Top 5 Vật Liệu Chống Thấm Trần Nhà Bị Nứt Giá Rẻ & Hiệu Quả

Chọn nội dung cần xem

Toggle
  • Vật liệu chống thấm trần nhà là gì?
  • Các phương pháp chống thấm trần nhà bê tông
  • Top 5 vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay
    • 1/ Vật liệu màng chống thấm
    • 2/ Vật liệu máy bơm keo PU – Epoxy
    • 3/ Vật liệu phụ gia chống thấm
    • 4/ Vật liệu phun hoặc quét tạo màng
    • 5/ Vật liệu chống thấm gốc xi măng
  • Quy trình thi công vật liệu chống thấm trần nhà bê tông bị nứt
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm trần nhà bê tông bị nứt như phương pháp chống thấm trần nhà bằng nhựa đường, chống thấm trần nhà bằng xi măng, chống thấm trần nhà bằng nến, chống thấm trần nhà bằng sika, chống thấm trần nhà bằng nhựa đường,… Nhưng lựa chọn vật liệu chống thấm trần nhà bị nứt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay giúp gia chủ tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao cho công trình. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn loại vật liệu nào để phù hợp với công trình của mình thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Sơn Sửa nhanh sẽ giới thiệu với bạn Top 5 vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay.

Chống thấm trần nhà

Vật liệu chống thấm trần nhà là gì?

Vật liệu chống thấm trần nhà bê tông là các sản phẩm giúp ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó. Các sản phẩm chống thấm thường sử dụng vật liệu màng và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên, sơn quét, dán bọc ra ngoài, lót dưới đáy để bảo vệ công trình xây dựng khỏi tác hại của nước mưa (mái thấm dột) và nước ngầm (phần ngầm dưới đất), hay nước mặt bao quanh (công trình thủy nằm sâu trong nước).

Hiện nay vật liệu chống thầm trần nhà được sử dụng trong các công trình như: Chống thấm tường ngoài, chống thấm mái nhà, chống thấm tầng hầm,…Khi lựa chọn vật liệu chống thấm bạn cũng cần chú ý đến phương pháp thi công chống thấm trần nhà bị nứt nhằm mang lại hiệu quả chống thấm triệt để lâu dài.

Các phương pháp chống thấm trần nhà bê tông

Hiện nay có nhiều phương pháp thi công khác nhau để giải quyết vấn đề thấm dột trần nhà, xử lý chống thấm ngược cho trần nhà như:

  • Chống thấm trần nhà bằng Sika
  • Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
  • Chống thấm trần nhà bằng Penetron
  • Chống thấm trần nhà bằng Maxbon
  • Sử dụng bình xịt chống thấm trần nhà
  • Sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà
  • Sử dụng keo chống thấm trần nhà
  • Sử dụng phụ gia chống thấm
  • Dùng sơn chống thấm trần nhà

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rò rỉ và nhu cầu của tầng trên mà ta áp dụng các biện pháp phù hợp.

Top 5 vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay

1/ Vật liệu màng chống thấm

Màng chống thấm tự dính là loại vật liệu sử dụng để ngăn ngừa, chống thấm cho các công trình xây dựng. Nó có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE. Thông thường, loại màng này được thiết kế dưới dạng tấm. Mặt sau của màng được bao bởi lớp màng silicon mang chức năng bảo vệ.

Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm

Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, màng chống thấm tự dính sở hữu một số đặc điểm chính như sau:

  • Khác với những vật liệu chống thấm khác cần khò nóng hoặc sử dụng kỹ thuật phức tạp hay phải dùng hoá chất, với màng chống thấm tự dính bạn chỉ cần dán lên bề mặt cần xử lý chống thấm mà không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, an toàn và tiện lợi khi thi công vì không sử dụng nhiệt.
  • Với tuổi thọ lên đến vài chục năm, màng chống thấm tự dính có tính đàn hồi rất cao, không dễ bị cọ xé và chống chọi tốt dưới thời tiết khắc nghiệt.
  • Màng chống thấm tự dính có thể thi công ở các hạng mục công trình như chống thấm dột cho mặt bằng bê tông, cho ao hồ – bể bơi, chống thấm cầu đường, gia cố – bảo vệ tường chắn đất.

Các loại màng chống thấm tự dính tốt nhất hiện nay đó là: Autotak, Bitustick, Màng chống thấm HDPE, Màng chống thấm tự dính Bitumex,…

2/ Vật liệu máy bơm keo PU – Epoxy

Vật liệu máy bơm keo PU – Epoxy là thiết bị chuyên dụng thi công chống thấm. Máy sử dụng công nghệ bơm pit tông với áp lực cao bơm các vật liệu keo PU hoặc vào các vách nứt, tường nứt nhằm mục đích tạo ra phản ứng hóa học giữa keo PU và nước, đồng thời vật liệu keo sẽ ngay lập tức chương nở ra từ 20-25 lần so với thể tích ban đầu để bịt các khe nứt chống rò rỉ.

Chống thấm trần nhà bằng keo PU-EPOXY

Máy bơm keo PU – Epoxy được sử dụng rộng rãi tại các hạng mục công trình chống thấm như: Thi công chống thấm tầng hầm; Chống thấm các bể ngừng; Chống thấm các mạch ngừng; Xử lý nứt bê tông; Các hạng mục cần chống thấm ngược; Gia cố tăng liên kết bê tông.

Một số loại máy bơm keo tốt nhất hiện nay như: Máy bơm keo EPOXY AHP-500; Máy bơm keo EPOXY AHP-600; Máy bơm keo EPOXY AHP-700; Máy bơm chống thấm EPOXY SL- 500; Máy bơm keo EPOXY AHP-800; Máy bơm keo EPOXY AHP-900; Máy bơm keo PU TC 600; Máy bơm keo YL-800;…

3/ Vật liệu phụ gia chống thấm

Vật liệu phụ gia chống thấm là Là loại phụ gia để giảm mức độ tiết ra của hơi nước ở dạng lỏng hoặc hơi trong bề mặt của bê tông. Để có thể chen vào giữa các lỗ hổng nên các loại phụ gia này thường bắt nguồn từ các loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic giúp chúng dễ dàng bịt kín các lỗ hổng trên bề mặt.

Ưu điểm của vật liệu phụ gia chống thấm bê tông trong công trình:

  • Có tác dụng điều chỉnh thời gian đông kết, đóng rắn của vữa hoặc bê tông theo ý muốn nhờ khả năng hóa dẻo và giảm nước, giảm độ rỗng cho bê tông.
  • Tăng độ đặc, độ kết dính của chất lượng vữa mà không cần thêm nước hoặc xi măng, giúp giảm chi phí nguyên liệu. Điều này có ý nghĩa kinh tế rõ ràng với các công trình sử dụng nhiều khối bê tông lớn như đê kè, hầm cầu, kênh, hồ nước nhân tạo,…
  •  Tạo độ giãn nở ổn định cho bê tông sau khi hoàn thành, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh giúp việc chống thấm tầng hầm được tiến hành từ khâu nguyên liệu thi công.
  • Tăng độ bám, khả năng kết dính của vữa với các vật liệu xây dựng khác như cốt thép giúp các công trình xây dựng được bền vững, tăng tuổi thọ.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho các khối bê tông lớn do bề mặt nhẵn, không bị hở lỗ chỗ như thông thường. Đồng thời cũng giúp các khối bê tông lớn không dễ bị xâm nhập bởi nước, không khí nóng ẩm dễ khiến kết cấu bị sai hỏng hay nói cách khác chính là tăng khả năng chống thấm trong xây dựng.

Như vậy, việc sử dụng phụ gia chống thấm trộn trong bê tông có thể coi là hoạt động không phức tạp khi thi công xây dựng nhưng mang lại nhiều lợi ích. Chúng vừa giảm chi phí nguyên liệu – nhân công, rút ngắn thời gian thi công lại gia tăng chất lượng công trình, đặc biệt là chất lượng chống thấm trần nhà, chống thấm tầng hầm, chống thấm cho bể chứa chất thải, chống thấm bể chứa nước sạch,…

4/ Vật liệu phun hoặc quét tạo màng

Vật liệu có tác dụng chống thấm chủ yếu này có dạng là hóa chất lỏng. Chúng ta có thể sử dụng để phun hoặc quét lên bề mặt cần chống thấm nhằm tạo ra một lớp áo bảo vệ bên ngoài trước khi bắt đầu thi công công trình. Trong điều kiện môi trường có không khí độ ẩm khá cao, việc sử dụng vật liệu phun quét để tạo màng sẽ giúp chống thấm hiệu quả hơn cho trần nhà và mái nhà.

Các loại vật liệu phụn hoặc quét tạo màng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Sikafloor-263 SL, Keo Pu-Epoxy là hai loại vật liệu chống thấm dạng phun, quét được sử dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm như: dễ thi công, có khả năng chống thấm hiệu quả và có độ bền cao. Bạn nên lựa chọn loại vật liệu này để thi công chống thấm cho bề mặt của hạng mục các công trình

5/ Vật liệu chống thấm gốc xi măng

Vật liệu chống thấm gốc xi măng là hỗn hợp chứa thành phần gốc xi măng được định mức theo một tỉ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra. Vật liệu này thường dùng để xử lí các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng..

Chống thấm trần nhà bằng xi măng

Vật liệu chống thấm gốc xi măng gồm 2 dòng sản phẩm như: chống thấm gốc xi măng 2 thành phần và chống thấm gốc xi măng 1 thành phần. Những hóa chất chống thấm dạng phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng được sử dụng phổ biến đó là: Sika Topseal 107 và GS 200. Những hóa chất này có khả năng chống thấm cao, giúp lấp đầy những khe nứt bê tông và rất dễ thi công. Bạn nên lựa chọn hóa chất chống thấm dạng phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng để thi công cho những hạng mục ít phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Quy trình thi công vật liệu chống thấm trần nhà bê tông bị nứt

Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng
  • Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
  • Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
  • Dùng máy tạo độ phẳng cho bề mặt công trình, vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
  • Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.

Như vậy, Sơn Sửa Nhanh đã giúp bạn biết thêm thông tin hữu ích về top 5 vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay. Để giúp cho công trình sửa chữa- thi công xây dựng mới của bạn được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả, hãy liên hệ Sơn Sửa nhanh để được tư vấn và báo giá miễn phí. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Keo Chống Nứt Trần Nhà