Top 5 Phương Pháp Giúp Bạn đọc Nhanh Hiểu Sâu Nhớ Lâu

Người “giàu kiến thức” là người có khả năng đọc hàng ngàn cuốn sách mà vẫn giữ “nguyên vẹn” nhưng tri thức đó trong đầu. Và ĐạoHiếu.com sẽ chia sẻ cho bạn 5 phương pháp, vấn đề cơ bản giúp mình cải thiện được tốc độ đọc nhanh và khả năng hiểu sâu nhớ lâu của mình. Bạn thử dành ít phút rà soát lại xem phương pháp đọc của mình đã chính xác và hiệu quả chưa nhé!. Từ đó phát triển thêm trí não của mình qua các phương pháp cao cấp khác như sơ đồ tư duy nhé.

1. Phương pháp đọc dò

hướng dẫn đọc sách nhanh nhớ lâu
Cô gái đọc sách tại quán cafe

Đọc dò là khi mắt bạn lướt qua nội dung để bắt một thông tin đặc biệt mà não đang tìm kiếm. Quy trình này đơn giản hơn việc đọc lướt, và thường được áp dụng khi bạn tra tử trong từ điển, tên/số điện thoại trong danh bạ, hoặc các thông tin đặc biệt.

Trong sách giáo khoa/báo cáo thì việc áp dụng kỹ thuật đọc dò rất đơn giản vì bạn chỉ cần biết bố cục cơ bản của tài liệu mình đang đọc. Điều này giúp bạn tiết kiệm được lượng thời gian mà nhiều người phải mất khi đọc lòng vòng quanh những phần không thích hợp để tìm thông tin cần thiết.

Thăm dò là kỹ năng tự nhiên. Bạn luôn lầm việc này trong cuộc sống thường ngày khi du lịch từ “a” đến “b”. Ví dụ như thăm dò môi trường để biết phương hướng, thức ăn. Trong việc đọc dò cũng vậy, chỉ nên đọc dò lướt những điểm trọng tâm.

  • Xem thêm các bài viết về kỹ năng sống

2.Phương pháp Đọc lướt

phương pháo đọc lướt nhanh nhớ lâu
Hình ảnh cô gái vừa uống cafe vừa đọc tạp chí

Đọc lướt phức tạp hơn đọc dò. Đọc lướt như là quy trình mà mắt bao quát những phần được chọn trước của tài liệu để có một cái nhìn tổng quan về tài liệu đó. Mục đích chủ yếu của việc đọc lướt này là ta cố tạo nên một kết cấu thông tin cơ bản giống như nguyễn lý “ gạch và vữa “. Có thể tham khảo ví dụ sau của tiến sĩ Nila Banton Smith

Chim én lướt nhanh trên không trung, bắt và ăn côn trùng trong khi vỗ cánh đẩy cơ thể đi. Thậm chí nó còn uống nước khi lướt qua các con suối, sông hồ, hớp lấy những giọt nước vào mỏ mà không ngừng bay. Sinh vật đa năng này không cần ngừng lại mà cũng chẳng phải gắng sức khi bắt một con côn trùng nào đó hay bay qua ao hồ.

Có thể so sánh cách chim én lướt đi để ăn và uống với phương pháp mà người đọc nhanh sử dụng để lướt qua các trang sách, tiếp thu thông tin cân thiết khi “bay”. Với sự khổ luyện, người đọc có thể trở nên thông thạo trong việc “bắt” những thông tin mình cần khi “đang bay”. Hình thức đọc nhanhnày đã giúp cho một số người đạt mức 1.000 từ mỗi phút và có khả năng nói lại đại ý nội dung đã đọc.

3.Về vấn đề đọc thầm có tốt không ?

Vấn đề đọc thầm có tốt không ?
Hình ảnh cô gái đứng đọc báo

Một vấn đề thường gặp là đọc thầm, khuynh hướng môi “mấp máy” những từ khi đang đọc. Nguyên nhân nằm ở phương pháp dạy đọc cho trẻ từ nhỏ: thường là đọc thầm hoặc nhìn-nói. Vừa đọc nhanh vừa nói để giúp trẻ nhỏ dễ tập trung hơn.

Đa số các ý kiến đều cho rằng thói quen nêu trên là một trong những trở ngại lớn nhất đối việc trau dồi kỹ năng đọc nhanh và cẩn phải khắc phục.

Tuy nhiên, sự thật thì đọc thầm có thể mang lại lợi ích chúng ta. Hiển nhiên, trong một số tình huống nào đó, thói quen này có làm giảm tốc độ độc, đặc biệt là khi người đọc phải lệ thuộc vào đó mới hiểu được, nhưng không nhất thiết phải như thế. Bởi khi đọc thầm và hiểu được nội dung, bạn có thể tiếp cận “vấn để” trong ngữ cảnh thích hợp với nó, từ đó dẫn đến thói quen đọc tốt hơn. Những người được hướng dẫn “bỏ đọc thầm” thường trở nên nản chí mất hẳn hứng thú sau vài tuần cố gắng làm một việc không thể làm được.

Cách giải quyết vấn đề đọc thầm thích hợp

Ta phải ghi nhận một điều: dù đọc thầm iuôn luôn còn đó nhưng ta đẩy nó vào sâu hơn và sâu hơn nữa trong “bán ý thức” của chúng ta. Nói cách khác, tuy không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn thói quen đó nhưng bạn vẫn có thể ít bị lệ thuộc vào nó. Nghĩa là, bạn không cần phải bận tâm mình đang đọc thầm, vì đây là thói quem chung của tất cả mọi người. Cần cố gắng để không bị lệ thuộc quá nhiều vào nó thì mới có thể hiểu được trọn vẹn.

Mặt tích cực của vấn để là bạn thật sự có thể dùng đọc thầm để nhớ những nội dung đã đọc. Cứ cho là tập luyện giúp bạn giảm bớt sự lệ thuộc vào đọc thầm thì bạn cũng có thể chủ động tăng “âm lượng” khi đọc thầm các từ hoặc khái niệm quan trọng (“hét lớn” chúng trong đầu), nhờ đó, những thông tin này sẽ nổi bật lên và nhớ sâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết, theo định nghĩa, đọc thầm không phải là quy trình chậm chạp và khó khăn. Não của bạn hoàn toàn có khả năng đọc thầm nhanh đến 2.000 từ mỗi phút. Thật vậy, hiện nay có một số người có thể mới với tốc độ trên 1.000 từ mỗi phút. Vì thế, nếu muốn, bạn chỉ cần quan tâm đến việc khi nào bạn đạt được các tốc độ ấy.

4. Vừa chỉ tay vừa đọc có tốt không ?

Cách thức đọc nhanh và nhớ lâu
Cô gái trẻ đọc sách tại thư viện

Trước đây, người ta cho chỉ tay là một vấn để do quan niệm sai lâm rằng thói quen này khiến tốc độ đọc bị chậm lại. Tuy nhiên chỉ tay là phương pháp tuyệt vời để duy trì sự tập trung và chú ý.

Nhược điểm duy nhất là kích thước của ngón tay và bàn tay che khuất tâm nhìn. Như vậy, “vấn để” đã làm nảy sinh giải pháp: chỉ cần dùng vật hướng dẫn thật gọn là bạn đã tạo ra một thói quen tuyệt vời để tăng tốc độ đọc.

  • Bạn đã biết một mặt người bằng mười mặt của nghĩa là gì chưa?

5. Đọc ngược lại và đọc lại các từ

Đọc ngược lại và đọc lại các từ tuy có điểm tương đồng nhưng lại khác nhau. Đọc ngược lại là chủ động trở lại những từ, cụm từ, đoạn mà bạn cảm thấy mình đã bỏ sót hoặc hiểu sai. Nhiều người thấy họ cần phải đọc ngược lại mới hiểu được nội dung.

Trong khi đó, đọc lại các từ là một tật của mắt — thói quen trở lại những từ/cụm từ vừa mới đọc một cách vô thức. Vì thế, bạn gần như không bao giờ ý thức được rằng mình đang đọc lại các từ.

Đọc ngược lại và đọc lại các từ làm tăng thêm số quãng ngừng trên mỗi dòng khiến quy trình đọc bị chậm lại. Vì thế, cả hai thói quen này thường không cần thiết. Những nghiên cứu về việc chủ động đọc lại nội dung cho thấy người đọc nào quả quyết rằng họ cân đọc lại các từ/phân mục mới hiểu được thì điểm về mức độ tiếp thu của họ vẫn gần như không đổi so với khi không được phép đọc lại. Đây không phải là vấn đề về mức độ tiếp thu mà là sự tin tưởng vào khả năng của não.

Phương pháp để loại bỏ hoặc hạn chế hai thói quen này bao gồm hai khía cạnh. Thứ nhất, bạn phải tự ép mình không được đọc lại các phân mục mà bạn cho là đã lỡ bỏ sót. Thứ hai, bạn phải dân đẩy nhanh tốc độ đọc của mình, cố gắng duy trì một nhịp điệu chuyển động mắt đều đặn. Cả tốc độ lẫn nhịp điệu sẽ hạn chế thói quen đọc ngược lại và đọc lại các từ, đồng thời nâng cao mức độ tiếp thu của bạn.

Hiện nay, những vấn để nêu trên — đọc thẩm, chỉ tay, đọc lại các từ và đọc ngược lại — có lẽ không còn được xem là những trở ngại chính như nhiều người đã nghĩ. Thật sự, chúng chỉ là các thói quen có thể điều chỉnh; và, trong nhiều trường hợp, có thể được sử dụng theo hướng có lợi nhất.

Từ khóa » Cách Nào để đọc Nhanh