Top 5 Món Hải Sản Gây Ngộ Độc Nên Đề Phòng
Có thể bạn quan tâm
5 loại hải sản dễ gây ngộ độc
Hải sản là loại thực phẩm giàu protein và các axit béo tốt. Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng an toàn và phù hợp với cơ địa nhiều người. Một số loại hải sản gây ngộ độc có thể nhiễm khuẩn hoặc chứa các chất gây độc hại, hàm lượng cao thủy ngân có thể gây hại cho sức khỏe.
Ốc biển
Ốc biển là một trong những loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có thể gây ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn khác nhau, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trong ốc trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám…
Sứa biển
Loài sứa cũng là một loài hải sản được ưa chuộng nhiều trong nhiều món ăn như gỏi sứa hay bún sứa. Chúng là loại động vật không có xương sống, sống ở biển và những nơi nước mặn.
Rất nhiều người Việt chuộng ăn sứa biển, nhưng không biết rằng, chúng có một khoảng thời gian rất dễ trở thành “chất độc” cho người dùng. Theo đó, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Xem thêm: https://canghaisan.com/tat-tan-tat-cac-loai-oc-bien-viet-nam/
Cá nóc
Thịt cá nóc vốn được biết đến là khá độc nhưng một số người vẫn không cưỡng lại được hương vị hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố trong thịt loài cá này. Được biết rằng nội tạng của cá nóc là phần chứa độc tố, chính những độc tố này sẽ khiến người ăn bị choáng váng, ngứa và nặng hơn là bị tê liệt cơ bắp, hôn mê và tử vong.
Động vật thân mềm hai mảnh vỏ
Ăn nhiều động vật thân mềm hai mảnh có vỏ có thể gây thiếu vitamin B1. Hoạt chất rất cần thiết cho hoạt động của thận và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cần nấu chúng với nhiệt độ thích hợp vì nhiệt độ đó sẽ giúp loại bỏ các hóa chất gây hại cho lượng vitamin B1 của bạn.
Tuy nhiên, trong loại thực phẩm này chứa nhiều virus và các loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm các triệu chứng xảy ra như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt…
Cá ngừ vây xanh
Cá ngừ vây xanh là loài có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang mang thai. Thủy ngân có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh đang phát triển của em bé.
Mách bạn 6 từ “không” khi ăn hải sản
Để tránh gây hại cho bản thân và gia đình, bạn cần phải thuộc nằm lòng 6 chữ “không” dưới đây nhằm tránh các tác nhân làm hải sản gây ngộ độc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả gia đình.
Không ăn hải sản khi chưa được nấu kỹ
Trong hải sản chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, với khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản, bạn cần đun sôi nước khoảng 4 – 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Không ăn hai sản đã được chế biến từ lâu
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau khi chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến khi ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc thức ăn do các loại vi trùng. Các loại hải sản đông lạnh có thể đảm bảo an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và vẫn chưa quá hạn sử dụng.
Không ăn hải sản và trái cây cùng lúc
Chúng ta thường hay có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này còn tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn.
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản
Vẫn tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản để tạo thành canxi kết tủa không hòa tan.
Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc
Với lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn quá nhiều hải sản cùng một lúc, rồi sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ cơ thể của sự hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm và từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Không nên ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản vốn đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm cùng với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây ra cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Như vậy, qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn biết được cách ngăn ngừa các loại hải sản gây ngộ độc có thể gây dị ứng cho cơ thể.
Xem thêm: https://canghaisan.com/an-oc-co-tot-khong-diem-qua-nhung-loi-ich-va-nguy-co-khi-an-oc/
Từ khóa » Các Loài Hải Sản độc
-
Các Loại Hải Sản Cực độc Không Nên Thử Dù Chỉ 1 Lần
-
Tránh Xa Những Loại Hải Sản Có Lượng độc Tố Cao Gây Chết Người
-
Những Loài Hải Sản Chứa độc Tố Gây Chết Người - Sức Khỏe - Zing
-
Các Loại Hải Sản Cực độc
-
Điểm Danh Các Loại Hải Sản Chứa độc Tố Bạn Không Ngờ Tới
-
TOP [7] Loại Hải Sản Ngon Nhưng Có Thể Gây Ngộ độc
-
Những Loại Hải Sản Hiếm Và độc Với Vẻ Ngoài Dị Thường - VOV
-
Cảnh Giác Với Các Loại Hải Sản Có Chứa độc Tố - Tép Bạc
-
Một Số Loại Cá, Hải Sản Nên Thận Trọng Khi ăn để Phòng Nguy Cơ Ngộ ...
-
Phân Biệt Hải Sản Có độc Tố Và Hải Sản An Toàn? | VIAM
-
Cảnh Giác Với Các Loại Hải Sản Có Chứa độc Tố - Hànộimới
-
TRÁNH NHỮNG LOẠI HẢI SẢN NGON CÓ THỂ NGỘ ĐỘC HẢI SẢN
-
Những Loại Hải Sản Cực Ngon Nhưng Có Thể Gây Ngộ độc Chết Người ...