Top 5 Loại Giá Thể Làm đất Trồng địa Lan Tốt Nhất - My Garden

Đất trồng địa lan là điều mà những người có niềm đam mê với loại hoa cảnh này nên tìm hiểu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, ra hoa của cây. Thông thường, mọi người hay sử dụng 5 loại giá thể là vỏ thông, dớn, than củi, xơ dừa và các loại vỏ lạc, mùn, trấu hun, vỏ cà phê. Cùng tìm hiểu rõ hơn về từng giá thể trồng địa lan phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  • 1. Tìm hiểu đặc điểm chung của địa lan
  • 2. Các loại giá thể làm đất trồng địa lan tốt và rẻ
    • 2.1. Vỏ cây thông
    • 2.2. Than củi
    • 2.3. Dớn
    • 2.4. Xơ dừa
    • 2.5. Vỏ lạc, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê 
  • 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan đúng chuẩn
    • 3.1. Hướng dẫn cách trồng địa lan
    • 3.2. Chăm sóc cây địa lan như thế nào?
      • 3.2.1. Tưới nước sạch với lượng vừa đủ
      • 3.2.2. Bón phân định kỳ
      • 3.2.3. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của địa lan

Muốn chọn được đất trồng địa lan tốt thì đầu tiên, bạn phải hiểu về đặc điểm của chúng. Hoa địa lan có tên khoa học là Cymbidium Sinense, có nguồn gốc bắt nguồn từ vùng miền Tây Nam Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam, xuất phát đầu tiên từ tỉnh Nam Định.

dat-trong-dia-lan-1
Địa lan là giống hoa đẹp và được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay
  • Rễ cây địa lan ít phân nhánh, đan xen vào nhau và ăn sâu vào trong đất hoặc len lỏi giữa các kẽ đá.
  • Thân cây mới ngắn, chỉ dài khoảng 2 – 3cm và bề rộng khoảng 1,5cm.
  • Lá mọc ở phần thân cây, có độ dày và độ dài khác nhau tùy thuộc vào từng loài. Đa số giống địa lan đều phẳng nhưng vẫn có một số giống lan có lá hình bầu dục. 
  • Hoa của địa lan rất đẹp và có màu sắc khá rực rỡ. Tùy thuộc vào từng loại mà số lượng bông hoa, hình dáng, hương thơm và thời gian tàn có sự khác nhau.

Xem thêm: Cách làm đất trồng lan quân tử cho hoa đẹp cực kỳ đơn giản

2. Các loại giá thể làm đất trồng địa lan tốt và rẻ

Đất trồng địa lan chất lượng thì rễ, thân sẽ phát triển nhanh, ra hoa đúng dịp Tết. Yêu cầu với các giá thể làm đất trồng hoa địa lan cần đảm bảo có khả năng giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh. Bởi giá thể giữ ẩm tốt rất có lợi cho việc sinh trưởng và chăm sóc địa lan. Thế nhưng, nó cũng có thể gây ngập úng, khiến bộ rễ phát triển kém, làm mọc rêu trên phần lá cây. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên kết hợp từ 2 loại giá thể trở nên trộn cùng nhau.

2.1. Vỏ cây thông

Vỏ thông là loại nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rất nhiều khi làm đất trồng địa lan. Vì nó chứa chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít ẩn nấp các mầm bệnh gây hại. Cách xử lý như sau: 

  • Đầu tiên, bạn đem vỏ thông băm nhỏ theo kích thước mong muốn, phù hợp với giống lan định trồng.
  • Tiếp theo, đem ngâm cùng nước sạch trong vòng 3 – 5 ngày. 
  • Sau đó, đem vỏ thông ngâm cùng nước vôi thêm 2 ngày rồi xả sạch lại với nước là có thể đem sử dụng được.
dat-trong-dia-lan-2
Vỏ thông là loại nguyên liệu được sử dụng rất nhiều khi làm đất trồng địa lan

2.2. Than củi

Đất trồng hoa địa lan sử dụng than đốt từ củi, không phải loại than đốt lò đã làm sẵn thành từng viên. Giá thể than củi có độ bền cao, lên đến 5 – 6 năm bạn mới phải thay chậu. Ngoài ra, một số loại côn trùng không ưa sống trong than nên việc dùng than củi trồng địa lan góp phần hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Tuy nhiên, loại giá thể này cũng tồn tại nhược điểm là giữ chất muối và phân bón. Vì vậy, khoảng 1 – 2 tháng thì bạn phải xả nhiều nước cho cây không bị nhiễm mặn.

2.3. Dớn

Dớn được ưa chuộng nhờ khả năng tạo ra điều kiện tuyệt vời cho địa lan lớn lên, khỏe mạnh. Giá thể dớn để trộn đất trồng địa lan được tạo thành từ dớn đá, dớn cù lần và dớn dương xỉ. Mỗi loại lại có những ưu điểm nổi bật riêng, khi kết hợp sẽ nhau sẽ tạo thành hỗn hợp chất lượng.

  • Dớn đá: Có độ bền lên đến trên 4 – 6 năm, nên chặt vụn 1 – 2cm rồi cho chậu.
  • Dớn cù lần: Có bộ rễ ít và có lông tơ rất mịn, độ bền khoảng 3 – 4 năm. 
  • Dớn sợi: Có bộ rễ nhiều, giữ nước khá tốt, bạn nên cắt khúc, xẻ bảng hoặc băm nhỏ rồi bỏ vào chậu. 

2.4. Xơ dừa

Xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt, giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như công sức cho việc tưới nước hàng ngày. Đây thực sự là loại giá thể lý tưởng để tạo môi trường thích hợp cho những cây hoa địa lan sinh sống và phát triển. Cách làm giá thể từ xơ dừa như sau: Mua quả dừa về lấy xơ hoặc mua xơ dừa đóng gói sẵn có bán tại các cửa hàng bán hoa cây cảnh. Khi sử dụng cần tưới lượng nước vừa phải vì xơ dừa giữ ẩm và không có độ thoáng tốt nên dễ gây úng rễ. 

dat-trong-dia-lan-3
Xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt, tạo môi trường thích hợp cho những cây hoa địa lan phát triển

2.5. Vỏ lạc, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê 

Đất trồng địa lan từ các loại giá thể như vỏ lạc, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê có ưu điểm là dễ tìm, dễ mua. Nhưng bạn cần phải xử lý chúng cẩn thận trước khi sử dụng mới đem lại hiệu quả.

  • Vỏ lạc: Giàu đạm nên bạn cần ngâm rửa bằng nước sạch và nước vôi rồi mới đem trồng. Vỏ lạc có độ bền khoảng 2 – 3 năm.
  • Vỏ cà phê, trấu: 2 giá thể này thì bạn chỉ cần rửa qua bằng nước sạch để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn là được.
  • Mùn cưa: Mùn cưa có độ bền không được cao, chỉ dùng được dưới 2 năm. Trước khi dùng, bạn hãy nhớ ngâm nước vôi và rửa lại bằng nước sạch.

Bài liên quan: Cây Lan Ý trồng đất nào để phát triển mạnh nhất?

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan đúng chuẩn

Trong bài viết hôm nay, ngoài thông tin về các giá thể làm đất trồng địa lan, My Garden sẽ chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Các bạn có thể tham khảo thêm, nhất là với những ai lần đầu trồng hoa lan.

3.1. Hướng dẫn cách trồng địa lan

Nếu địa lan đang ở chậu cũ thì bạn tách cây ra khỏi chậu, dùng sơn quét lên phần thân vừa tách và chờ cho sơn khô lại. Việc này nhằm mục đích để địa lan không dính mầm bệnh và không bị mất nước. Nếu tách từ 1 đến 2 thân từ khóm thì bạn cũng cần phải sát trùng và làm khô vết tách ngay lập tức. Sau đó, tiến hành trồng như sau:

dat-trong-dia-lan-4
Dùng tay cố định khóm lan và chất trồng địa lan cho chặt
  • Bước 1: Xếp từng khóm lan làm giống vào chậu, khóm non hướng ra miệng chậu và khóm già hướng vào tâm.
  • Bước 2: Cho giá thể làm đất trồng cây địa lan vào chậu, đảm bảo giá thể phủ kín 1/3 thân cây lan.
  • Bước 3: Dùng tay cố định khóm lan và chất trồng cho chặt rồi dùng rêu, xỉ vụn phủ đều lên để giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng xong thì tiến hành tưới nước để cây hồi sức.

3.2. Chăm sóc cây địa lan như thế nào?

Nếu bạn chọn đất trồng địa lan chất lượng, trồng cây đúng kỹ thuật nhưng lại không biết cách chăm sóc thì những cây hoa lan cũng không thể khỏe mạnh và cho ra hoa đẹp như mong muốn.

3.2.1. Tưới nước sạch với lượng vừa đủ

Nguồn nước khi sử dụng để tưới hoa địa lan phải là sạch, không bị nhiễm bẩn. Khi tưới, bạn phải làm ướt cả bề mặt và để nước thấm dưới đáy chậu. Cách tốt nhất là sử dụng hình thức tưới phun sương. Bởi việc tưới bằng gáo hoặc dùng ống nước quá mạnh sẽ khiến mầm hoa biến dạng, hư hại chồi non. Tùy theo điều kiện thời tiết từng mùa mà bạn sẽ điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.

  • Mùa hanh khô: Kiểm soát độ ẩm ở mức 40 – 60%, tưới hoa địa lan 2 lần/ ngày.
  • Mùa hè: Cần duy trì độ ẩm ở mức cao 70 – 90%. Tuy nhiên, khi tưới cũng tránh tình trạng ngập úng và đọng nước, sẽ dễ làm rễ cây bị thối.
dat-trong-dia-lan-5
Sử dụng hình thức tưới phun sương để tưới nước cho địa lan

3.2.2. Bón phân định kỳ

Đất trồng hoa địa lan dù giàu dinh dưỡng như thế nào thì cũng sẽ bị cạn kiệt dần theo thời gian. Cho nên, bạn cần bổ sung dưỡng chất định kỳ, nhất là trong giai đoạn phát triển và ra hoa. Vào mùa đông, tiết trời lạnh thì bạn nên giảm số lượng bón phân xuống khoảng 1 tháng 1 lần, kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học. Lưu ý, tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá trong thời gian cây địa lan trưởng thành, sẽ khiến phân đọng trên chồi hoa gây hỏng hoa.

3.2.3. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

So với các giống hoa khá, địa lan khá ít sâu bệnh nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng không bị bệnh hại tấn công. Những sai lầm trong quá trình chăm sóc có thể khiến địa lan bị mắc bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá,… Đầu tiên, bạn hãy áp dụng biện pháp thủ công nếu không hiệu quả thì dùng thuốc bảo vệ thực vật. Nhằm tránh sâu bệnh lây lan thì bạn nên phun toàn bộ khu vườn trồng lan của mình, không nên chỉ phun một cây bị bệnh.

Trên đây là một số loại giá thể được sử dụng làm đất trồng địa lan phổ biến mà các bạn có thể lựa chọn và áp dụng. Nếu còn điều gì băn khoăn hay có nhu cầu mua giá thể trồng lan đóng gói sẵn, hãy liên hệ ngay tới My Garden. Chúng tôi luôn sẵn sàng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm

Có thế bạn quan tâm :

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận

Tên

Email

Trang web

Từ khóa » đất Trồng địa Lan Kiếm