Top 5 Vai Trò Của đàm Phán Và Cách Tối ưu Kỹ Năng Này - Tanca

Lợi ích của đàm phán là giúp các bên tham gia vào quá trình thương lượng đều đảm bảo được quyền lợi của mình. Một cuộc đàm phán thành công là tất cả cùng đạt được thỏa thuận, không xảy ra các mâu thuẫn hay sự xung đột lợi ích.

Vậy làm thế nào để đạt được kết quả win win khi đàm phán? Cách để khai thác triệt để lợi ích của kỹ năng đàm phán? Theo dõi chi tiết hơn qua bài viết sau của Tanca.

Đàm phán là gì? Vai trò của đàm phán trong kinh doanh

dam phan la gi

Đàm phán là quá trình thương lượng nhằm giải quyết một vấn đề theo cách mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Trong một cuộc đàm phán, mỗi bên đều cố gắng thuyết phục đối phương đồng ý với quan điểm của mình. Bằng cách thương lượng, tất cả các bên liên quan cố gắng tránh tranh cãi và đạt được một số thỏa thuận chung.

Có rất nhiều tình huống trong đời sống hằng ngày cần đến kỹ năng đàm phán. Chẳng hạn như giữa người bán và người mua, khách thuê và chủ trọ, doanh nghiệp và đối tác cho đến cuộc đàm phán giữa hai nguyên thủ quốc gia…

Xét riêng trong môi trường kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu.Có thể là doanh số bán hàng, truyền thông thương hiệu,...Vì vậy, giữa các doanh nghiệp khác nhau luôn có cơ hội hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Đó cũng là lúc lợi ích của đàm phán được thể hiện rõ ràng nhất:

  • Ký kết được bản hợp đồng hai bên đều có lợi
  • Giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
  • Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh
  • Tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc EQ

Một số đặc điểm của đàm phán

dac diem cua dam phan

Cho dù trong giao tiếp hàng ngày hay đàm phán tại môi trường làm việc, đàm phán vẫn có một số đặc điểm cố hữu mà bạn cần lưu ý:

- Luôn xác định rõ ràng mục tiêu đàm phán của bạn và đối phương. Bên cạnh đó, bạn phải hiểu rõ nhu cầu của mình và những điều kiện mà bên đối tác của bạn có thể đáp ứng. Đặc biệt, các cuộc đàm phán phải đạt được các mục tiêu đã đề ra ban đầu.

- Các bên tham gia đàm phán phải thỏa mãn hoặc ít nhất là đạt được kết quả có thể chấp nhận, không xâm phạm vào lợi ích của mỗi bên.

- Tất cả các bên luôn bị ảnh hưởng bởi quyền lực và lợi thế của đối phương.

- Cả hai luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết về đối thủ của mình.

- Luôn phải ghi nhớ lý do đàm phán, mục đích và mục tiêu cuộc đàm phán đang hướng đến để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Các hình thức đàm phán

cac hinh thuc dam phan

Hình thức đàm phán win - win

Có nghĩa là, kết quả cuối cùng là hai bên đều cùng đi đến những quyết định thỏa mãn quyền lợi của cả hai. Đồng thời thắng lợi của bên này không ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia. Cả hai bên đều hài lòng với kết quả cuối cùng và đồng ý thực hiện các cam kết chung đã đề ra.

Dù có những điểm khác biệt và không thể thống nhất 100% nhưng cả hai bên đều cố gắng tìm ra hướng đi tốt nhất để đôi bên cùng có lợi. Có thể sẽ tồn tại một số điểm không hài lòng, nhưng nhìn chung vẫn ở mức hợp lý.

Đây là hình thức đàm phán được coi là mang tính xây dựng nhất. Đàm phán đôi bên cùng có lợi win - win cho phép mỗi bên bảo vệ lập trường của mình. Đây là cuộc họp dựa trên cả lợi ích chung và thiện chí mong muốn được hợp tác.

Hình thức đàm phán win - lose

Hình thức này có nghĩa là một bên thắng, bất kể lợi ích của bên kia là là tốt hay xấu. Điều này thường xảy ra khi hai bên có quá mâu thuẫn không thể hòa giải, hoặc thậm chí coi nhau là đối thủ hoặc kẻ thù.

Hình thức đàm phán win - lose từ khi bắt đầu đã không có dấu hiệu của sự nhượng bộ. Họ cũng không quan trọng việc hợp đồng có được ký kết sau khi quá trình đàm phán kết thúc hay không. Tất cả các bên tham gia đều chỉ nghĩ đến vấn đề duy nhất đó là làm sao để thắng đối phương mà không cần thỏa hiệp.

Mục đích của đàm phán không chỉ là bảo vệ lợi ích của bản thân mà còn đảm bảo làm cho đối phương thua cuộc. Cuộc thương lượng này mang tính chất bắt buộc và các bên không có thiện chí hợp tác với nhau. Vì vậy họ không có kế hoạch tiếp tục hợp tác trong tương lai, và về sau có thể cạnh tranh khốc liệt.

5 lợi ích của đàm phán trong kinh doanh

loi ich dam phan

Sở hữu kỹ năng đàm phán hiệu quả sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển trong công việc và sự nghiệp. Cùng theo dõi ngay những lợi ích tuyệt vời của đàm phán nhé!

Giữ vững lập trường, không bị tác động bởi đối phương

Một nhà đàm phán giỏi sẽ luôn tin tưởng vào phán đoán của chính mình và hiếm khi thay đổi trong quá trình đàm phán. Chỉ khi đó, bạn mới có thể thuyết phục người khác tin vào những gì mình nói. Đồng thời cũng sẽ giúp bạn sẽ biết được hướng tìm kiếm thông tin và đưa ra những lập luận phù hợp, chặt chẽ.

Những người thiếu chính kiến ​​sẽ tỏ ra yếu thế hơn khi đàm phán. Bởi vì bạn không bao giờ có thể thuyết phục được đối phương bởi sự lưỡng lự không chắc chắn của mình. Đặc biệt là trong kinh doanh.

Cung cấp các dữ liệu một cách thuyết phục

Trong một cuộc đàm phán, không chỉ bạn muốn thuyết phục đối phương mà được lại đối phương cũng muốn làm điều đó với bạn. Vì vậy khi bạn có kỹ năng đàm phán tốt, bạn sẽ nắm bắt được:

  • Những thuận lợi và khó khăn của đối tác.
  • Tại sao đối tác của bạn đàm phán với bạn?
  • Tại sao bạn phải đàm phán với đối tác?
  • Bạn nhận được gì khi hợp tác với họ

Những điều này sẽ giúp bạn có chiếm ưu thế hơn trong bất cứ cuộc đàm phán nào. Đồng thời, bạn sẽ biết những gì bạn không thể nhượng bộ và những gì bạn có thể thỏa hiệp.

Thỏa mãn lợi ích của các bên tham gia

Một cuộc đàm phán thành công là cả hai bên đều có lợi và hoàn thành trách nhiệm của mình. Nếu một bên đàn áp và bên kia bị tước đoạt quyền lợi một cách bất công, nhất định sẽ xảy ra xung đột.

Vì vậy, lợi ích của đàm phán là dung hòa lợi ích của những người cầm quyền. Bạn phải có kinh nghiệm, khả năng và uy tín để thuyết phục bên kia rằng kết quả là công bằng cho cả hai bên. Với sự hiểu biết này sẽ dẫn đến một sự hợp tác thành công.

Đẩy nhanh quá trình đàm phán

Quá trình đàm phán sẽ nhanh hơn khi bạn có kỹ năng đàm phán tốt. Mặc dù thời gian đàm phán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chẳng hạn như lĩnh vực, quy mô, tính đặc thù….

Trong kinh doanh, có nhiều dự án chỉ được thực hiện theo từng giai đoạn và không được kéo dài. Vì nếu tiếp tục sẽ tốn kém tiền bạc, thời gian, nhân lực mà kết quả lại gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy, vai trò của đàm phán là đẩy nhanh quá trình đàm phán và làm cho cả hai bên đều đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Duy trì mối quan hệ với đối tác

Một lợi ích khác của đàm phán là nó giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với nhau. Cả hai bên sẽ hợp tác dựa trên tinh thần thoải mái, hỗ trợ nhau và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Ngược lại, nếu thương lượng không tốt, ảnh hưởng đến lợi ích của đôi bên thì sẽ dẫn đến xung đột. Kết quả là hai bên chỉ làm việc với nhau một lần không có lần hai.

Xem thêm: Lateral Thinking là gì và kỹ năng rèn luyện

Cách tối ưu lợi ích của kỹ năng đàm phán

ren luyen ky nang dam phan

Nghiên cứu nội dung và đối thủ đàm phán

Người xưa có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, đây chính là bí quyết giúp bạn thành công trong bất cứ cuộc đàm phán nào. Khi bạn hiểu rõ vấn đề cần đàm phán, nghiên cứu kỹ đối thủ của mình bạn mới có thể xây dựng chiến thuật và các bước đàm phán hiệu quả.

Tư duy nhạy bén

Sự nhạy bén trong đàm phán giúp bạn nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng. Bạn sẽ biết được khi nào đối phương đang dao động hay đuổi lý, từ đó lợi dụng điểm yếu đó để “hạ gục” họ.

Hiểu rõ từng đường đi nước bước của đối phương sẽ giúp cho sự phân tích khách quan nhất và tìm ra các phương án thương lượng hợp lý.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi đàm phán. Cách ăn nói khéo léo và lưu loát, thái độ điềm tĩnh sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu hơn. Đồng thời lời nói của bạn cũng mang tính thuyết phục hơn. Lúc đó bạn sẽ là người làm chủ “cuộc chơi”, dẫn dắt vấn đề theo chiều hướng có lợi cho mình.

Không ngừng trau dồi kiến thức

Muốn trở thành nhà đàm phán giỏi và khai thác tối đa lợi ích của đàm phán, bạn cần nỗ lực trau dồi thêm kiến thức. Không chỉ bó buộc trong khuôn khổ về một lĩnh vực cụ thể nào đó, mà là rèn luyện sự uyên bác của mình về các vấn đề xã hội, khoa học, tâm lý…

Khi bạn càng thấu hiểu cuộc sống quanh mình sẽ giúp bạn có góc nhìn, quan điểm và tư duy về mọi việc rộng mở hơn. Đó cũng chính là điểm tạo ấn tượng tốt đối với đồng nghiệp, cấp trên hay đối tác của bạn.

Xem thêm: Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO

Như vậy là bạn đã hiểu rõ lợi ích của đàm phán cũng như làm thế nào để tận dụng triệt để lợi ích trong suốt quá trình đàm phán. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên của Tanca sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu được kỹ năng tuyệt vời này trong tương lai.

Từ khóa » đàm Phán Là Gì Tại Sao Phải đàm Phán Lợi ích Của đàm Phán