Top 5 Nguyên Tắc Thiết Kế Giếng Trời để Tránh Gây Hại Cho Nhà Bạn

Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà hay cải tạo nhà ống hay nhà phố. Thì nguyên tắc thiết kế giếng trời sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp đưa ánh sáng, không khí tươi vào nhà. Và nếu bạn đang có ý định thiết kế cho nhà mình một khu vực giếng trời mang đầy sinh khí. Theo dõi ngay bài viết để nắm được các nguyên tắc thiết kế giếng trời cực hữu ích nhé.

Xem thêm: Top 9 thương hiệu thiết bị nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay

Xem thêm sản phẩm nội thất tại: Mọt home

Mục lục

  • Chức năng của giếng trời
  • Nguyên tắc thiết kế giếng trời
    • 1. Vị trí và hướng trong nguyên tắc thiết kế giếng trời
    • 2. Hướng đặt giếng trời
    • 3. Cấu tạo và kích thước của giếng trời
    • 4. Vật liệu làm mái che
    • 5. Trang trí khu vực giếng trời
  • Những lưu ý khi thiết kế khu vực giếng trời
    • 1. Về mặt kỹ thuật
    • 2. Về mặt phong thủy
  • Kết luận

Chức năng của giếng trời

Giếng trời là một khoảng không gian có phương thẳng đứng. Được thông từ tầng trệt đến mái nhà. Giếng trời đem lại một khoảng thông thoáng, thường được các gia đình áp dụng để mang lại sinh khí dồi dào trong không gian sinh hoạt.

Giếng trời không chỉ đem lại tính thẩm mỹ cao mà nó còn có tác dụng rước tài lộc về nhà. Theo phong thủy, giếng trời ngoài khả năng cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Giếng trời còn giúp sức khỏe và tài lộc của mọi thành viên được tốt hơn.

Bên cạnh đó, giếng trời còn có thể tạo không gian thoáng đãng, giúp khắc phục được tình trạng bí bách, chật hẹp của căn nhà. Người ta thường thiết kế giếng trời ở bên cạnh cầu thang hoặc kết hợp ô trống ở giữa để tiết kiệm chi phí.

Để biết làm thế nào để có được một khoảng không gian giếng trời đúng chuẩn. Một số nguyên tắc thiết kế giếng trời sẽ được tư vấn

Nguyên tắc thiết kế giếng trời

1. Vị trí và hướng trong nguyên tắc thiết kế giếng trời

Cách hút gió vào nhà này được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau như: phòng ăn, nhà bếp, cầu thang hoặc ở giữa ngôi nhà. Trong phong thủy, muốn khai thác tối đa chức năng thông gió và lấy sáng. Bạn nên đặt giếng trời tại khu vực cầu thang. Bởi khu vực này được bố trí ở khu vực trung tâm ngôi nhà.

Nơi đây sẽ là nơi tập trung nhiều tài lộc vượng khí cho cả nhà. Hơn nữa, các khu vực sinh hoạt khác sẽ xoay xung quanh cầu thang. Vì thế để giếng trời ở khu vực này vừa có thể đưa ánh sáng lan tỏa khắp không gian nhà ở. Nguyên tắc thiết kế giếng trời giúp chúng ta vừa có thể thu hút được tài lộc, vượng khí.

nguyen-tac-thiet-ke-gieng-troi-01
Vị trí và hướng trong nguyên tắc thiết kế giếng trời

2. Hướng đặt giếng trời

Bạn nên đặt giếng trời ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Đây là những hướng được nhận không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong nhà. Tuyệt đối không được đặt giếng trời quay về hướng Đông hoặc hướng Tây.

Vì ban ngày khi mặt trời mọc, hướng Đông sẽ là nơi hứng sáng nhiều nhất và ngược lại hướng Tây sẽ đón nắng gay gắt vào ban chiều. Điều này sẽ làm nhiệt độ trong nhà tăng lên, gây oi bức, khó chịu. Hơn nữa, luồng ánh sáng quá mạnh chiếu vào nhà cũng sẽ làm hư hỏng các đồ vật, phai màu, cong vênh sàn gỗ.

3. Cấu tạo và kích thước của giếng trời

Cấu tạo của giếng trời gồm có 3 phần:

  • Đính giếng.
  • Thân giếng.
  • Đáy giếng.
thiet-ke-noi-that-nha-ong-02
Nguyên tắc thiết kế giếng trời dựa vào cấu tạo của giếng trời gồm có 3 phần

Về kích thước, bạn không nên xây giếng trời quá nhỏ hoặc quá to. Sẽ khiến không gian nhà bạn bị mất cân bằng. Một diện tích cho giếng trời tối ưu có thể dao độn từ 4 – 6 mét vuông. Hoặc bạn cũng có thể chia theo tỉ lệ 1:10 cho giếng trời và tổng diện tích sử dụng của cả ngôi nhà.

4. Vật liệu làm mái che

Đây chính là điều mà hầu hết ai cũng quan tâm khi quyết định làm giếng trời. Bởi họ luôn băn khoăn không biết nên làm mái che như thế nào để vừa có thể lấy được ánh sáng tự nhiên, không khí, gió trời. Mà đồng thời có thể cản được nắng vào thời điểm mặt trời lên đỉnh, giữ ấm cho ngôi nhà vào những ngày gió nhiều hoặc nhiều mưa.

Hiện nay, người ta thường sử dụng các tấm lấy sáng polycarbonate cho khu vực đỉnh giếng trời. Ngoài ra, một số chất liệu khác như kính, tôn, bạt cũng được làm mái che.

5. Trang trí khu vực giếng trời

Phần đỉnh giếng, bạn có thể trang trí với hoa sắt và khung mái. Phần thân giếng có thể ốp đá, treo cây hoặc trông dây leo. Phần đáy giếng bạn có thể thiết kế để đặt vào đó hòn non bộ hoặc tiểu cảnh cây xanh để tạo nhiểm nhấn.

nguyen-tac-thiet-ke-gieng-troi-04
Nguyên tắc thiết kế giếng trời đúng bên cạnh trang trí khu vực giếng trời

Những lưu ý khi thiết kế khu vực giếng trời

1. Về mặt kỹ thuật

Bạn không nên làm phẳng, nhẵn tường của giếng trời. Đây ;à một trong những nguyên tắc thiết kế giếng trời quan trọng nhất. Vì với một mặt tường trơn láng sẽ rất khó trong việc tiêu âm. Không gian sinh hoạt chung bên dưới có thể làm ảnh hưởng đến khu vực sinh hoạt nghỉ ngơi bên trên. Để tiêu âm và khắc phục được tình trạng này, bạn nên thiết kế mảng nhám, sần trên tường giếng.

Ngoài ra cũng có thể ốp gạch trần, sơn gai để tăng khả năng tiêu âm hiệu quả. Bạn cũng không nên làm mái che quá mỏng và không để hở khe rộng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên treo vật trang trí to nặng như đèn chùm, chậu cây treo phía trên. Để tránh những nguy cơ có thể xảy ra cho các thành viên trong gia đình.

nguyen-tac-thiet-ke-gieng-troi-03
Nguyên tắc thiết kế giếng trời với những lưu ý khi thiết kế khu vực giếng trời

2. Về mặt phong thủy

Nguyên tắc thiết kế giếng trời theo phong thủy đó là bạn nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Không đặt giếng trời ở trước nhà mà chỉ nên đặt ở giữa nhà để thu hút tài lộc. Nên đặt cây xanh và hòn non bộ để giúp hóa giải sát khí tích tụ.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được cho mình một số nguyên tắc thiết kế giếng trời hữu ích. Bởi không gian giếng trời chính là khu vực quan trọng trong ngôi nhà. Thiếu đi nó ngôi nhà bạn sẽ trở nên tối tăm và chật hẹp biết bao. Cùng Nội Thất Ô Vuông xây dựng tổ ấm của mình thật đẹp nhé!

Liên hệ ngay với Nội Thất Ô Vuông để được tư vấn, thiết kế và thi công trọn gói toàn bộ nội thất cho ngôi nhà mới của mình nhé!

Gọi ngay hotline 0908 918 108 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » Thiết Kế Mái Giếng Trời