặc biệt là một con tôm nguyên bên trong nhân. Món gỏi cuốn thường được ăn kèm với nước tương, nước mắm hoặc nước sốt và thường được thưởng thức làm món khai vị hoặc nhậu kèm với rượu bia.

Gỏi cuốn - món ăn truyền thống Việt Nam

Gỏi cuốn - món ăn Việt Nam truyền thống phổ biến ở cả 3 miền (Nguồn ảnh: netspace.edu.vn)

Gỏi cuốn được CNN xếp hạng thứ 7 trong danh sách 40 món ăn ngon nhất của ẩm thực Việt Nam và cũng đứng thứ 7 trong danh sách Top 40 món ăn truyền thống ngon và nổi tiếng nhất của Việt Nam.

16. Bánh khọt

Bánh khọt là một truyền thống Việt Nam thơm ngon và độc đáo mà nhiều người yêu thích. Nguyên liệu chính để làm bánh khọt là bột gạo, nhưng cách pha chế phải được thực hiện khéo léo. Bột nhiều hơn nước sẽ khiến bánh khô và thiếu độ dai, trong khi nước nhiều hơn bột sẽ làm bánh bị nhão và mất độ giòn.

Bánh khọt - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh khọt - tinh túy ẩm thực truyền thống Việt Nam (Nguồn ảnh: donghohaitrieu.com)

Bánh khọt thường có bề mặt màu trắng tinh, nổi bật với màu đỏ của các con tôm đã bỏ vỏ, màu xanh của hành lá cắt nhỏ và đôi khi có bột tôm xay rải lên trên mặt bánh.

Món này thường được ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, vừa miệng; đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm trong giấm đường; cùng các loại rau sống như xà lách, húng quế, ngò gai, tía tô, tạo nên một hương vị đậm đà và hấp dẫn.

17. Chả rươi

Chả rươi là một món ăn truyền thống Việt Nam có hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Chả rươi được làm từ rươi biển tự nhiên, là một món ăn đắt đỏ và thường chỉ có sẵn khi mùa rươi đến. Mùa rươi thường rất ngắn, chỉ kéo dài trong vài ngày, làm cho món chả rươi trở nên đặc biệt và hiếm có.

Chả rươi - món ăn truyền thống Việt Nam

Chả rươi - món ăn truyền thống Việt Nam đặc biệt và hấp dẫn (Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Để làm chả rươi, người ta sử dụng rươi tươi, thịt lợn xay, trứng gà, hành lá, thì là, ớt, và các loại gia vị khác, cùng với vỏ quýt. Tùy thuộc vào khẩu vị, rươi có thể được giữ nguyên trong chả hoặc băm nhuyễn để tránh hình ảnh con rươi làm thực khách sợ hãi. Chả rươi khi rán thường có mùi thơm hấp dẫn, lan tỏa và đánh thức vị giác của mọi thực khách.

18. Cơm tấm

Cơm tấm là một món ăn đặc biệt nổi tiếng ở Sài Gòn và cũng là một trong những món ăn truyền thống Việt Nam được yêu thích hiện nay. Cái tên cơm tấm có nguồn gốc từ loại cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức là hạt gạo bị gãy, vụn khi xát gạo và nấu thành cơm.

Cơm tấm - món ăn truyền thống Việt Nam

Cơm tấm - món ăn truyền thống nổi tiếng đất Sài Thành (Nguồn ảnh: cafebiz.vn)

Trước đây, cơm tấm thường được dành cho các tầng lớp lao động nghèo có thu nhập thấp. Ngày nay, cơm tấm đã trở thành một món ăn đặc sản và phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Cơm tấm thường được ăn kèm với nước mắm ngọt và nhiều nguyên liệu phụ như xá xíu (thịt heo quay), trứng, chả (xúc xích hoặc giò lụa), bì (da lợn băm mỏng), và nhiều loại rau sống khác nhau. Cơm tấm có nhiều biến thể khác nhau, tùy theo cửa hàng và vùng miền, nhưng một điểm chung là hương vị thơm ngon và đa dạng, tạo nên sự phong phú cho ẩm thực truyền thống Việt Nam.

19. Chả mực Hạ Long

Chả mực Hạ Long là một món ăn truyền thống Việt Nam mang nét đặc trưng của vùng biển Hạ Long - Quảng Ninh. Món ăn này đã được Kỷ lục Việt Nam xác nhận là một trong những món ăn ngon nhất và chỉ có ở Việt Nam.

Chả mực Hạ Long - món ăn truyền thống Việt Nam

Chả mực Hạ Long - món ăn Việt Nam truyền thống mang đậm hương vị biển (Nguồn ảnh: vinpearl.com)

Chả mực Hạ Long được làm từ mực tươi ngon thay vì thịt lợn như chả truyền thống. Quá trình làm chả mực tương tự như làm chả thịt, nhưng sử dụng mực tươi thay cho thịt. Món chả mực này có hương vị đặc trưng của mực, miếng chả dai và ngon, hấp dẫn vị giác mà không cần phải ăn kèm bất kỳ món phụ nào.

Chả mực Hạ Long thường được ăn như món nhắm, món tráng miệng hoặc là món ăn nhẹ trong các bữa tiệc.

20. Bánh cuốn

Bánh cuốn là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ bột gạo mỏng trải thành vỏ bánh. Khi vỏ bánh bắt đầu kết dính lại, nhân bánh được đổ lên trên. Nhân bánh thường bao gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô và có thể thêm nhiều loại nhân khác tùy theo khẩu vị và biến tấu địa phương.

Bánh cuốn - món ăn truyền thống Việt Nam

Bánh cuốn Thanh Trì - món ăn đặc trưng đất Bắc (Nguồn ảnh: tuoitrethudo.com.vn)

Sau đó cuộn bánh lại thành hình tròn hoặc hình chữ U, tạo ra những chiếc bánh cuốn thơm ngon và đẹp mắt. Khi hoàn thành, bánh cuốn thường được bày ra đĩa, rắc thêm hành khô và ăn kèm với rau sống, chả lợn, và nước mắm chấm. Nước mắm chấm thường được pha nhạt, có thêm dưa góp, tỏi, ớt, tiêu và các gia vị khác tăng thêm hương vị cho bánh cuốn.

Cho đến bánh cuốn vẫn là một món ăn đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng ở Hà Nội, trong đó nổi tiếng nhất bánh cuốn Thanh Trì.

>>> Xem thêm:

Top 17 món ăn sáng Việt Nam quen thuộc nhưng cực ngon

Top 22 món ngon ăn sáng nhanh, đơn giản dễ nấu ngay tại nhà, bạn đã biết chưa?

Từ khóa » đồ ăn Việt Nam Dễ Làm