Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất Của Môn Xã Hội Học đại Cương
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Xã hội học là gì? Nêu đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác?
Gợi ý trả lời:
Hiện có nhiều trường phái Xã hội học với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về Xã hội học mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng và cho rằng:
- Xã hội học là một môn khoa học thuộc các khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm xã hội.
- Xã hội học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.
Quá trình xác định đối tượng nghiên cứu trong xã hội học cũng là quá trình tranh luận gay gắt kéo dài hơn một thế kỷ cả về lý luận và phương pháp của nhiều trào lưu xã hội học khác nhau trên thế giới. Mỗi thời kỳ lịch sử hay mỗi khu vực khác nhau, xã hội học có những cách thức xác định và tiếp cận đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học theo các hướng tiếp cận khác nhau:
- Cách tiếp cận “vi mô” cho rằng: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người, cách tiếp cận này rất được chú trọng trong nghiên cứu xã hội học ở Mỹ. Một số nhà xã hội học Mỹ đưa ra lập luận “hãy trả lại con người cho xã hội học”. Chính từ đó mà “chủ nghĩa hành vi” ra đời và phát triển, vì thế xã hội học được định nghĩa là khoa học nghiên cứu hành vi, hành động xã hội của con người, hay còn gọi là xã hội học vi mô.
- Cách tiếp cận “vĩ mô”: Xã hội học Châu Âu chủ trương: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các hệ thống, các quá trình xã hội hay đời sống xã hội của con người. Nghĩa là phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu rất rộng lớn và bao quát. Do cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu như vậy còn được gọi là xã hội học vĩ mô.
- Cách tiếp cận “tổng hợp”: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ là con người hay xã hội, mà còn có các mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm... và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Thực tế nghiên cứu xã hội học ngày nay thường tập trung vào các lĩnh vực hay các nhóm yếu tố xã hội sau đây:
- Các yếu tố của xã hội học gồm: văn hoá, cấu trúc xã hội, xã hội hoá, tương tác xã hội, sự lệch chuẩn và kiểm soát xã hội, các cộng đồng dân cư.
- Bất bình đẳng xã hội gồm: phân tầng của các giai cấp, bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc, vai trò giới tính và bất bình đẳng, lứa tuổi và bất bình đẳng.
- Các thiết chế xã hội gồm: gia đình, giáo dục, tôn giáo, hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị.
- Xã hội biến cách gồm: tính năng động xã hội, hành vi tập thể, các phong trào xã hội, các biến đổi xã hội về văn hoá và chuẩn mực xã hội
Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học, toán học, luật học, kinh tế học... Có thể kế đến một số mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác như:
- Xã hội học và Triết học:
- Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn.
- Xã hội học và Tâm lý học:
- Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về hành vi của các cá thể, về các quy luật hình thành tâm lý (cảm xúc, tình cảm). Trong mối quan hệ này, Xã hội học cũng nghiên cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào các nhóm, các tổ chức xã hội…
- Xã hội học và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của Xã hội học đã có những sự giằng co giữa Xã hội học và Tâm lý học và đưa đến kết quả là sự ra đời của chuyên ngành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực Tâm lý học và Xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau.
- Xã hội học và Chính trị học:
- Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực - lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Còn Xã hội học cũng nghiên cứu về quyền lực xã hội (nảy sinh tồn tại giữa người với người trong xã hội) nhưng chú trọng và tập trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa Xã hội học và Chính trị học học thể hiện trước hết ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả chính trị học và Xã hội học.
- Xã hội học và Nhân chủng học:
- Đối tượng của hai ngành khoa học này có nhiều điểm giống nhau. Cái khác là nhân chủng học thường nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng văn hoá của xã hội loài người, nghiên cứu các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, và các xã hội công nghiệp.
Từ khóa » Câu Hỏi Tâm Lý Xã Hội Học
-
Tài Liệu Về " Câu Hỏi ôn Thi Môn Tâm Lý Học Xã Hội " 8 Kết Quả - 123doc
-
Câu Hỏi ôn Thi Môn Tâm Lý Học Xã Hội - 123doc
-
180 Câu Trắc Nghiệm Xã Hội Học
-
Câu Hỏi ôn Tập Môn Xã Hội Học - StuDocu
-
Chương 1 « Tâm Lý Học Xã Hội - Vũ Mộng Đóa
-
(PDF) TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI | Triet Tran
-
5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất Của Môn Xã Hội Học đại Cương
-
Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất Của Môn Tâm Lý Học đại Cương
-
Câu Hỏi ôn Thi Môn Xã Hội Học đại Cương - Chương 1
-
Ngân Hàng Câu Hỏi ôn Tập Xã Hội Học đại Cương - ĐH Nông Lâm TP ...
-
Câu Hỏi ôn Tập Tâm Lý Học 1 - SlideShare
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Xã Hội Học đại Cương Có đáp án
-
Ngân Hàng Câu Hỏi Xã Hội Học đại Cương