TOP 58 Mở Bài Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm Siêu Hay
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp mở bài về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là tài liệu mà Download.vn muốn giới thiệu.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết gồm 80 mẫu mở bài được đăng tải ngay sau đây.
Tổng hợp mở bài về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài Đất nước nâng cao
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài Đất nước ngắn gọn
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài gián tiếp Đất nước
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài cảm nhận bài thơ Đất nước
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài phân tích bài thơ Đất nước
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài Đất nước 9 câu đầu
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài phân tích nét mới trong cảm nhận về Đất nước
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
- Mở bài phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài phân tích đoạn đầu Đất nước
- Mở bài mẫu 1
- Mở bài mẫu 2
Mở bài Đất nước nâng cao
Mở bài mẫu 1
Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rề...” Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?” Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một Đất Nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của Đất Nước “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất Nước qua trích đoạn: “Đất Nước”-Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Từ những bình diện về văn hóa, lịch sử, địa lý tác giả đã lý giải về Đất Nước một cách sáng tạo và mới mẻ để đi tới tư tưởng cốt lõi. “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.”
Mở bài mẫu 2
“ Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu)
Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại phải đi. Có người đã từng nói : “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy”, chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu – Một người lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết nên tác phẩm “Việt Bắc” – tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình- chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.
Mở bài Đất nước ngắn gọn
Mở bài mẫu 1
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cùng với lớp những nhà thơ trẻ tài năng trong phong trào thơ trẻ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền văn học cách mạng rất nhiều tác phẩm thơ văn hay viết về đề tài đất nước, chiến tranh, người lính. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến là bài thơ Đất nước (trích Trường ca khát vọng).
Mở bài mẫu 2
"Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên nhằm mục đích thức tỉnh ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ đô thị, vùng bị tạm chiếm miền Nam cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì, gian khổ của dân tộc. Đồng thời, qua bài thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thể hiện được những cảm nhận mới mẻ về hình tượng đất nước.
Mở bài gián tiếp Đất nước
Mở bài mẫu 1
Cùng với nhà thơ Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,... Nguyễn Khoa Điềm cũng trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ ca của ông kết hợp giữa chính chính luận và trữ tình, giữa cảm xúc nồng nàn và suy từ sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Có lẽ chính vì lí do này mà thơ ông đã hấp dẫn không ít bạn đọc. "Đất nước" được trích từ chương V trong trường ca "Mặt đường khát vọng", đây được coi là đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong Việt Nam hiện đại.
Mở bài mẫu 2
Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ...” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?
Mở bài cảm nhận bài thơ Đất nước
Mở bài mẫu 1
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và về con người Việt Nam. Nổi bật hơn hết trong các tác phẩm của ông đó là bản “Trường ca Mặt đường khát vọng”, tác phẩm được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971. Đoạn trích “Đất nước” mà chúng ta học nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca, đây được coi là đoạn thơ hay nhất trong bản trường ca, và là đoạn thơ hay nhất viết về đề tài đất nước. Đoạn trích viết về nguồn gốc của Đất nước, cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn từ nhiều khía cạnh và đồng thời còn viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về trách nhiệm, sứ mệnh của thế hệ trẻ với non sông đất nước.
Mở bài mẫu 2
Giữa muôn vàn những tác phẩm thơ ca về đề tài Đất nước, ta vẫn nhận thấy được cái chất rất riêng của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm “Đất nước” được trích từ bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Những vần thơ mang đậm chất trữ tình xen lẫn chính luận của ông không những không khô khan giáo điều mà lại rất dạt dào cảm xúc. Với “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm cho kho tàng văn học dân tộc cũng như góp thêm thành tựu cho thơ ca thời kì chống Mĩ bằng một cái nhìn toàn diện hơn, cách nói mới mẻ độc đáo mà không lặp lại con đường đi của người khác. Bài thơ là lời kêu gọi thiết tha của tác giả với các thế hệ trẻ cùng xuống đường, hướng về cuộc kháng chiến chung của dân tộc, là lời nhắc nhở về trách nhiệm, sứ mệnh của mình đối với đất nước dân tộc.
Mở bài phân tích bài thơ Đất nước
Mở bài mẫu 1
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng trong Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Mở bài mẫu 2
Đối với mỗi chúng ta, khi nhắc về đất nước, ta thường đồng nhất khái niệm ấy với những điều thiêng liêng, to lớn, xa xôi, trừu tượng. Nhưng khi đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca Mặt đường khát vọng ta nhận ra rằng đất nước không trừu tượng, xa xôi như thế, đất nước gần gũi bình dị, thân thương, ân tình và mỗi người đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất nước.
Mở bài phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
Mở bài mẫu 1
Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên một “đất nước hình tia chớp” trong thơ Trần Mạnh Hảo hay một đất nước như “bà mẹ sớm chiều gánh nặng nhẫn nại nuôi con một đời im lặng” trong thơ Tố Hữu. Nhắc đến đề tài Đất nước trong văn học cách mạng sẽ thật là không đầy đủ nếu như ta không nhắc đến Đất nước trích trong Trường ca mặt đường khát vọng với tư tưởng nhân văn tiến bộ: “Đất nước của nhân dân”.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giản dị, giàu chất suy tư. Nguyễn Khoa Điềm đã dành những trang viết đẹp nhất ca ngợi và cổ vũ ý chí ra trận của dân tộc. Mỗi tác phẩm là đều tiếng còi xung trận. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, có những khám phá độc đáo về hình ảnh đất nước và cái nhìn của thời đại. Độc đáo và mới mẻ nhất ở trường ca Mặt đường khát vọng đó là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Mở bài Đất nước 9 câu đầu
Mở bài mẫu 1
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân, mang màu sắc chính luận. Đoạn trích “Đất Nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước, và cái mới mẻ ấy thôi thúc chúng ta đi tìm cội nguồn của Đất Nước. Với 9 câu thơ đầu, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm của mình về cội nguồn của Đất Nước thật đặc sắc.
Mở bài mẫu 2
Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Nguyễn Khoa Điềm từng chia sẻ: “Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước Giản dị, gần gũi nhất”. Rút ra từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” là sự kết tinh của những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:
Mở bài phân tích nét mới trong cảm nhận về Đất nước
Mở bài mẫu 1
Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng về đất nước. Khi nhắc đến đề tài này, chắc chắn ta không thể quên được “Đất nước” trích trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm đã thể hiện những nét cảm nhận mới mẻ về đất nước của nhà thơ.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của của nền văn học Việt Nam. Một trong những sáng tác tiêu biểu là trường ca “Mặt đường khát vọng” - nổi bật là đoạn trích “Đất nước” thuộc chương V đã thể hiện những nét mới trong cảm nhận về đất nước. Chủ đề đất nước là chủ đề xuyên suốt văn học, là chủ đề bao trùm thơ ca hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong bản đại hợp xướng của thơ ca viết về đất nước thì chương “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là khúc nhạc gây được ấn tượng riêng với giai điệu vừa hào hứng vừa sâu lắng vừa tràn đầy tình cảm vừa giàu chất trí tuệ. Bài thơ không những thể hiện lòng yêu nước mà còn là sự nhận thức sự định nghĩa về đất nước.
Mở bài phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm
Giai đoạn những năm 1945-1975 là giai đoạn có sự ra đời của nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài đất nước, trong đó nổi bật có Nguyễn Đình Thi với một đất nước đau thương mà anh dũng trong bài thơ cùng tên, có một Tạ Hữu Yên với hình tượng đất nước buồn xót xa "thon thả giọt đàn bầu... đau nỗi đau người mẹ 3 lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ" trong Đất nước tôi, một Chế Lan Viên với hình tượng đất nước trầm ngâm, lắng đọng thấm đượm hơi thở dân tộc trong Thời sự hè 72 - Bình luận. Và ấn tượng ta lại có một Nguyễn Khoa Điềm với hình tượng đất nước mang âm hưởng sử thi, bắt nguồn từ những huyền thoại, một đất nước có quá trình hình thành, lớn lên và tồn tại, một đất nước của nhân dân và bắt nguồn từ nhân dân. Có thể nói Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ mang đậm phong cách triết luận trữ tình mà ở đó người ta thấy yếu tố trữ tình và triết luận hòa hợp với nhau một cách chặt chẽ và xuyên suốt, xuất phát từ vốn kiến thức sâu rộng của nhà thơ về bề dày văn hóa và lịch sử của dân tộc.
Mở bài phân tích đoạn đầu Đất nước
Mở bài mẫu 1
Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam, không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền Nam thời Mỹ - Ngụy, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đâ dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong cuộc chiến tranh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.
Mở bài mẫu 2
Năm 1974, Nguyễn Khoa Điềm - một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, viết trường ca " Mặt đường khát vọng". Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở các thành thị bị tạm chiếm ở Miền Nam, nhận rõ được bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình: đứng lên, xuống đường hoà nhập với cuộc chiến đấu của dân tộc. Đoạn trích "Đất Nước" trích phần đầu chương V của trường ca là đoạn thơ hay nhất nhiều suy tư cảm xúc dồn nén về tư tưởng "đất nước của nhân dân". Quả thật cả đoạn thơ là những lời tâm tình ngọt ngào, lắng đọng mà sâu sắc thấm thía; là những khám phá về đất nước của nhân dân trên nhiều phương diện. Bình giảng 9 câu đầu đoạn trích ta sẽ thấy được nhận thức của tác giả về đất nước theo bình diện văn hoá.
...........Xem chi tiết tại file tải dưới đây............
Từ khóa » đất Nước Vanhay.edu
-
Đất Nước Nguyễn Khoa điềm Archives - Trang 2 Trên 3 - Văn Hay
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Archives - Trang 2 Trên 3 - Văn Hay
-
Cảm Nhận Của Anh (chị) Về đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm
-
Lưu Trữ Đất Nước Nguyễn Khoa điềm - HỌC NGỮ VĂN
-
Kiến Thức Cơ Bản Và Những đề Thi Về Bài Đất Nước- Nguyễn Khoa ...
-
Văn Hay THPT - Bàn Về Chương “Đất Nước” Trích Từ “Mặt... - Facebook
-
Văn Hay THPT - Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm đã Nói: “ Tôi Cố...
-
ĐỀ 15: TƯ TƯỞNG "ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN" TRONG ĐOẠN ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) Các đề đọc Hiểu Đất ...
-
4 Bài Văn Mẫu Qua Phần 1 đoạn Đất Nước, Phân Tích Cảm Hứng Về ...
-
Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Giới Thiệu Tác Giả, Tác Phẩm Và ...
-
Giáo án Bài Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm Soạn Theo Phương Pháp ...
-
Phân Tích Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm [HAY NHẤT]
-
Bình Giảng Phần 2 Bài Thơ đất Nước Nguyễn Khoa Điềm - WikiChiaSe