TOP 6 Cách Chống Thấm Sân Thượng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Chi Phí

Nội Dung Chính

  • Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột
  • Chống thấm sân thượng bằng Sika
  • Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy
  • Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
  • Chống thấm sân thượng bằng xi măng
  • Chống thấm sân thượng bằng màng dán bitum
  • Chống thấm sân thượng bê tông sàn mái bằng hóa chất
Google+0Facebook0Twitter0LinkedIn0Pinterest0

Sân thượng là nơi xuất hiện tình trạng thấm dột nhiều nhất do thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa, điều kiện khí hậu thời tiết thất thường. Tuy nhiên, nếu công trình này không được thi công và chống thấm cẩn thận từ đầu thì tình trạng thấm dột xảy ra sớm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình khác. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn 6 cách chống thấm sân thượng hiệu quả, thi công nhanh và rất tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Bảng báo giá thi công chống thấm sàn mái sân thượng mới nhất

Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột

chống thấm sân thượng

Rêu trên sân thượng có màu đen

Nắm được dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột sẽ giúp bạn có những phương án xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. Theo đó, khi sân thượng bị thấm dột sẽ có những dấu hiệu chủ yếu dưới đây:

  • Bề mặt sân thượng xuất hiện nứt chân chim.
  • Sàn sân thượng bị sụt lún, nghiêng khiến gạch bị vỡ hoặc bung lên.
  • Mặt bê tông sủi bóng khi gặp trời mưa
  • Xuất hiện rong rêu có màu nâu đen.
  • Mặt trần dưới sân thượng xuất hiện tình trạng nước thấm, chảy dột.
  • Mùi hôi khó chịu, các vệt ố vàng, mốc đen gây mất thẩm mỹ.

Chống thấm sân thượng bằng Sika

chống thấm sân thượng

Sika Latex là một trong những nguyên liệu chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay

Một trong những cách chống thấm sân thượng hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng hiện nay đó là sử dụng Sika Latex. Tuy nhiên, để chống thấm sân thượng bằng Sika đòi hỏi bạn phải thi công tỉ mỉ, có kỹ thuật để đảm bảo độ bền và chất lượng công trình tối đa.

Ưu điểm của chất liệu chống thấm Sika như:

  • Hạn chế tình trạng co ngót, kết dính tuyệt vời.
  • Cho khả năng đàn hồi và chống thấm tuyệt vời
  • Tăng khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất
  • Phù hợp với các lớp vữa xi măng tiếp xúc với nước uống, lớp vữa trát sàn có cường độ cao.
  • Có thể dùng để dặm vá ở những khu vực cần lớp hoàn thiện.
  • Đóng vai trò làm chất kết dính cho lớp vữa trát, kháng mài mòn hiệu quả.
  • Không bị chuyển hóa thành dạng nhũ tương ngay cả trong môi trường có tính kiềm cao.

Quy trình:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, chà phẳng và xử lý bằng máy hút bụi.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu chống thấm

Trộn nguyên liệu chống thấm theo tỷ lệ: 1 lít sika latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng = dầu hồ kết nối ( tỉ lệ 1/1/4) đối với bề mặt sân thượng có diện tích 4m2.

Bước 3: Tiến hành thi công

  • Cho xi măng vào hỗn hơp Latex, nước đã trộn sẵn thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Đổ lớp hồ dầu với chiều dày 1-2mm lên bề mặt đã được làm ướt và đổ bê tông mới hoặc trát lớp vữa ngay khi lớp kết nối vẫn còn ướt.
  • Chuẩn bị lớp vữa trát sàn theo tỷ lệ: Xi măng: cát = 1 : 2.5 =3; Xi măng: cát = 1: 3 = 3.7 
  • Thi công lớp vữa chống thấm sau khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt..
  • Định mức Sika Latex: Đối với lớp kết nối dày 2mm: 0,25 lít cho 1 m2. Đối với trát tường dày 2cm: 1 lít cho 1 m2 vữa cán sàn.

Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy

chong tham san thuong

Sơn Epoxy cho khả năng chống trơn trượt và bền màu tối đa

Sơn Epoxy là nguyên liệu thứ 2 được sử dụng phổ biến khi thi công chống thấm sân thượng. Theo đó, phương pháp này sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

  • Chống tình trạng trơn trượt tối đa.
  • Bền màu
  • Chống bụi, chống tình trạng mài mòn và có độ ma sát tốt.

Quy trình:

Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt sàn nhằm đảm bảo tạo độ nhám cho lớp sơn epoxy bám dính với mặt sàn.

Bước 2: Nhám, che lấp các lỗ hổng li ti trên mặt sàn để đảm bảo tính thẩm mỹ. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp keo epoxy , sau khi lớp sơn khô thì thì dùng máy mài tay xả lại.

Bước 3: Phủ lớp sơn lót sau khi bề mặt đã được xử lý làm sạch

Bước 4: Thi công lớp sơn hoàn thiện. Nếu xuất hiện hiện tượng có bọt khí, bạn cần chuẩn bị dung môi để phun lên phá bọt.

Bước 5: Nghiệm thu công trình. Có thể di chuyển sau 24h thi công và hoạt động bình thường sau 7-10 hoạt động.

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa đường là một dạng chất lỏng hoặc chất bán rắn có độ nhớt cao, màu đen. Thành phần chính của nhựa đường là bitum và dầu hắc chống thấm. Ưu điểm của việc sử dụng nhựa đường để chống thấm sân thượng:

  • Cho khả năng bám dính tốt.
  • Bảo vệ lớp cấu tạo bên dưới khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại
  • Khả năng trám bịt kín các vết nứt hoặc khe hở tốt.
  • Chịu áp lực của nước tốt.
  • Cho độ bền công trình dài lâu.
  • An toàn, không gây độc hại với người sử dụng và ảnh hưởng tới môi trường.

Quy trình: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm và một số dụng cụ thi công

  • Quan sát vị trí, diện tích khu vực sân thượng cần thi công.
  • Làm sạch sân thượng, loại bỏ bụi bẩn, mài sạch vụn vữa trên mái.
  • Xác định khối lượng hóa chất thi công và phụ gia cần sử dụng.
  • Các loại dụng cụ, máy móc cần thiết
  • Xác định nguồn nhân lực

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Đun sôi nóng chảy nhựa đường, pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả thẩm thấu
  • Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt ( Sử dụng 01 lớp lót Asphalt primer quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ)
  • Dán tấm trải  BITUM MEMBRANE lên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Dùng đèn khò khí ga để làm nung chảy nhựa đường phía dưới tấm BITUM MEMBRANE rồi dán lên lớp lót (tạo kết dính tuyệt đối lên lớp lót Primer gốc nhựa đường đã thi công trước) sau đó dùng bay miết mạnh phía trên tạo độ nhẵn bề mặt và loại bỏ các túi rỗng khí bên dưới.

Bước 3: Phơi nắng trong 2 ngày

Bước 4: Kiểm tra khả năng chống thấm của tấm trải khi đã thi công kín bề mặt

Bước 5: Thi công lớp vữa xi măng M75 dày 2-3cm

Bước 6: Thi công gạch chống nóng

Bước 7: Phủ bạt trên bề mặt sàn đã được quét nhựa và tưới nước 2 lần/ngày.

Chống thấm sân thượng bằng xi măng

thi cong chong tham san thuong

Thi công chống thấm sân thượng bằng xi măng

Xi măng là vật liệu rẻ, dễ thi công mà bất cứ gia đình nào cũng có thể thực hiện tại nhà. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt khu vực thi công và chuẩn bị dụng cụ, máy móc như cây lăn, bay, chổi quét,…

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu chống thấm, có thể là xi măng trắng hoặc đen

Bước 3: Vệ sinh mặt sàn bê tông, bỏ sạch bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng.

Bước 3: Tiến hành thi công theo quy trình: pha xi măng với nước → quét xi măng → nghiệm thu sau 3 giờ

Chống thấm sân thượng bằng màng dán bitum

thi công chống thấm sân thượng

Sử dụng màng dán bitum cho khả năng bám dính tốt

Màng dán Bitum hay còn được gọi là màng khò nóng là một sản phẩm từ Polyme tổng hợp có dạng cuộn hoặc tấm. Vật liệu này có khả năng bám dính tốt nên được ứng dụng khá nhiều trong các công trình có diện tích lớn. Ưu điểm của chúng là ma sát lớn và khả năng chịu nhiệt độ cao, chống va đập và chống mài mòn hiệu quả.

Quy trình:

Bước 1: Quét lớp lót BU tạo dính bằng lăn sơn.

Bước 2: Sử dụng màng bitum chống thấm sau khi lớp tạo dính khô. Đưa bề mặt dán úp xuống dưới, trải màng chống thấm và dùng khò làm nóng bề mặt.

Bước 3: Lướt khò để làm lớp màng dính chắc vào lớp dính, thực hiện cho đến khi phủ hết bề mặt chống thấm.

Chống thấm sân thượng bê tông sàn mái bằng hóa chất

chong tham san thuong

Chống thấm sàn mái bằng hóa chất Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107

Hóa chất chống thấm mà chúng tôi muốn gợi ý tới bạn đó là sự kết hợp giữa Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Làm sạch bề mặt, loại bỏ vữa thừa, tạp chất

Bước 2: Tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn để lấp kín vết nứt của sân thượng. Nếu vết nứt lớn, đục thành hình chữ V và sử dụng vữa rót tự chảy Sika Grout để lấp đầy.

Bước 3: Sử dụng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 để thi công, quét 2 lớp khoảng 2 tiếng 1 lần.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 6 cách chống thấm sân thượng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Hy vọng rằng, với bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều cách nâng cao tuổi thọ cho công trình sàn mái nói riêng và nhà ở nói chung

5 / 5 ( 4 bình chọn )

Từ khóa » Chống Thấm Sân Thượng Loại Nào Tốt Nhất