Top 5+ Công Thức Xoay Rubik 3x3 Nhanh Nhất 【Video Dễ Hiểu】

Nội dung bài viết
  • Những ký hiệu cơ bản khi học xoay Rubik 3×3
  • Những công thức xoay rubik 3×3 nhanh nhất
  • Công thức xoay rubik 3×3 cơ bản
  • Công thức xoay rubik 3×3 nâng cao pll
  • 2 Look PLL – 7 công thức PLL cơ bản
  • Cách giải CFOP Rubik

Công thức xoay rubik 3×3 giúp người mới chơi dễ dàng giải được một cách nhanh chóng không phải mò mẫm. Hãy cùng chúng tôi khám khá các công thức xoay rubik 3×3 từ cơ bản tới nâng cao nhé

Những ký hiệu cơ bản khi học xoay Rubik 3×3

Để hiểu được bài viết bạn cần tìm hiểu sơ bộ về các ký hiệu trong cách chơi Rubik 3×3. Từ đó mới học được công thức xoay rubik 3×3 nhanh nhất

Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc:

  • Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt.
  • Viên cạnh: là viên có 2 màu.
  • Viên góc: là viên có 3 màu.

Những ký hiệu cơ bản khi học xoay Rubik 3x3

Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X. Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng: Phải: R       Trái: L       Trên: U         Dưới: D       Trước: F     Sau: B

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới

  • R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
  • R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
  • R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.

Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.

Hoặc bạn có thể tham khảo video từ Thủ Thuật Chơi

Những công thức xoay rubik 3×3 nhanh nhất

Dưới đây là những công thức xoay rubik 3×3 từ cơ bản tới nâng cao:

Công thức xoay rubik 3×3 cơ bản

Phương pháp giải Rubik 7 bước được coi là dễ hiểu và dễ thực hiện nhất, giúp bạn dần làm quen được các kí hiệu và công thức.

Công thức xoay rubik 3x3 cơ bản

  • Bước 1: Xếp tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1 của khối Rubik
  • Bước 2: Hoàn thiện xếp tầng 1 của Rubik
  • Bước 3:  Xoay hoàn thành tầng 2 của khối Rubik
  • Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3
  • Bước 5: Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí
  • Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí
  • Bước 7: Hoàn thiện xếp khối Rubik

Tham khảo video

Công thức xoay rubik 3×3 nâng cao pll

PLL là từ viết tắt cho Hoán vị lớp cuối cùng (Permutation of the Last Layer) và là bước cuối của phương pháp giải Rubik nâng cao CFOP. Trong bước này, toàn bộ mặt trên đã cùng màu, bây giờ ta sẽ dùng những dãy công thức PLL để di chuyển các mảnh vào vị trí cần thiết.

Công thức xoay rubik 3x3 nâng cao pll
Đầu tiên, bạn xoay tầng trên cùng U (hay lớp màu vàng) để mặt trên khớp với một trong 21 trường hợp. Sau đó áp dụng công thức PLL phù hợp là được.

21 công thức PLL – Hoán vị tầng cuối cùng cho khối Rubik (CFOP)

Nhóm 1 – Hoán vị góc

Tên Ảnh Công thức PLL
Aa Nhóm 1 - Hoán vị góc: công thức A1 ▪️ x (R’ U R’) D2 (R U’ R’) D2 R2

▪️ l’ U R’ D2 (R U’ R’) D2 R2

Ab Nhóm 1 - Hoán vị góc: công thức A2 ▪️ x’ (R U’ R) D2 (R’ U R) D2 R2

▪️ x R D’ R U2 R’ D R U2 R2

E Nhóm 1 - Hoán vị góc: công thức E ▪️ x’ (R U’ R’ D) R U R’ u2 (R’ U R D) R’ U’ R

▪️ x’ (R U’ R’ D) (R U R’ D’) (R U R’ D) (R U’ R’ D’)

▪️ x’ (L’ U L D’) (L’ U’ L D) (L’ U’ L D’) (L’ U L D)

Nhóm 2 – Hoán vị cạnh

Tên Ảnh Công thức PLL
Ua ▪️ (R U’ R U) R U (R U’ R’ U’) R2

▪️ M2 U (M U2 M’) U M2

▪️ y2 (R2 U’ R’ U’) R U R U (R U’ R)

Ub ▪️ R2 U (R U R’ U’) R’ U’ (R’ U R’)

▪️ M2 U’ (M U2 M’) U’ M2

▪️ y2 (R’ U R’ U’) R’ U’ (R’ U R U) R2

Z ▪️ (M2′ U M2′ U) M’ U2 (M2′ U2 M’)

▪️ y’ M’ U (M2′ U M2′) U (M’ U2 M2)

H ▪️ (M2′ U M2′) U2 (M2′ U M2′)

Nhóm 3 – Hoán vị cả cạnh và góc

Tên Ảnh Công thức PLL
T Nhóm 3 - Hoán vị cả cạnh và góc: công thức T ▪️ (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) R’ U’ (R U R’ F’)
F ▪️ R’ U’ F’ (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) (R’ U’ R U) (R’ U R)

▪️ y (R’ U2 R’ U’) y (R’ F’ R2 U’) (R’ U R’ F) R U’ F

Ja ▪️ (R’ U L’ U2) (R U’ R’ U2 R) L U’

▪️ y’ (L’ U’ L F) (L’ U’ L U) L F’ L2′ U L

Jb Nhóm 3 - Hoán vị cả cạnh và góc: công thức J2 ▪️ (R U R’ F’) (R U R’ U’) R’ F R2 U’ R’ U’
Ra ▪️ (R U’ R’ U’) (R U R D) (R’ U’ R D’) (R’ U2 R’)

▪️ y’ (L U2′ L’ U2′) L F’ (L’ U’ L U) L F L2′ U

▪️ (R U R’ F’) (R U2′ R’ U2′) (R’ F R U) (R U2 R’ U’)

Rb Nhóm 3 - Hoán vị cả cạnh và góc: công thức R2 ▪️ (R’ U2 R U2′) R’ F (R U R’ U’) R’ F’ R2

▪️ (R’ U2 R’ D’) (R U’ R’ D) (R U R U’) (R’ U’ R U’)

V Nhóm 3 - Hoán vị cả cạnh và góc: công thức V ▪️ (R’ U R’ U’) y (R’ F’ R2 U’) (R’ U R’ F) R F
Y Nhóm 3 - Hoán vị cả cạnh và góc: công thức Y ▪️ F (R U’ R’ U’) (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F R F’)
Na ▪️ (R U R’ U) (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) R’ U2 (R U’ R’)

▪️ (L U’ R U2) L’ U R’ (L U’ R U2) L’ U R’

Nb ▪️ (R’ U R U’) (R’ F’ U’ F) (R U R’ F) R’ F’ (R U’ R)

▪️ (R’ U L’ U2 R U’ L) (R’ U L’ U2 R U’ L)

Nhóm 4 – Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G)

Tên Ảnh Công thức PLL
Ga Nhóm 4 - Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G): công thức G1 ▪️ R2 U (R’ U R’ U’) (R U’ R2) D U’ (R’ U R D’)

▪️ R2 u (R’ U R’ U’) R u’ R2 y’ (R’ U R)

Gb Nhóm 4 - Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G): công thức G2 ▪️ (R’ U’ R) U D’ (R2 U R’ U) (R U’ R U’) R2 D

▪️ (R’ U’ R) y R2 u (R’ U R U’ R) u’ R2

▪️ y (F’ U’ F) (R2 u R’ U) (R U’ R u’) R2

Gc Nhóm 4 - Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G): công thức G3 ▪️ R2 U’ (R U’ R U) (R’ U R2 D’) (U R U’ R’) D

▪️ R2 u’ (R U’ R U) R’ u R2 y (R U’ R’)

Gd Nhóm 4 - Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G): công thức G4 ▪️ (R U R’) U’ D (R2 U’ R U’) (R’ U R’ U) R2 D’

▪️ (R U R’) y’ (R2 u’ R U’) (R’ U R’ u) R2

2 Look PLL – 7 công thức PLL cơ bản

2 look PLL bao gồm 7 công thức nằm trong PLL và được chia làm 2 bước nhỏ hơn:

  • Bước 1: Hoán vị góc (3 công thức trong nhóm 1).
  • Bước 2: Hoán vị cạnh (4 công thức trong nhóm 2).

2 Look PLL - 7 công thức PLL cơ bản

Như đã nói ở trên, bạn có thể chỉ học 2 look PLL nhưng đừng nên coi nó là giải pháp lâu dài. Không giống như OLL bạn có thể dễ dàng tạo dấu thập để sẵn sàng cho việc định hướng, thời gian nhận ra trường hợp ở 2 look PLL thậm chí dài hơn cả thời gian thực hiện.

Điều này dẫn đến thời gian giải tầng ba chậm hơn x2 lần thay vì PLL đầy đủ. Dù sao thì sau khi học xong 2 look PLL, bạn nên học luôn các công thức còn lại, hầu hết chúng đều tương đối dễ học và dễ dàng Finger Trick.

Bạn có thể tham khảo video cho dễ hiểu hơn

Cách giải CFOP Rubik

CFOP là từ viết tắt cho các chữ cái đầu của từng giai đoạn. Như vậy chúng ta sẽ có 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)
  • Bước 2: Giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên (F2L)
  • Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (OLL)
  • Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (PLL)

phuong phap cfop rubik

Lưu ý: hầu như các hướng dẫn giải Rubik thường mặc định bắt đầu bằng mặt trắng ở dưới đáy và kết thúc bằng mặt vàng. Tuy nhiên, nó không bắt buộc.

Trên đây là những công thức xoay rubik 3×3 nhanh nhất mà bạn có thể học và áp dụng trong quá trình chơi rubik 3×3

Chia sẻ

  • Đã sao chép

Từ khóa » Công Thức Pll 33