Top +6 Cách Dạy Trẻ Mầm Non Học Chữ Cái Hiệu Quả & Nhớ Lâu ...
Có thể bạn quan tâm
Dạy trẻ học chữ ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ trở nên thông minh hơn và có được nhiều nền tảng cho tương lai sau này. Nhưng việc dạy cho trẻ học chữ thì không phải là điều dễ dàng thực hiện. Tùy thuộc vào từng trẻ thì sẽ có trẻ rất thích học nhưng cũng có trẻ không muốn phối hợp cùng với bố mẹ trong quá trình học. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách dạy trẻ mầm non học chữ cái để phát triển trí thông minh của con ngay từ khi còn nhỏ nhé!
Table of Contents
- Vai trò của việc dạy trẻ mầm non học chữ cái
- Thời điểm tiếp xúc với chữ cái của trẻ
- Tầm quan trọng đối với việc dạy bé học chữ cái
- Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái hiệu quả
- Chỉ dạy một chữ trong một thời điểm
- Vừa học vừa thực hành
- Dạy con từ các bài hát
- Sử dụng các miếng thẻ ghi nhớ
- Hãy đọc sách cho trẻ
- Sử dụng giáo án điện tử
Vai trò của việc dạy trẻ mầm non học chữ cái
Thời điểm tiếp xúc với chữ cái của trẻ
Sự phát triển của con người là cả một quá trình phức tạp qua mỗi giai đoạn. Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, việc phát triển nhận thức của đứa trẻ được hình thành thông qua cảm xúc tình cảm thể hiện của người mẹ, hay thông qua những âm thanh tiếng hát từ môi trường bên ngoài. Mọi thứ đều ảnh hưởng tới việc tiếp thu mọi điều mới mở cho trẻ.
Khi những đứa trẻ được chào đón vào ánh mặt trời, một cuộc sống tốt đẹp đang chờ chúng ở phía trước. Trẻ em ở mọi lứa tuổi phát triển khác nhau trong cách chúng nhận thức và nhìn mọi thứ, nhưng hầu như tất cả trẻ em đều trải qua giai đoạn học nói trước rồi mới học viết. Ngay từ khi trẻ nói lần đầu tiên, cha mẹ phải nhận ra rằng đây là cơ sở của quá trình trẻ tiếp xúc với bảng chữ cái và tiếng mẹ đẻ. Trẻ càng nhỏ, não bộ của trẻ càng linh hoạt, khả năng tiếp thu kiến thức càng nhanh và lượng thông tin càng lớn.
6 tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn cơ bản nhưng quan trọng nhất giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Trẻ em ở độ tuổi này tiếp nhận ngôn ngữ khác với người lớn, bằng cách học nó muộn hơn và lưu trữ nó trong não, nhưng trẻ em được đồng hóa vào ý thức của não một cách tự nhiên. Khi nhận thức của trẻ được cải thiện, những ngôn ngữ đó cũng được tích lũy trong não của trẻ, được trẻ tiếp nhận có chọn lọc và sau đó trẻ sẽ tự động nói ra.
Vì vậy, việc học chữ cái dù khó hay phức tạp đến đâu thì trẻ đều có thể hiểu được. Bất kỳ ngôn ngữ nào thì một đứa trẻ có thể tiếp thu chúng một cách có hệ thống. Nếu nằm trong giai đoạn này mà trẻ vẫn không tiếp xúc và vận động thì âm thanh hoặc kích thích ngôn ngữ sẽ làm mất khả năng tiếp thu của trẻ và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ không được cải thiện.
Khi trẻ chào đời, mọi sự vật từ thế giới bên ngoài đều được trẻ tiếp nhận. Đó là sự mới lạ ấn tượng trong tiềm thức của trẻ. Khi trẻ được một tháng tuổi, theo quy luật phát triển, trẻ có thể nghe được tiếng nói và nhìn thấy thế giới bên ngoài, để trẻ phát huy được hết khả năng của bản thân là điều không dễ dàng đối vỡi những người làm cha mẹ.
Tất cả các yếu tố trong hành vi của cha mẹ đối với trẻ đều được trẻ cảm nhận thông qua các giác quan cảm xúc của chúng. Việc nuôi dạy con và cách dạy con ngay từ nhỏ là vấn đề cần nghiên cứu và khám phá để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con, phục vụ cho sự phát triển của con một cách hoàn hảo nhất.
Ở độ tuổi một hoặc hai tuổi, nếu cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt, đa dạng thì khả năng thích ứng và phát triển nhanh của trẻ sẽ cao hơn. Vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ cho con làm quen với chữ cái một cách hiệu quả, đạt chất lượng cao.
Dạy bé bảng chữ cái càng sớm thì bé càng dễ tiếp nhận và tạo cơ hội cho não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn về mặt tư duy. Học ngôn ngữ là một quá trình đối với trẻ em, đặc biệt là học ngôn ngữ mẹ đẻ. Nếu có được một phương pháp dạy tốt thì sự tiếp thu của trẻ rất nhanh.
Tầm quan trọng đối với việc dạy bé học chữ cái
Trẻ em như búp trên cành, đúng vậy, đang trong độ tuổi phát triển, giai đoạn học hỏi nhanh thì việc tiếp xúc với mặt chữ là cần thiết và quan trọng. Dành cho những bậc cha mẹ – là người có vai trò quyết định cao đến kết quả phát triển của con mình trong giai đoạn này cần phải:
- Cho trẻ tiếp xúc với chữ cái sớm đồng nghĩa với việc phát triển khả năng của trẻ tốt hơn.
- Học bảng chữ cái sớm cũng là để trau dồi tâm hồn trẻ trung hơn. Giai đoạn 3-4 tuổi, sự phát triển nhận thức của trẻ đã tương đối rõ ràng, việc học mặt chữ cũng tương đối hoàn thiện. Hãy để trẻ tự lập, tự quyết định những việc cần làm và cho trẻ nhiều trải nghiệm mới, vì giai đoạn trẻ học cách bắt chước và có nhiều ý tưởng hơn, đừng ngại để trẻ chủ động, chủ động ở thời gian này.
- Nói chuyện với con bạn bằng cách sử dụng cách phát âm chính xác của cha mẹ hoặc những người xung quanh bạn, chứ không phải ngôn ngữ của trẻ.
- Đừng chỉ cho trẻ mải mê vui chơi mà quên mất đây cũng là thời điểm cực kì quan trọng để trẻ có thể học tập và thông qua việc học tập đó mà phát huy được tất cả những khả năng về năng lực và trí tuệ của mình.
- Dạy trẻ học bảngchữ cái ngay từ sớm cũng là phương pháp rèn luyện cho trẻ để hình thành nên các thói quen trong cuộc sống mà khi càng lớn, trẻ càng cần được trau dồi và phát huy.
- Dạy trẻ học chữ cái sẽ giúp cho trẻ tới gần hơn với thế giới rộng lớn và mọi điều thú vị hấp dẫn hơn. Ngay từ khi lọt lòng mà trẻ được quan tâm dạy về ngôn ngữ thì đó là phương pháp tối ưu nhất cho trẻ.
- Cha mẹ cần phải nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc học chữ cái của trẻ ngay từ sớm để phát huy khả năng của trẻ một cách hoàn hảo, là nền tảng cơ hội tốt sau này cho bé.
Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái hiệu quả
Chỉ dạy một chữ trong một thời điểm
Chúng ta không nên dạy dàn trải vì bộ não của trẻ vẫn còn đang khá non nớt và không có khả năng chịu đựng được áp lực nếu ba mẹ cố ép bé học nhiều chữ trong cùng một lúc. Nguyên tắc trước tiên khi dạy bé học chữ cái là phải dạy từng chữ một và lặp lại nhiều lần cho quen.
Mỗi chữ sẽ thể hiện một chủ đề riêng. Hãy viết và đọc những chữ ấy ra cẩn thận để bé bắt chước bạn, lặp lại nhiều lần để giúp cho trẻ nhanh thuộc và ghi nhớ lâu hơn so với cách học nhiều chữ cái trong một ngày.
Vừa học vừa thực hành
Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc dạy trẻ mầm non học chữ cái. Ở giai đoạn này thì, bộ não của trẻ phát triển nhanh, việc cho trẻ học sách vở kèm thực hành là điều vô cùng cần thiết. Khi bé đọc chữ thì các mẹ nên cho bé thực hành ngay bằng cách viết chữ cái đó, cũng như cho trẻ có cơ hội thực hành quen dần trong việc giao tiếp nói chuyện hằng ngày mà không có sách vở bên cạnh.
Những lúc như thế trong trí nhớ của bé sẽ hình thành nhưng chữ cái đã được học và vận dụng hiệu quả để nói chuyện với mẹ, một phần hỗ trợ rèn luyện khả năng nói thành thạo ngôn ngữ của trẻ.
Dạy con từ các bài hát
Để dạy bé học bảng chữ cái, ba mẹ có thể bắt đầu bằng các bài hát đơn giản, thú vị và giàu tính hình tượng ví dụ như: “o tròn như quả trứng gà, ô thì đợi mũ, ơ thời mang râu”…Cùng bé hát trong bồn tắm, hoặc khi mặc quần áo hoặc khi ngồi chơi,… Lặp đi lặp lại bài hát nhiều lần, dần dần bé sẽ thuộc được những bài hát mà mẹ dạy và hiểu được là có những chữ cái trong từng câu hát.
Sử dụng các miếng thẻ ghi nhớ
Ba mẹ có thể sử dụng các miếng thẻ có in chữ cái trong các nhà sách. Nếu có nhiều thời gian thì cùng con tự làm thẻ bằng giấy thủ công (hãy cắt miếng giấy thủ công bé kích thước bằng lòng bàn tay, trên mỗi tờ giấy, viết một chữ in hoa, tiếp theo, khâu các mảnh giấy lại bằng chỉ hay ghim bấm, nếu là bìa cứng thì có thể đục lỗ và xâu các mảnh bìa lại).
Hãy đọc sách cho trẻ
Nhiều mẹ cho rằng trẻ khi mà chưa biết chữ thì không thể đọc sách cùng trẻ. Điều này không hoàn toàn đúng bởi vì mẹ có thể đọc sách cho bé nghe, bé có thể chưa biết về mặt chữ nhưng bé có thể quan sát tranh vẽ sống động, nhiều màu sắc, cảm nhận được hình ảnh của các con chữ, dần làm quen và cảm thấy thân thuộc hơn.
Những mẫu truyện đơn giản, ngắn gọn với nhiều hình ảnh minh họa sẽ có tác dụng kích thích trí tượng tượng, sự hào hứng ở trẻ em. Cách thức này giúp cho trẻ phát triển tình yêu với sách từ khi chúng còn nhỏ, xây dựng thói quen đọc sách, tạo nền tảng vững chắc cho việc tự khám phá và tự học về sau.
Sử dụng giáo án điện tử
Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển như hiện nay, các nhà phát triển ứng dụng đã tạo ra được nhiều phần mềm dạy trẻ học bảng chữ cái cùng các chương trình dạy bảng chữ cái hiệu quả cho trẻ. Các giáo án điện tử được thiết kế đơn giản, bắt mắt nên bé có thể dễ dàng sử dụng.
Bố mẹ có thể tải các ứng dụng hoặc tài liệu điện tử này về. Sau đó thì thay vì để thời gian cho bé chơi game, nghịch điện thoại như trước, ba mẹ hãy cùng bé khám phá các nội dung trong đó. Một gợi ý trang web dạy trẻ học bảng chữ cái cho trẻ mầm non là Twinkl Vietnam.
Tại đây, sẽ có thư viện tài liệu giáo dục dạy học chất lượng vơi hơn 800,000 bài giảng, được phát triển bởi giáo viên, dành cho giáo viên và phụ huynh, với mức giá phải chăng mà học tập thì rất tiện lợi. Tài nguyên Twinkl không chỉ đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung mà còn thích hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái là một quá trình không hề đơn giản hay dễ dàng của các bậc phụ huynh. Tìm hiểu và xác định phương pháp tốt nhất cho con trong việc dạy trẻ học chữ cái là điều mà các cha mẹ cần quan tâm, để con có thể phát triển tốt nhất trong độ tuổi nhỏ, xây dựng được một nền tảng vững chắc khi con vào lớp 1.
Từ khóa » Bảng Chữ Cái Cho Trẻ Mầm Non
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt - Tiếng Việt Mẫu Giáo [OLM.VN] - YouTube
-
Mầm Non Bảng Chữ Cái Tiếng Việt - BeeCost
-
Các Nhóm Chữ Cái Cho Trẻ Mầm Non Luyện Viết Chữ Hiệu Quả
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt & Cách Phát âm Chuẩn Bộ GD-ĐT
-
Tiết Lộ Bí Quyết Giúp Bé Học Tốt Bảng Chữ Cái Mẫu Giáo - Monkey
-
Phương Pháp Dạy Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Thông Minh Nhất
-
Bảng Chữ Cái Cho Bé Mầm Non Giúp Bé Học Giỏi Tiếng Anh - Shopee
-
Thẻ Học Chữ Cái Và Số Đếm Cho Trẻ Mầm Non - 44 Thẻ/ 1 Bộ
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn 2022 - Pinterest
-
6 Chiêu Dạy Học Chữ Cái Mầm Non 5 Tuổi Không Phải Ai Cũng Biết
-
Bé Làm Quen Với Chữ Cái (Dành Cho Trẻ 5 -6 Tuổi) - Sách Dân Tộc
-
Tranh Bảng Chữ Cái Và Số (Dành Cho Học Sinh Mẫu Giáo) | Tiki
-
Bảng Chữ Cái Chính Hãng, Giá Tốt Tháng 8 2022 - IPrice