Top 6 Bài Soạn "Thầy Bói Xem Voi" Lớp 6 Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
“Thầy bói xem voi” là một trong những câu chuyện ngụ ngôn hài hước, phản ánh một cách chân thực mà thực tế trong xã hội hiện nay đang diễn ra thông qua những ... xem thêm...đánh giá khách quan của những ông thầy bói. Đây là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cao về sự nhìn nhận của con người trong cuộc sống, là một bài học luân lí vô cùng quý báu. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thầy bói xem voi" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 1
23Câu 1 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Năm ông thầy bói xem voi bằng cách lấy tay sờ. Vì con voi quá to nên mỗi thầy chỉ “xem” một bộ phận của nó.
- Mỗi thầy phán về con voi một cách chính xác và sinh động:
- Thầy sờ voi thì thấy sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn
- Thầy sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình
- Thầy sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc
- Thầy sờ đuôi thì thấy tun tủn như cái chổi sể cùn
Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
- Ai cũng tin là mình nói đúng nhất
- Người sau bác bỏ người trước để khẳng định ý kiến của mình
- Không biết lắng nghe ý kiến của nhau, từ bàn tán chuyển sang xô xát đánh nhau.
Câu 2 (Trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Năm ông thầy bói sờ thấy voi thật nhưng không nắm được tổng thể của voi.
- Họ chỉ dùng “tay” để xem voi, dùng cách sờ soạng thay cho việc mắt nhìn
- Vì con voi quá to mỗi thầy chỉ xem được một bộ phận, chưa xem được toàn thể, nên tả lại con voi qua một bộ phận mình sờ thấy.
- Họ đã không cùng lắng nghe để bổ sung lẫn nhau, mà nhất quyết bảo thủ cho rằng ý kiến của mình đúng.
Câu 3 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài học được rút ra trong bài Thầy bói xem voi:
- Phải tìm hiểu sự vật bằng các phương cách tiếp cận thích hợp
- Phải xem xét một cách khách quan, toàn diện
- Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác
- Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 2
23Trả lời câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy nêu các cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán về voi như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Cách các thầy bói xem voi và phán về voi là: dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi, sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế.
+ Thầy sờ vòi thì thấy sun sun như con đỉa
+ Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn
+ Thầy sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình
+ Thầy sờ đuôi thì thấy tua tủa như cái chổi sể cùn
+ Thầy sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc.
- Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi: Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình và cho rằng ý kiến của người khác là sai.
Trả lời câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Năm ông thầy bói đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Lời giải chi tiết:
Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ:
- Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi.
- Các thầy đều không chịu lắng nghe ý kiến của nhau mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình.
Trả lời câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Lời giải chi tiết:
Bài học rút ra từ truyện:
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phải xem xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện.
- Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác
- Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức.
LUYỆN TẬP
Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Lời giải chi tiết:
Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc vì Lan ôn "trúng tủ", may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.
Hậu quả: Như vậy, các bạn trong lớp đã không nhìn vào sự cố gắng thực sự của Lan để đánh giá mà suy luận, "đoán mò". Khi đưa ra lời đánh giá một cách vội vàng, không hiểu bản chất của sự việc đã khiến cho bạn bị tổn thương.
Tóm tắt
Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
Bố cục
Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “như cái chổi sể cùn”): Các thầy bói xem voi và phán về các bộ phận của con voi.
- Đoạn 2 (Còn lại): Hậu quả của việc phán voi.
Nội dung chính
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 3
25Bài 1 trang 103 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Trả lời
- Năm ông thầy bói xem voi bằng cách lấy tay sờ. Vì con voi quá to nên mỗi thầy chỉ “xem” một bộ phận của nó.
Mỗi thầy phán về con voi một cách chính xác và sinh động:
Thầy sờ voi thì thấy sun sun như con đỉa
Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn
Thầy sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình
Thầy sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc
Thầy sờ đuôi thì thấy tun tủn như cái chổi sể cùn
- Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
Ai cũng tin là mình nói đúng nhất
Người sau bác bỏ người trước để khẳng định ý kiến của mình
Không biết lắng nghe ý kiến của nhau, từ bàn tán chuyển sang xô xát đánh nhau.
Bài 2 trang 103 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Năm thầy bói đều đã được sờ vào voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Trả lời
- Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.
- Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.
- Họ đã chủ quan trong việc nhận thức sự vật hiện tượng, tự cho là mình đúng, như vậy họ không chỉ mù mắt mà còn mù về phương pháp đánh giá, mù về sự nhận thức.
Bài 3 trang 103 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Trả lời
Những bài học từ truyện Thầy bói xem voi:
– Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy…).
– Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.– Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
Câu hỏi luyện tập trang 103 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Kể một số ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Trả lời
Một số trường hợp có thể xảy ra như tình huống “Thầy bói xem voi”:
– Một bạn vô tình làm em ngã, em lại nghĩ rằng bạn có ý gây gổ cố tình đẩy ngã em.
– Bạn em mượn sách của em nhưng quên không trả và em nghĩ rằng bạn giả vờ quên để lấy luôn cuốn sách của em.
Tham khảo câu chuyện sau:
Khi em nghe được chuyện bạn An đã lấy cắp tiền của bạn Minh trong lớp, em đã vội vàng tin ngay dù không được chứng kiến điều đó. Chính vì vậy, em đã nghĩ bạn An là người không trung thực và không chơi với bạn từ đó. Các bạn trong lớp thường xuyên bàn tán và xa lánh An khiến bạn buồn khi bị cô lập. Đến vài ngày sau, khi Minh tìm được số tiền đó và An đã được minh oan.
Hậu quả: Em cảm thấy rất hối hận khi đã vội vàng kết luận về người khác dù không biết rõ sự việc. Sự đánh giá vội vàng của em đã dẫn đến những suy nghĩ sai lầm về tính cách và con người của bạn An.
Tổng kết
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 4
23A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt truyện: Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Ý nghĩa truyện:Sự vật bao giờ cũng do nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành, cấu tạo thành. Câu chuvện nêu lên môi tương quan giữa bộ phận và toàn thể trong một sự vật: bộ phận làm nên toàn thể nhưng bộ phận không phải là toàn thể. Qua đó, phê phán những kẻ chĩ đoán mò, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện, thấy bộ phận mà không thấy toàn cục, thấy cây mà chẳng thấy rừng. Đó là cách nhìn nhận sự vật thiếu khoa học dẫn đến cách đánh giá sai lầm.Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Bài làm:Vì mù nên họ không thấy được cả con voi mà mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả về voi. Cách xem và phán về voi của 5 thầy bói mù:Người thứ nhất: sờ vòi, phán, voi như đỉa.Người thứ 2: Sờ ngà, phán, voi như cái đòn cànNgười thứ 3: sờ tai, phán, voi như cái quạt thócNgười thứ 4: sờ chân, phán, voi như cái cột đìnhNgười thứ 5: sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùnThái độ của các thầy khi phán về voi:Ai cũng quả quyết ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận ý kiến của người khác.Tranh cãi quyết liệt, cuối cùng dẫn đến xô xát đánh nhau chảy tóe máu đầu.
Câu 2: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?Bài làm:Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.Họ đã chủ quan trong việc nhận thức sự vật hiện tượng, tự cho là mình đúng, như vậy họ không chỉ mù mắt mà còn mù về phương pháp đánh giá, mù về sự nhận thức.
Câu 3: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?Bài làm:Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất. Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy và suy nghĩ kĩ càng, không nên đánh giá vội vàng, phiến diện.
LUYỆN TẬPCâu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Bài làm:Ví dụ:1. Khi em nghe được chuyện bạn An đã lấy cắp tiền của bạn Minh trong lớp, em đã vội vàng tin ngay dù không được chứng kiến điều đó. Chính vì vậy, em đã nghĩ bạn An là người không trung thực và không chơi với bạn từ đó. Các bạn trong lớp thường xuyên bàn tán và xa lánh An khiến bạn buồn khi bị cô lập. Đến vài ngày sau, khi Minh tìm được số tiền đó và An đã được minh oan. Hậu quả: Em cảm thấy rất hối hận khi đã vội vàng kết luận về người khác dù không biết rõ sự việc. Sự đánh giá vội vàng của em đã dẫn đến những suy nghĩ sai lầm về tính cách và con người của bạn An. 2. Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc vì Lan ôn "trúng tủ", may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.Hậu quả: Như vậy, các bạn trong lớp đã không nhìn vào sự cố gắng thực sự của Lan để đánh giá mà suy luận, "đoán mò". Khi đưa ra lời đánh giá một cách vội vàng, không hiểu bản chất của sự việc đã khiến cho bạn bị tổn thương.
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 5
23I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tóm tát truyện
Năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng chung tiền biếu quản voi để xem voi. Mỗi người sờ một bộ phận của voi. Sau đó bàn tán.
- Thầy sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa.
- Thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn.
- Thầy sờ tai bảo voi bè bè như cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân cãi voi sừng - sững như cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi nói voi tua tủa như cái chổi sể cùn.
Năm thầy cãi nhau không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
2. Qua việc thuật lại cách xem voi và cuộc tranh luận, miêu tả voi của các thầy bói, truyện khuyên mọi người : Muốn tìm hiểu sự vật phải có cách tiếp cận thích hợp, phải xem xét toàn diện, không lấy bộ phận thay cho toàn thể, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Các thầy bói xem voi bằng cách lấy tay sờ vì các thầy đều bị hỏng mắt. Bởi con voi quá to nên mỗi thầy chỉ “xem” được một bộ phận của nó. Vì thế khi nói về voi, mỗi thầy chỉ nói được đúng phần mình đã sờ thấy. Việc diễn tả khá chính xác và sinh động:
- Thầy sờ vòi thì thấy sun sun như con đỉa.
- Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn.
- Thầy sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi thì thấy tua tủa như cái chổi sể cùn.
Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
- Ai cũng tin là mình nói đúng nhất.
- Người sau bác bỏ người trước để khẳng định ý kiến của mình.
- Không chịu lắng nghe ý kiến của nhau, từ bàn tán chuyển sang xô xát, đánh nhau.
Câu 2. Năm thầy bói đã tiếp xúc với voi thật, sờ thấy voi thật, nhưng không ai nói đúng về voi. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ:
- Họ đã dùng “tay” để xem voi, dùng cách sờ soạng thay cho mắt nhìn.
- Vì con voi quá to mỗi thầy chỉ xem được một bộ phận, chưa xem được toàn thể, nên tả lại cả con voi qua một bộ phận mình sờ thấy. Dù bộ phân đó là đúng, nhưng đó không phải là con voi, mà chỉ là vòi voi, ngà voi, tai voi, chân voi, đuồi voi mà thôi.
- Điều cuối cùng là họ không biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu họ hỏi người quản tượng, kết hợp việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, họ sẽ biết được con voi là như thế nào.
Câu 3. Những bài học của truyện Thầy hói xem voi:
- Phải tìm hiểu sự vật bằng phương cách tiếp cận thích hợp (xem phải dùng mắt, xem bằng “tay” sẽ không tránh khỏi mò mẫm, sai sót).
- Phải xem xét và khái quát một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, cái đơn lẻ thay thê' cho toàn thể.
- Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác.
- Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức, như vậy chỉ có. thể dẫn đến toác đầu, chảy máu chứ không giúp hiểu biết về sự vật.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Có thể tìm đọc trong sảch vở, quan sát trong đời sống để tìm ra những trường hợp phán đoán, đánh giá sai theo kiểu “Thầy bói xem voi”.
Ví dụ 1: Khi em nghe được chuyện bạn An đã lấy cắp tiền của bạn Minh trong lớp, em đã vội vàng tin ngay dù không được chứng kiến điều đó. Chính vì vậy, em đã nghĩ bạn An là người không trung thực và không chơi với bạn từ đó. Các bạn trong lớp thường xuyên bàn tán và xa lánh An khiến bạn buồn khi bị cô lập. Đến vài ngày sau, khi Minh tìm được số tiền đó và An đã được minh oan.
Ví dụ 2: Giờ ra chơi, em vừa định mở của phòng học thì bạn Nam ở lớp bên cạnh mở mạnh cụng vào người em. Mặc dù, Nam xin lỗi nhưng em vẫn rất giận. Em gây rối với bạn ấy. Em đã cho rằng Nam là kẻ ưa gây gổ với bạn bè. Mãi cuối năm học, Nam là học sinh xuất sắc lại là người gương mẫu về tư cách tác phong trong quan hệ với bè bạn và thầy cô. Em đã thấy mình hiểu sai
Ví dụ 3: Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc Lan xem tài liệu may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.
-
Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 6
23I. Đôi nét về tác phẩm: Thầy bói xem voi1. Tóm tắtNăm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.2. Bố cục (3 phần)- Phần 1 (từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”): Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói- Phần 2 (tiếp đó đến “như cái chổi sể cùn”): Các thầy bói xem voi và phán về voi- Phần 3 (còn lại): Kết quả của việc xem voi3. Giá trị nội dungTừ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.4. Giá trị nghệ thuật- Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc- Dùng đối thoại, tạo nên tiếng cười kín đáo, hài hước- Dùng lối nói phóng đại- Lặp lại các sự việc
II. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Hãy nêu cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
*Các cách thầy bói xem voi và phán về voi:
Cách xem voi của năm ông thầy là dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thể (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.
*Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi:
- Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Cách phán này mang tính chủ quan, sai lầm.
- Năm ông không ai chịu nhường ai thành ra xô xát.
Câu 2: Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi mà đã tưởng là sờ được toàn bộ con voi . Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi => dùng một bộ phận để nói cái toàn thể nhưng cái bộ phận ở đây lại không thể nói cho cái toàn thể.
Câu 3: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” cho ta bài học:
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phả xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện, tổng hợp ý kiến của nhiều người. Chỉ có như vậy mới tránh được các sai lầm như những thầy bói trong truyện.
- Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.
III. LUYỆN TẬP:
Kể một số ví dụ của em hoặc của bạn em đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai làm như kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của nó:
VD: Bạn em rất hay đem ra so sánh sự giàu – nghèo của hai bạn cùng lớp.
+, Bạn A: ăn mặc sành điệu, nóng tính, hay mắng chửi người khác => con nhà giàu và bướng.
+, Bạn B: ăn mặc bình thường, nhẹ nhàng, hiền dịu => con nhà nghèo và hiền.
Nhưng sự thật không phải như vậy bạn A lại sinh ra trong một gia đình nghèo, do bố bạn bị bắt đi tù nên bạn mới như vậy.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Toplist.vn.
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist bài soạn thầy bói xem voi soạn văn lớp 6 bài soạn hay nhất soạn văn ngữ văn 6 văn học 6.Đăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 6 Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" lớp 6 hay nhất
4008 0Top 6 Bài soạn "Luyện nói kể chuyện" lớp 6 hay nhất
1125 0Top 6 Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" lớp 6 hay nhất
687 0Top 6 Bài soạn "Em bé thông minh" lớp 6 hay nhất
459 0Top 6 Bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh" lớp 6 hay nhất
420 0Top 6 Bài soạn "Lượm" của Tố Hữu lớp 6 hay nhất
403 0Top 6 Bài soạn "Chữa lỗi dùng từ" lớp 6 hay nhất
256 0Top 6 Bài soạn "Đeo nhạc cho mèo" lớp 6 hay nhất
217 0Top 6 Bài soạn "Lợn cưới áo mới" lớp 6 hay nhất
178 0Top 6 Bài soạn "Con hổ có nghĩa" lớp 6 hay nhất
131 0Top 6 Bài soạn "Bánh Chưng, bánh Giầy" lớp 6 hay nhất
106 0Top 6 Bài soạn "Phương pháp tả người" lớp 6 hay nhất
84 0Top 6 Bài soạn "Mẹ hiền dạy con" lớp 6 hay nhất
62 0Top 6 Bài soạn "Danh từ" (tiếp theo) lớp 6 hay nhất
61 0Top 6 Bài soạn "Phương pháp tả cảnh" lớp 6 hay nhất
57 0Top 6 Bài soạn "So sánh (tiếp theo)" lớp 6 hay nhất
45 0Top 10 Bài văn phân tích truyện "Thầy bói xem voi" hay nhất
23366 0Top 5 Bài soạn "Thạch Sanh" trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 hay nhất
3162 0Top 10 Bài văn kể lại buổi học đáng nhớ của em (lớp 6) hay nhất
7 0 Top 6 Bài soạn "Thầy bói xem voi" lớp 6 hay nhấtKhách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » Truyện Thầy Bói Xem Voi Lớp 6
-
Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Bài Văn Mẫu Lớp 6: Tóm Tắt Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
[SGK Scan] Thầy Bói Xem Voi - Sách Giáo Khoa
-
SGK Ngữ Văn 6 - Thầy Bói Xem Voi - Giải Bài Tập
-
Kể Tóm Tắt Truyện Thầy Bói Xem Voi - Ngữ Văn Lớp 6
-
Thầy Bói Xem Voi - Ngữ Văn 6
-
Soạn Bài: Thầy Bói Xem Voi - Ngữ Văn 6 Tập 1
-
Thầy Bói Xem Voi - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Đọc Truyện Thầy Bói Xem Voi Lớp 6 - Xây Nhà
-
Đề Văn 6: Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Bài Học Và ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi Hay Nhất - IIE Việt Nam
-
Bài Học Và ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi Lớp 6
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Thầy Bói Xem Voi Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
-
Soạn Bài - Thầy Bói Xem Voi - Giải Bài Tập SGK Ngữ Văn Lớp 6