Top 5 Lễ Hội Truyền Thống Nổi Tiếng Của Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống và có nền văn hóa lâu đời. Ở Nhật Bản, mỗi tháng lại có những lễ hội khác nhau thể hiện một nét văn hóa riêng biệt. Nhưng có 5 lễ hội mà bất kì người nào biết đến đất nước và con người Nhật Bản đều không thể bỏ qua. Hãy cùng xem Top 5 lễ hội truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản là gì nhé!

1. Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

Nhật Bản từ năm 1973 không còn đón tết theo âm lịch mà chọn ngày 1 tháng 1 theo lịch dương hàng năm để đón năm mới. Lễ hội Oshougatsu được xem là lễ hội lớn nhất trong năm của Nhật Bản diễn ra trong nhiều ngày với nhiều hình thức ăn mừng đại lễ khác nhau. Tết Oshougatsu diễn ra từ 1/1 - 3/1 Dương lịch. Người dân Nhật Bản sẽ chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12.

Phong tục đón tết của người Nhật có một vài nét tương đồng với phong tục đón tết của người phương Đông như dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bữa cơm tất niên với các món ăn truyền thống, đi chùa và lì xì đầu năm mới. Tuy nhiên, ngày tết ở Nhật Bản vẫn có những phong tục thể hiện nét đặc trưng riêng của một đất nước giàu truyền thống như treo Shimenawa trước cửa nhà, ăn món ăn truyền thống Osechi,...

2. Lễ hội hoa anh đào Hanami

Trong tiếng Nhật “Hana” là hoa, còn “mi” là ngắm, “hanami” là ngắm hoa. Lễ hội hoa anh đào là lễ hội lâu đời nhất ở Nhật Bản khi bắt nguồn từ thời Nara (710 - 794).

Lễ hội hoa anh đào thường được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm khi hoa anh đào bắt đầu nở rộ. Người dân Nhật Bản thường tổ chức tiệc trà dưới gốc cây hoa anh đào hay hát hò, vui đùa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bên cạnh đó, những hình ảnh người Nhật mặc Kimono, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm bento, rượu sake cũng dễ dàng được bắt gặp trong lễ hội Hanami.

3. Lễ hội GION

Là một trong những lễ hội phổ biến nhất và có truyền thống lâu đời ở Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức tại đền Yasaka ở Kyoto vào tháng 7 hàng năm. Với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch, người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải mái, thanh tịnh.

Nét đặc sắc nhất của lễ hội GION là lễ diễu hành long trọng ở Yamaboko, và có hai loại kiệu đó là Yama và Hoko, trong đó kiệu Hoko là loại kiệu hai tầng, cao tầm 25m, nặng chừng 12 tấn và có bánh xe rất lớn. Để di chuyển chiếc kiệu khổng lồ này cần phải có sự phối hợp đồng đều của đội ngũ người kéo kiệu làm việc. Hoạt động này nhằm nhắc tới sự khéo léo của người dân Nhật Bản vốn đã nổi tiếng từ xưa đến nay.

4. Lễ hội Kanda Matsuri

Kanda Matsuri là lễ hội của đền thờ Kanda Myojin tại Tokyo bao gồm ba vị thần: Daikokuten - vị thần thu hoạch và hôn nhân tốt, Ebisu - vị thần của các ngư dân và doanh nhân, và Taira Masakado - một vị vua phong kiến ​​của thế kỷ thứ 10 được tôn kính. Qua nhiều năm, lễ hội Kanda đã trở thành một lễ kỷ niệm cho sự giàu có và tài sản của người dân.

Lễ hội này có hơn 1300 năm lịch sử, thường diễn ra vào giữa tháng 5. Điểm nổi bật của lễ hội này là một cuộc rước dài với hơn 100 chiếc kiệu di động gọi là mikoshi được các nghệ nhân trang trí với những con phượng hoàng trên mái nhà đi trên đường phố. Mọi người xung quanh đều chìm đắm trong không khí âm nhạc rộn rã, tràn ngập màu sắc vui tươi của lễ hội.

5. Lễ hội Kishiwada Danjiri

Lễ hội Kishiwada Danjiri được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại Osaka. Đây là một lễ hội vô cùng sinh động nhưng cũng không kém phần nguy hiểm.

Lễ hội được tổ chức từ năm 1703 nhằm cầu nguyện với các vị thần Shinto cho một vụ thu hoạch dồi dào. Ngày nay, lễ hội là nơi để những người dân địa phương chứng tỏ lòng can đảm và nhân cách của họ.

Điểm chính của lễ hội này là sự xuất hiện của Danjiri - chiếc xe có trọng tải lớn làm bằng gỗ truyền thống, chạm khắc tinh xảo và trang trí thêm nhiều đồ vật khác nhau. Chúng được tạo thành theo hình dạng của ngôi đền hoặc miếu thờ và kéo qua các đường phố trong ngày lễ hội. Tuy nhiên, người ngồi trên Danjiri sẽ phải uống rượu cho tới khi say mèm rồi mới ngồi trên xe. Lễ hội này đề cao sức mạnh, tính kiên trì, chịu đựng và tinh thần đồng đội. Trong lễ hội những người đẩy xe vừa đẩy vừa hò lớn, tạo ra bầu không khí vô cùng sôi động, mang lại cho người xem những cảm giác thoải mái và thích thú.

Tổng hợp

Từ khóa » Hình ảnh Các Lễ Hội ở Nhật Bản