Top 5 Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm - Thực Phẩm Organic

Bước vào giai đoạn ăn dặm hệ tiêu hóa của bé yêu phát triển rất nhanh và có thể dung nạp được chất dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc phổ biến. Ngũ cốc là từ gọi chung cho các loại hạt như gạo các loại đậu hạnh nhân yến mạch óc chó… cung cấp rất nhiều chất xơ mang tới cho bé một hệ tiêu hóa sạch và khỏe. Bổ sung ngũ cốc vào bữa ăn sẽ giúp trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng phòng chống được nhiều bệnh. Một xu hướng hiện nay của các mẹ bỉm sữa là tìm hiểu về các loại hạt hữu cơ để bổ sung vào thực đơn cho bé ăn dặm. Hãy cùng Thực phẩm Organic tìm hiểu về các loại hạt sau đây và các chế biến sao cho giàu dinh dưỡng nhất nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Hạt diêm mạch (Quinoa) cho bé ăn dặm
    • Gợi ý cách nấu cháo diêm mạch với thịt heo bổ dưỡng
    • 2. Hạt đậu lăng
    • Gợi ý cách chế biến cháo đậu lăng đỏ thịt gà
    • 3. Hạt chia
    • Gợi ý chế biến hạt Chia ngon và đơn giản cho các bé ăn dặm
    • 4. Hạt đậu Hà Lan
    • Gợi ý cách chế biến cháo thịt nạc đậu Hà Lan: cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên
      • Nguyên liệu:
      • Cách chế biến:
    • 5. Hạt macca
    • Gợi ý cách làm bánh quy nhân hạt macca
1. Hạt diêm mạch (Quinoa) cho bé ăn dặm

Hạt diêm mạch còn gọi là hạt quinoa có họ với rau bina và củ cải đường. Là loại hạt thường được dùng cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, hạt này chứa nhiều chất dinh dưỡng cao phù hợp cho nhiều lứa tuổi.

Hạt diêm mạch có 3 loại: diêm mạch trắng – thích hợp nhất để cho bé ăn dặm vì loại này có vị thanh và ăn mềm hơn. Diêm mạch đỏ và diêm mạch đỏ có vị đậm hơn và giòn thích hợp cho người lớn hơn.

Hạt diêm mạch trắng thích hợp cho bé ăn dặm

Hàm lượng protein tốt cả về mặt số lượng và chất lượng:

  • Trong hạt diêm mạch chứa lượng protein cao gấp 2 lần so với gạo và lúa mạch. Protein này được tạo thành từ các amino axit, trong đó 8 loại được coi là cần thiết cho sự phát triển của trẻ em và người lớn bao gồm: isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan,valine.
  • Hầu hết các loại hạt hoặc ngũ cốc đều thiếu 8 chất này đặc biệt là lysine, methionine. Nếu bạn để ý sẽ thấy rất nhiều hãng sữa bột quảng cáo sữa cho chứa những chất này. Hạt Diêm Mạch chứa đủ 8 axit amin thiết yếu này.
  • Các axit amin đó cơ thể không tự tổng hợp được mà bắt buộc phải hấp thụ từ thực phẩm bên ngoài. Sự quan trọng của những chất này vô cùng to lớn, thiếu chúng cơ thể sẽ bị hạn chế quá trình tổng hợp protein trong cơ thể, và giảm sức đề kháng.

– Nguồn cung cấp vitamin dồi dào :

  • Các loại vitamin Nhóm B như: thiamin (B1) , niacin (B3),riboflavin (B2), acid pantothenic, vitamin B-6 và Vitamin E có vai trò cực kỳ quan trọng trong chuyển hóa và sản sinh ra năng lượng, hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn, thần kinh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

– Nguồn cung cấp các khoáng chất :

  • Diêm Mạch rất giàu các khoáng chất cần thiết: Canxi, magiê và phốt pho rất quan trọng cho sự phát triển xương, Sắt giúp sản xuất hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể,…

– Nguồn cung cấp axit béo không no cực kì có lợi cho bé yêu:

  • Một trong những đặc điểm nổi bật nữa đó là trong tổng hàm lượng chất béo của quinoa, trên 50% là từ các axit béo thiết yếu không bão hòa linoleic (omega-6) và linolenic (omega-3). Linoleic và axit linolenic được coi là axit béo cần thiết vì chúng không thể được tự sản sinh bởi cơ thể.

– Hoạt động như thuốc nhuận tràng tự nhiên:

  • Lượng chất xơ trong Diêm Mạch là rất cao. Loại chất xơ này không hòa tan nên nó di chuyển tự do trong ruột. Di chuyển trơn tru trong ruột sẽ làm giảm chứng đầy hơi, và giúp cho hệ thống tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
  • Các món ứng dụng: Sữa quinoa hạt sen, cháo cá bống bông cải xanh quinoa, cơm thập cẩm từ hạt quinoa

Gợi ý cách nấu cháo diêm mạch với thịt heo bổ dưỡng

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100gr Hạt diêm mạch
  • 250gr Thịt heo nạc
  • 300gr Khoai tây
  • 5gr Hành
  • 5gr Tỏi
  • 5gr Mỡ heo
  • 5gr Rau mùi
  • 125ml Sữa tươi
  • 2 Lít nước lọc
  • một ít muối

– Sơ chế nguyên liệu

  • Trước khi nấu bạn cần loại bỏ vỏ hạt diêm mạch vì quinoa có 1 lớp vỏ đắng saponin bao quanh. Bạn ngâm hạt khoảng 4 tiếng và sau đó vo để loại bỏ vỏ
  • Băm nhuyễn hành, tỏi
  • Rau mùi rửa sạch sau đó thái nhuyễn.
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái hạt lựu.
  • Thịt heo rửa sạch với nước muối loãng sau đó thái miếng mỏng

– Bắt đầu chế biến cháo hạt diêm mạch với thịt heo

  • Bắc chảo lên bếp, cho mỡ heo vào đun sôi thì cho hành và tỏi băm nhỏ vào phi thơm
  • Cho thịt heo vào xào săn thì nêm thêm chút muối vào.
  • Trút thịt heo vào nồi diêm mạch cùng khoai tây, đảo đều rồi đun thêm 15 phút cho khoai chín mềm thì đổ thêm sữa tươi và rau mùi vào cho thơm là được.

Cách nấu cháo diêm mạch nấu với thịt heo bổ dưỡng

Cách nấu cháo diêm mạch nấu với thịt heo bổ dưỡng

2. Hạt đậu lăng

  • Đậu lăng tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Hạt đậu lăng được coi là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, trong 100gram hạt đậu lăng nấu chín có chứa tới 7,9g chất xơ. Chất xơ trong hạt đậu lăng sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa của bé, giúp bé hạt chế các triệu chứng táo bón, duy trì chuyển động ruột đều đặn.

  • Đậu lăng là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào

Sắt trong hạt đậu lăng sẽ là nguồn bổ sung sắt cực kỳ tốt khi trẻ được 6 tháng tuổi, khi mà dự trữ sắt tự nhiên trong cơ thể bị giảm đi. Với việc bổ sung sắt từ các loại thực phẩm già chất sắt như đậu lăng sẽ giúp em bé luôn luôn năng động và tràn đầy năng lượng, ngoài ra nó còn giúp bé tăng khả năng phát triển trí não.

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Trong hạt đậu lăng có chứa nhiều Kẽm, có tác dụng thúc đẩy, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho bé. Kẽm cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển của em bé, nó tác động đến các tế bào thần kinh đang hoạt động, làm tăng khả năng trí nhớ cho bé.

Đậu lăng đỏ là lựa chọn số 1 cho bé ăn dặm
  • Bổ sung canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Trong 100 gram hạt đậu lăng đã nấu chín có chứa 19mg Canxi. Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển từ 6 – 11 tháng trỏe lên rất cần canxi để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của xương, việc bổ sung Hạt đậu lăng hàng ngày sẽ giúp bổ sung được lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

  • Cung cấp Folate, Polyphenol

Trong đậu lăng có chứa đồi dào Folate, hay còn gọi là Axit Folic (Vitamin-B9), đây là axit quan trọng trong việc xây dựng các tế bào mới và tạo ra các DNA. Folate giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và rất quan trọng đối với em bé trong giai đoạn phát triển đầu đời.

Ngoài ra, Đậu lăng còn có chứa hàm lượng Polyphenol giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bé.

Như vây, có thể thấy hạt đậu lăng có rất nhiều lợi ích đối với em bé đúng không nào. Vậy thì các mẹ cũng đừng ngần ngại mà hãy bổ sung hạt đậu lăng vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé nhé.

  • Các món ứng dụng: Cháo gạo lứt đậu lăng, cháo gà đậu lăng đỏ, cháo yến mạch đậu lăng đỏ tôm, sữa đậu lăng hạt sen

Gợi ý cách chế biến cháo đậu lăng đỏ thịt gà

Bước 1: Cho cần tây vào chảo xào trong vòng 5 phút đến khi cần tây mềm.

Bước 2: Cho cà rốt, thịt gà và đậu lăng đỏ vào nồi, sau đó hầm trong nước khoảng 25-30 phút đến khi mọi thứ mềm là tắt bếp. Trong quá trình hầm bạn nên hớt bọt để nước dùng được trong.

Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp thịt vừa hầm và cần tây đã xào mềm vào trong máy xay, xay nhuyễn. Trong quá trình xay có thể thêm một ít nước hầm ban nãy để hỗn hợp được nhuyễn. Sau đó có thể bảo quản trong các khay cháo dành cho bé.

Bước 4: Khi nào cho bé ăn thì bạn cho cháo vào rồi và đun sôi khoảng 1,2 phút, có thể bỏ thêm 1 ít cháo trắng cho bé cũng rất tốt.

Cháo đậu lăng đỏ thịt gà
Như vậy, món cháo đậu lăng đỏ thịt gà dành cho bé đã xong

3. Hạt chia

Cac chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, từ 6 tháng tuổi trở đi, bên cạnh nguồn sữa mẹ, các bé cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm bên ngoài. Và hạt Chia được xem là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho thêm vào các món bột, cháo ăn dặm của trẻ.

Bạn sẽ bất ngờ với những lợi ích sức khỏe mà loại hạt này mang lại:

  • Cung cấp nguồn Omega 3 tự nhiên tốt cho sự phát triển trí não

Các nhà khoa học đã đưa ra các kết quả của việc nghiên cứu cung cấp omega 3 từ hạt Chia cho bé. Sau 6 tuổi, não của trẻ vẫn tiếp tục phát triển và tăng cường hình thành chất xám. A-xít béo trong omega 3 chứa nhiều thành phần, đặc biệt là tiền chất DHA và EPA.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Omega 3 không được cơ thể tự tổng hợp mà phải được bổ sung hàng ngày từ các nguồn thực phẩm bên ngoài như: trứng, sữa… nhưng hàm lượng rất ít, còn cá biển thì luôn có thành phần thủy ngân độc hại rất cao. Việc dùng hạt Chia một cách hợp lý là phương thức bổ sung omega 3 tuyệt vời cho bé.

  • Hạt Chia cung cấp Vitamin B3 và vitamin B1

Cứ hai muỗng hạt Chia sẽ có chứa khoảng 12% hàm lượng vitamin B3 và vitamin B1 cần thiết mỗi ngày.

Hai dạng vitamin này rất cần thiết để cơ thể dễ dàng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, trao đổi chất béo, giúp não bộ và hệ thần kinh của bé hoạt động bình thường.

  • Chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa của trẻ

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt Chia giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao khả năng hấp thu cũng như tăng cường chức năng bài tiết và các chức năng sinh lý quan trọng khác của cơ thể bé.

Kết hợp hạt chia vào thực đơn để cải thiện đường ruột của bé
Kết hợp hạt chia vào thực đơn để cải thiện đường ruột của bé

Đặc biệt, chúng có tác dụng làm sạch và thanh lọc hầu hết các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không sử dụng hạt Chia cho bé thay cho các chất xơ thực vật khác, vì sẽ dễ gây nên hiện tượng táo bón ở trẻ. Chế độ ăn uống hàng ngày phải được cân đối giữa các thành phần.

Vì vậy, việc cung cấp chất xơ cho bé thông qua nhiều món ăn có thể kích thích nhu động ruột, tăng tốc thải những chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời cũng làm giảm cơn đau do táo bón gây ra.

  • Nguồn can-xi phong phú giúp xương và răng chắc khỏe

Trong quá trình mang thai nếu mẹ không bổ sung đầy đủ can-xi thì có thể dẫn đến trẻ hay bị giật mình, ngủ không yên, hay quấy khóc. Các biểu hiện này xuất hiện vài ngày hay vài tháng sau sinh và ngày càng rõ.

Khi trẻ bước qua giai đoạn trưởng thành lúc này can-xi cho trẻ là yếu tố quyết định chiều cao và tầm vóc, thiếu canxi sẽ khó hình thành và duy trì hoạt động của xương cũng như răng.

Can-xi còn tham gia vào các hoạt động của các enzym chuyển hóa protid, lipid và glucid… Nếu thiếu các quá trình này bị cản trở sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và làm trẻ chậm phát triển về thể chất.

Bên cạnh đó, hạt Chia còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất đa dạng, các nhóm vitamin khoáng chất như, kali, sắt, magie, photpho… cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé. Lượng sắt trong hạt Chia  cao hơn gấp 3 lần rau bina và kali gấp 2 lần chuối.

  • Các món ứng dụng: Hạt chia và nước ấm, nước trái cây/sữa chua hạt chia, bánh hạt chia, cháo yến mạch hạt chia

Gợi ý chế biến hạt Chia ngon và đơn giản cho các bé ăn dặm

Hat chia khá nhạt vì thế có thể thêm chúng vào khá nhiều thứ. Ăn sống, ngâm trong nước, thêm vào cháo, bánh tráng miệng, rắc chúng lên trên ngũ cốc, sữa chua, rau hoặc những món ăn.

Trộn trực tiếp vào thức ăn: các mẹ có thể nghiền nhỏ hạt Chia ra rồi trộn vào bột để nấu cho trẻ ăn, hoặc nếu trẻ đã ăn cháo, mẹ rắc hạt Chia vào cháo, trộn đều lên và cho con ăn.

Hạt Chia + nước trái cây: Mẹ có thể cho khoảng 5g (1/2 thìa hạt Chia) vào nước hoặc nước trái cây (như cam, chanh hay sữa đậu nành), thỉnh thoảng lại khuấy để tránh bị vón cục. Chờ khoảng 10 phút chia nở hết và cho bé uống.

Hạt Chia + chuối + bơ nghiền: mẹ cho nửa quả bơ, 1 quả chuối, 1 thìa nhỏ hạt Chia khô cùng ít bột trà xanh nếu muốn, cho tất cả vào máy xay sinh tố và xay ra thành sinh tố cho con ăn thành 1 hoặc là 2 bữa tùy theo độ tuổi.

Hạt Chia + sữa chua: Khi dùng món này thì đơn giản hơn, mẹ có thể trộn hạt Chia vào yaourt, sữa chua và trộn đều lên để bé thưởng thức, không mất thời gian chờ đợi.

Cà rốt + táo + hạt Chia: mẹ lấy 4 củ nhỏ cà rốt, cùng 1 quả táo, gọt sạch vỏ rồi cho vào nồi hấp chín lên (nên cho táo vào sau vì táo chín nhanh hơn cà rốt). Sau đó cho thêm 2 thìa nhỏ hạt Chia, rồi cho tất cả vào máy xay, xay mịn ra và cho bé dùng dần.

Bí đỏ + lê + hạt Chia: đây là một trong những cách dùng hạt Chia cho bé ăn dặm rất thơm ngon.

Mẹ chỉ cần cho 1 miếng nhỏ bí đỏ hấp, thêm vài miếng quả lê đã gọt vỏ, thái nhỏ trộn với 2 thìa hạt Chia nhỏ vào xay mịn, trộn với bí đỏ hấp và cho bé dùng, nếu bé không ăn hết có thể cất trong tủ đá cho bé dùng dần.

4. Hạt đậu Hà Lan

Giá trị dinh dưỡng của đậu Hà Lan lại lớn hơn nhiều so với kích thước nhỏ xinh của chúng. Mẹ có biết rằng một chén đậu Hà Lan có chứa lượng protein nhiều hơn cả hơn một muỗng canh bơ đậu phộng và cũng cung cấp rất nhiều canxi, vitamin A và C và sắt.

Đậu Hà Lan có vị ngọt, tính bình, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có tác dụng tuyệt vời chữa các chứng khó tiêu ở trẻ. Đậu Hà Lan giảm lượng đường trong máu và giúp bé bổ sung thêm năng lượng. Món ăn này đặc biệt tốt cho những trẻ em bị béo phì do đậu chứa ít calorien, giàu chất xơ và chất sắt, cùng lượng lớn vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ.

  • Các món ứng dụng: Sữa đậu hà lan ngô non, cháo thịt nạc đậu hà lan

Gợi ý cách chế biến cháo thịt nạc đậu Hà Lan: cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng: 30g, thịt heo nạc: 100g, đậu Hà Lan tươi: 10g (tương đương 1 muỗng canh đầy), dầu: 5g (1 muỗng cà phê)
Đậu hà lan cực kỳ bổ dưỡng cho bé độ tuổi ăn dặm các mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé phần 3

Cách chế biến:

  • Gạo trắng ngâm nước 30 phút trước khi chế biến sau đó xay nhuyễn. thịt heo băm miếng nhỏ, đậu Hà Lan ngâm nước rửa sạch
  • Đậu Hà Lan cho vào nồi nước xâm xấm mặt đun cho đến khi chín mềm, lấy ra nghiền nhỏ vừa ăn. Cho bột gạo, thịt heo vào đun cùng nước luộc đâu. Cháo chín, cho đậu đã nghiền vào quấy đếu. Nhanh tay bắc xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc dầu oliu. Múc ra bát và để bé ăn nóng.

5. Hạt macca

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì hạt Macca có hàm lượng dinh dưỡng cao, phong phú nên rất nhiều công dụng tốt cho cả trí não, thể chất và sức đề kháng của trẻ.

Sau đây là một số tác dụng của hạt Macca với trẻ em mà các mẹ trẻ nên biết.

Tốt cho não bộ

  • Đây là một trong những tác dụng của hạt Macca với trẻ em mà các mẹ nên biết. Hạt Macca không chứa cholesterol và giàu acid béo không bão hòa đơn. Từ đó, giúp cơ thể sản xuất các acid béo cần thiết bằng cách duy trì sự cân bằng giữa acid béo omega – 6 và omega – 3 để làm hoàn thiện màng tế bào thần kinh.
  • Vì vậy, hạt Macca chính là một thực phẩm bổ sung giúp cải thiện trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ nhỏ.

Giúp phát triển toàn diện, nhất là hệ cơ cho thai nhi

  • Trong Macca có protein thực vật có tác dụng quan trọng trong hình thành và tái tạo các mô mới trong cơ thể; tăng cường cho hệ thống miễn dịch, hình thành hormone; hỗ trợ cho các cơ bắp hoạt động đồng nhất và làm cho oxy có thể lưu chuyển trong máu.
  • Thai nhi khi được cung cấp đầy đủ protein sẽ có điều kiện phát triển toàn diện hơn, nhất là hệ cơ.

Phát triển xương, răng

  • Hạt Macca rất giàu vitamin B5, folate, các khoáng chất như: kali, phốt pho, magiê và canxi rất có lợi cho hệ thống xương, răng, lông, tóc và móng.
  • Nếu thường xuyên ăn hạt Macca, trẻ sẽ được bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình hình thành hệ xương, răng khỏe mạnh.

Giảm dị tật bẩm sinh

  • Macca có nhiều chất béo chưa bão hòa và acid folic, có lợi cho phát triển tế bào nguyên dạng nên hạn chế dị tật, giảm dị tật trong thời kỳ mang thai. Đây là một trong những tác dụng của hạt Macca với trẻ em mà mẹ bầu nên biết và nên sử dụng để có lợi cho cả mình và thai nhi.
  • Các món ứng dụng: Cháo hạt macca, sữa hạt macca, cháo thịt bò macca, bánh quy hạt macca

Gợi ý cách làm bánh quy nhân hạt macca

Bánh quy nhân hạt macca được đa số trẻ nhỏ yêu thích bởi hương thơm, mùi vị béo ngậy của bơ và vani. Hơn nữa, đây còn là loại bánh ăn dặm đầu tay cho các mẹ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, các mẹ có thể tự tay tạo ra những chiếc bánh quy nhân hạt macca nhỏ xinh, hấp dẫn cho con với công thức đơn giản, dễ thực hiện sau đây.

Những nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 150g hạt macca đã xay nhỏ
  • 100g bột mì
  • 80g bơ
  • 60g đường nâu
  • Nửa muỗng vani
  • 3 quả trứng gà

Cách làm:

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 160 độ C.
  • Bước 2: Dùng máy để đánh trứng và đường, vani đến khi bông lên.
  • Bước 3: Trộn bột làm bánh với phần bơ đã được đun chảy. Tiếp đến, cho hỗn hợp trứng đường vào trộn đều.
  • Bước 4: Tiếp tục cho hạt macca đã xay nhỏ vào trộn đều.
  • Bước 5: Dàn mỏng bột ra giấy nến và nướng trong lò khoảng 20 phút đến khi bánh chín vàng.

Từ khóa » Các Loại Hạt Cho Trẻ ăn Dặm