Top 5 Món Nhất định Phải Có Trong Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
Dân gian có câu: "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng 7". Dù giàu có hay sang hèn, người Việt luôn cố gắng vun vén để trở về với gia đình đoàn tụ trong dịp dâng ... xem thêm...cúng tổ tiên Rằm tháng 7. Đây là ngày còn được gọi là Lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Hôm nay, Toplist sẽ cùng bạn tìm hiểu những món ăn trong mâm cúng Rằm tháng 7 mặn truyền thống này nhé.
-
Xôi đỗ xanh
27Xôi là món có trong bất cứ mâm cỗ nào của người Việt, càng không thể thiếu trong bất cứ mâm cỗ truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. Chính vì vậy, theo truyền thống nhà nhà thường nấu xôi đỗ xanh để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. Đĩa xôi với hạt gạo nếp trắng tinh xen với những hạt đỗ xanh bở, mềm, thơm nức mũi là gợi ý hoàn hảo cho mâm cỗ truyền thống.
Nguyên liệu:
- 1,5 bát gạo
- 0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ
- ½ thìa muối
- 2 thìa đường
- 1 thìa mật ong
- 1/3 bát con nước cốt dừa (nếu có)
Cách thực hiện:
- Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ.
- Ngâm trong vòng 4-5 tiếng hoặc ngâm lâu hay nhanh phụ thuộc vào thời gian nấu rảnh hay gấp.
- Đem gạo, đỗ sau khi ngâm đem vo nhẹ, xóc và để ráo nước.
- Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.
- Đảo đều và xới xôi ra khuôn, ép thành khuôn có hoa văn đẹp mắt để bày lên bàn thờ tổ tiên.
- Ngoài ra, xôi đỗ xanh rất dễ nấu nên các chị em thành thị không có chõ, có thể tận dụng lò vi sóng hoặc nồi cơm điện để nấu xôi.
Mẹo nhỏ: Muốn xôi ngon và dẻo hơn thì nên ngâm gạo qua đêm, sáng hôm sau nấu. Nên đơm xôi vào khuôn để đẹp mắt hơn.
-
Gà luộc
26Chúng ta hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh chú gà luộc xuất hiện trên các mâm cỗ cúng. Vào ngày Tết, gà còn được chuẩn bị cẩn thận hơn rất nhiều lần với hình tượng chú gà ngậm bông hoa hồng trong miệng. Trong bất cứ mâm cỗ nào dù truyền thống hay hiện đại thì gà luộc vẫn là món không thể thiếu, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cũng vậy.
Nguyên liệu:
- 1 con gà (nên chọn gà ta là ngon nhất)
- 1 củ gừng
- 3 củ hành tím
- 5-7 lá chanh
- 5g muối
- 1 củ nghệ
- Mỡ gà
- Nồi to
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, mình đặt gà vào nồi rồi đổ nước lạnh xâm xấp ngập con gà.
- Sau đó, cho 1 thìa muối vào hòa với nước. Đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nước rồi đun thịt gà lửa to trong vòng 5 - 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước luộc sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà.
- Để màu con gà đẹp hơn, làm sốt nghệ để phết lên da gà. Đập dập 1 củ nghệ và cho mỡ gà vào rán tới khi chảy mỡ ra. Cho mỡ gà + nghệ vào rán tới khi có hỗn hợp màu vàng đẹp mắt.
- Đun khoảng 15 phút nữa và om gà tầm 30 phút cho chín mềm
- Nhiều gia đình để nguyên con gà đã luộc, nhồi lòng mề luộc vào trong bụng gà để cúng Rằm.
- Sau khi luộc chín, nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá lạnh
Mẹo nhỏ: Không nên để nước sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Đến khi gà sôi để lửa nhỏ liu riu. Để thử xem gà đã chín chưa, dùng tăm đâm vào phần thịt dày nhất, nếu tăm không có màu hồng thì thịt đã chín đều rồi đấy! Nếu muốn con gà có cần hình dáng đẹp bạn, nên dùng lạt và các thanh gỗ buộc gà theo kiểu dáng tùy thích, nhúng qua nước sôi cho cứng lại rồi mới đem luộc. Để đến khi nào thịt gà nguội thì vớt ra, để ráo nước rồi chặt, thịt gà sẽ không bị nát.
-
Miến nấu lòng gà
25Sau khi luộc gà xong mình có thể dùng luôn nước luộc gà cho ngọt và phần lòng mề gà bổ dưỡng để nấu miến. Đây cũng là món ăn thông dụng thường được các bà nội trợ làm trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. Món miến lòng gà với sợi miến dai, sần sật cùng nước dùng béo ngậy và lòng gà thơm lòng sẽ làm hài lòng mọi người.Nguyên liệu
- Nước luộc gà
- Lòng mề gà
- Miến
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Hành khô, hành tươi, rau mùi, rau răm…
- Gia vị muối, mì chính, hạt nêm...
Cách thực hiện:
- Miến đem ngâm với nước cho mềm và nở rồi cắt khúc vừa ăn. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng, rửa sạch, cắt chân nấm và thái sợi chỉ. Các loại rau nhặt sạch, thái nhỏ
- Lòng mề gà rửa sạch, có thể thái miếng hay cắt hoa tùy sở thích, ướp với hạt nêm, tiêu, nắm cho ngắm.- Đổ chút dầu ăn và cho các thứ vào đảo cho chín
- Nước dùng gà đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát.
- Sau đó bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng lên và đặt lên mâm cỗ.
Mẹo nhỏ: Không nên để miến sôi sùng sục trên bếp sẽ bị nở và mất ngon. Khi cúng xong, đun lại miến và thưởng thức
-
Món nem rán nóng giòn
25Nem rán là một món ăn đơn giản nhưng lại khá cầu kì và mất nhiều thời gian. Không chỉ được chọn là món ăn trong các dịp lễ, tết hay Rằm tháng 7 mà nó còn được chọn là món ăn đổi bữa hàng ngày. Hãy làm những đĩa nem rán thật ngon để làm phong phú thêm mâm cỗ Rằm tháng 7 nhé.
Nguyên liệu:
- 500g thịt xay
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- Hành tươi, rau mùi
- 10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương, 1 quả trứng gà
- 30g miến khô
- Gia vị, hạt tiêu
- Bánh đa nem
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm nhân nem:
- Hành tây thái nhỏ, cà rốt nạo sợi.
- Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch, ngâm nước nóng, cắt chân, rửa sạch rồi thái sợi
- Miến ngâm nước âm cho mềm rồi dùng kéo cắt nhỏ.
- Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
- Trộn hỗn hợp nguyên liệu là thịt cùng các thứ trên với nhau làm nhân nem.
- Bước 2: Trộn nhân nem:
- Trộn hỗn hợp nguyên liệu trên sao cho thật đều nêm cho vừa gia vị cho thêm ít hạt tiêu cho thơm.
- Đập trứng vào, khuấy đều.
- Bước 3: Gói nem:
- Pha 1 thìa giấm, 1 thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói. Công đoạn này sẽ giúp bánh đa mềm ra, khi rán nem giúp nem giòn và vàng hơn.
- Trải bánh đa nem ra mặt phẳng, múc 1 thìa nhân nem vào khoảng 1/3 diện tích tấm bánh đa nem. Gấp 2 mép bánh lại và cuộn kín.
- Bước 4: Rán nem:
- Cho dầu vào chảo tới khi nóng dầu cho nem vào. Rán nem ngập dầu rồi mặt kia chín thì lật mặt nem lên. Rán đến khi nem vàng giòn là được.
- Bước 5: Pha nước chấm nem:
- Đập dập tỏi ớt cho vào bát nhỏ
- Cho dấm, đường, nước ấm theo tỷ lệ vàng: 1 chua : 1 ngọt : 1 mắm : 4 nước.
- Thêm gia vị và điều chỉnh phụ thuộc vào khẩu vị ăn của gia đình
Mẹo nhỏ: Để món nem rán ngon, bạn ướp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều. Cho trứng vừa phải, cho nhiều quá nhân nem sẽ bị ướt, khó quấn. Quá trình cuốn nem bạn không cần cuộn quá chặt tay vì nhân có độ nở, nếu cuộn chặt tay khi rán nem dễ bị bục.
-
Đĩa giò lụa mềm thơm
27Trong mâm cỗ truyền thống thì món ăn khó có thể thiếu được là đĩa giò lụa được xếp ngay ngắn, gọn gàng đặt cánh gà luộc và đĩa xôi. Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu nhất là trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.Ngày nay, giò lụa được bán rất nhiều ở chợ hoặc siêu thị. Nếu mua được khúc giò lụa ngon, còn nóng hôi hổi, bạn hãy mua về để xắt khoanh dâng cúng tổ tiên. Còn nếu có thời gian, hãy học cách làm giò lụa. Cách làm tại nhà cũng đơn giản, ngon lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Nguyên liệu:
- Thịt đùi heo (lợn): 1 kg
- Bột năng: 30g
- Bột nở: 5g
- Mỡ heo: 100g
- Lá chuối tiêu: Chiều ngang khoảng 40cm
- Dây lạt
- Nước mắm: 2 muỗng canh
- Đường: 1/4 muỗng cà phê
- Muối: 1/4 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
- Thịt chân giò lọc bỏ hết phần gân bên ngoài, rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt thịt thành từng miếng nhỏ (kể cả mỡ).
- Cho thịt vào cối giã cũng phần bột nở và bột năng. Khi giã thịt được 50% nhuyễn thì cho tiêu hạt, muối và đường vào cối và tiếp tục giã cho đến khi thịt nhuyễn và bám xung quanh cối, thì bạn có thể ngưng giã.
- Gói giò: Dùng lá chuối gói giò. Hơ lá chuối qua nước để được mềm hơn. Lau khô và nhặt khoảng 2 - 3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15 cm để gói 2 đầu chả lụa. Xếp 2 lá chuối cạnh mép nhau sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều dọc, sau đó xếp tiếp 2 lá chuối còn lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều ngang. Cho thịt vừa giã vào lá chuối, dùng tay quấn tròn lá lại. Tiếp tục làm kín 2 đầu còn lại, bạn gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lụa dọc lên. Sau đó, bạn gấp lá chuối lại, lấy 2 miếng lá chuối cắt nhỏ ở bước 5 phủ hình chữ thập lên rồi dùng lạt buộc lại. Làm tương tự cho đầu bên kia, sau đó bạn buộc thêm 2 lạt ở giữa nữa để chả lụa thêm chặt.
- Hấp giò: Cho giò vào hấp khoảng 1 giờ và đậy kín nắp. Để giò nguội tự nhiên
Mẹo nhỏ: Chọn thịt có cả mỡ để không bị khô mà giò còn có độ thơm và ngậy của mỡ. Để biết được giò đã chín chưa, bạn có thể chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò, nếu tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín nhé. Dùng lá chuối gói giò lụa là chuẩn nhất, vì giò lụa có ngon cũng là do có mùi thơm của lá chuối khi hấp quện lại.
Ngày nay với nhịp sống hối hả và cuộc sống ngày càng bận rộn, các nét truyền thống dù không mất đi nhiều nhưng cũng dần mai một. Tuy nhiên, những món ăn chính trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 như xôi, giò lựa,gà luộc, miến nấu... vẫn luôn là những món ăn đầy đủ để tiếp nối giá trị trăm năm. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn đảm đang chuẩn bị một mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 món ăn ngon cho gia đình nhé!
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist ẩm thực món ăn rằm tháng 7 mâm cỗ mâm cỗ cúng rằm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 mẹo nhỏ nhất định phải cóĐăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 10 Món nhất định phải thử khi đến Đà Lạt
246 0Top 10 Phụ kiện làm đẹp tiện ích mà phụ nữ nhất định phải có
930 0Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Hoa
31 0Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Thái
39 0Top 12 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Tày
39 0Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Mường
29 0Top 8 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Dao
26 0Top 8 Vật dụng hữu ích ai cũng phải có trong ví để phòng những trường hợp xấu xảy ra
22 0Top 6 Bài văn khấn cúng Rằm Tháng Giêng
336 0Top 12 Món ăn nhất định phải thử khi đến Trung Quốc
872 0Top 10 Món ăn nổi tiếng nhất định phải thử khi đến Pháp
489 0Top 10 Món ăn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng
643 1Top 10 Đặc sản ẩm thực Châu Đốc hấp dẫn nhất định phải thử
1561 0Top 5 Loại lạp xưởng ngon, hấp dẫn nhất định phải thử
433 0Top 6 Group facebook mà các bạn viết content nhất định phải biết
387 0Top 10 Lý do nhất định phải đến tỉnh Kon Tum
342 0Top 12 Bãi biển tuyệt đẹp nhất định phải đến trước tuổi 30
262 1Top 7 Địa điểm nhất định phải đến ở Kyushu, Nhật Bản
28 0 Top 5 Món nhất định phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7Khách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » Các Món ăn Trong Ngày Rằm Tháng 7
-
Gợi ý Mâm Cúng Mặn Rằm Tháng 7 đầy đủ Các Món
-
7 Món Mặn Truyền Thống Không Thể Thiếu Trong Ngày Rằm Tháng 7
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 - Eva
-
Các Món ăn Rằm Tháng 7 Nhất định Bạn Phải Biết Nếu Là Người Việt
-
Rằm Tháng 7 Cúng Gì? 10 Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Cho Mọi Nhà
-
Nhận Cỗ 1 Mâm Ngày Rằm Tháng 7 Uy Tín Chất Lượng Nhất ... - Nấu Cỗ 29
-
Gợi ý 55 Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 đẹp Mắt Trên Bàn Thờ Chuẩn Vị Việt
-
Cách Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 đơn Giản Mà đủ Vị - Ẩm Thực
-
Các Món ăn Ngon Cúng Rằm Tháng 7 Các Chị Em Nội Trợ Cần Phải Biết
-
Gợi ý Một Số Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Cho Các Bà Nội Trợ - Infonet
-
Những Mâm Cúng Rằm Tháng 7 đẹp Mắt Của Các Chị Em Mùa Vu Lan
-
Dân Mạng Khoe Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 - Món Ngon - Zing News
-
Cách Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7
-
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Cần Có Những Gì