TOP 6 Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 8, 9
Có thể bạn quan tâm
Lập dàn ý thuyết minh về cây bút bi gồm 9 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng triển khai thành bài văn thuyết minh về cây bút bi thật hay.
Bút bi là vật dụng quá quen thuộc và không thể thiếu đối với các em học sinh, bút bi cũng có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Với 9 dàn ý thuyết minh về bút bi dưới đây, các em sẽ nắm thật chắc cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện dàn ý cho mình:
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi ngắn gọn
- Dàn ý thuyết minh bút bi ngắn gọn
- Dàn ý thuyết minh về bút bi lớp 8
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 9
- Lập dàn ý Thuyết minh bút bi
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 1
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 2
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 3
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 4
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 5
Dàn ý thuyết minh bút bi ngắn gọn
1. Mở bài
- Giới thiệu về cây bút bi
2. Thân bài
- Lịch sử ra đời của nó (ai chế tạo ra, chế tạo năm bao nhiêu...)
- Cấu tạo chiếc bút bi: gồm 3 phần chính: Đầu bút, Ruột bút, Vỏ bút
- Giới thiệu chi tiết từng phần (sử dụng yếu tố miêu tả)
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản
- Công dụng: gắn bó với con người
3. Kết bài
- Khẳng định sự thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày
Dàn ý thuyết minh về bút bi lớp 8
I. Mở bài
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
2. Cấu tạo
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm
- Ưu điểm:
- Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
- Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.
- “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài
Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 9
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về cây bút bi.
II. Thân bài
1. Giới thiệu nguồn gốc của bút bi
- Người được cấp bằng phát minh đầu tiên: John J. Loud (Mỹ), nhưng phải đến Lazo Biro (Hungary) thì chiếc bút bi mới thực sự được hoàn thiện.
- Lý do phát minh: phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này.
2. Cấu tạo cơ bản của bút bi
- Vỏ bút: phần bên ngoài, hình ống trụ, dài khoảng 14 - 15cm, chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất.
- Ruột bút: phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Các bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ.
3. Phân loại
- Theo kiểu dáng (đa dạng, phong phú...)
- Theo màu sắc mực (xanh, đỏ, tím, đen...)
- Theo hãng sản xuất (trong nước và nước ngoài)
4. Tác dụng
- Dùng để ghi chép sách vở, nhật ký…
- Gắn bó với học sinh, sinh viên như một người bạn.
5. Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm:
- Gọn nhẹ, dùng bền.
- Giá rẻ hơn nhiều so với các loại bút ngòi.
- Giúp viết chữ nhanh.
- Làm chữ viết trên giấy mau khô, không bị thấm mực sang trang khác.
* Nhược điểm:
- Viết nhanh dễ làm nét chữ cứng, mất thanh, đậm.
- Chỉ dùng được một lần (đến khi hết mực), đa số không thể tái sử dụng.
III. Kết bài
- Đánh giá cá nhân về cây bút bi (vai trò, tình cảm…).
Lập dàn ý Thuyết minh bút bi
I. Mở bài:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
- Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
- Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hungary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
2. Cấu tạo:
Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
- Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.
- Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào. Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp.
- Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
3. Công dụng:
- Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.
- Suốt mấy mươi năm qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,…
- Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi.
- Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…
- Dù màu sắc và kiểu dáng khá phong phú nhưng bút bi cũng chỉ có hai loại: loại dùng một lần rồi bỏ (loại này giá thành rẻ nên dùng hết mực thì bỏ) và loại dùng nhiều lần (loại này chất lượng cao, giá thành đắt gấp nhiều lần so với loại kia nên khi hết mực ta chỉ cần thay ruột bút rồi dùng tiếp).
- Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
- Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhỏ, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.
- Nên chọn bút có mực ra đều. Để chọn được cây bút như vậy, khi thử bút ta sẽ viết số 8.
4. Bảo quản:
- Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi.
- Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
III. Kết bài:
Bút bi mãi là vật dụng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt vào đề bài: cây bút bi (trực tiếp hoặc gián tiếp).
2. Thân bài
a. Lịch sử hình thành và khái quát chung về cây bút
- Bút bi được phát minh do một nhà báo người Hungary có tên Lazso Biro.
- Khái quát chung: cây bút có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, rất phổ biến trong xã hội, được con người sử dụng hằng ngày để học tập và làm việc…
b. Thuyết minh chi tiết
Bút bi dài khoảng 20cm, hình trụ thon dài.
Chia thành 2 bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút.
Vỏ bút: làm bằng nhựa hoặc kim loại, đơn giản hoặc có nhưng họa tiết bắt mắt.
Ruột bút: bao gồm phần ống mực và đầu bút. Ống mực thuôn dài, làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bút làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm) là nơi để mực chảy ra khi ta viết.
Dựa vào cấu tạo, có hai loại bút chính: bút bấm vào bút nắp:
- Bút bấm: trong phần ruột bút thường có gắn 1 chiếc lò xo có đàn hồi tốt, phần đầu bút có chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo.
- Bút nắp: thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.
Giá thành: bút bi đa dạng về chủng loại nên có giá thành khác nhau. Loại phổ thông có giá tiền dao động từ 3000 - 15.000 đồng. Loại cao cấp hơn có giá tiền lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu đồng.
c. Công dụng
Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Nó giúp chúng ta ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh chúng ta trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 2
I. Mở bài:
Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà - chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mỹ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.
- Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.
2. Cấu tạo
- Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hãng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.
- Hình dạng rất phong phú, đa dạng.
- Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.
- Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.
- Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.
- Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.
3. Cách sử dụng và bảo quản
- Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.
- Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.
4. Ý nghĩa
- Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
- Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.
- Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Parker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.
- Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.
III. Kết bài:
- Bút bi luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.
- Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 3
I. Mở bài: Giới thiệu chung về cây bút bi
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary.
- Nó khắc phục được những khuyết điểm của bút máy và dần dần được mọi người sử dụng rộng rãi.
2. Đặc điểm, cấu tạo
- Cấu tạo của bút bi gồm 3 bộ phận chính : Vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều khiển
- Vỏ bút: thường được làm bằng chất liệu nhựa hơi cứng hoặc bằng kim loại, hình trụ tròn.
- Ruột bút: nằm phía trong vỏ bút, làm từ loại nhựa có tính chất dẻo và có thể thay đổi màu mực dễ dàng.
- Bộ điều khiển gồm lò xo và nút bật.
3. Cách sử dụng, cách bảo quản
- Bút được hoạt động với cơ chế đơn giản, khi muốn sử dụng thì ta chỉ cần bấm vào nút bật.
- Cách sử dụng để bút được đều mực và lâu dài.
- Cách bảo quản bút bi
4. Phân loại và công dụng, mẫu mã từng loại
- Kiểu dáng, màu sắc, giá cả khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu sử dụng và thị hiếu người dùng
- Bút bi cao cấp
- Bút bi bình dân
5. Vai trò của cây bút bi:
- Để sử dụng trong học tập, làm việc, ký kết hợp đồng,...
- Là một món quà đầy ý nghĩa dành để tặng bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa, vai trò cây bút bi
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 4
I. Mở bài: Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)
II. Thân bài:
Luận điểm 1: Nguồn gốc
- Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu,… các loại bút viết lần lượt ra đời.
- Tên gọi bút bi được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu gọi là bút bic (theo tên 1 công ty Pháp chuyên sản xuất bút)
- Bút bi bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một bi nhỏ để lăn và ngăn không cho mực chảy ra.
- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bút bi được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, phục vụ nhu cầu ghi chép của nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá thành rẻ.
Luận điểm 2: Cấu tạo
- Bút bi gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút
- Vỏ bút: được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình thon dài, dùng để bảo vệ ruột bút.
- Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra. Đây là phần quan trọng nhất của bút bi.
- Bộ phận điều chỉnh bút: gồm lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không dùng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.
- Bút bi được thiết kế ngày càng có tính thẩm mỹ và hữu dụng cao, giá thành lại rẻ.
Luận điểm 3: Phân loại bút bi
- Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút dùng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút dùng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác phục vụ nhu cầu ghi chép đa dạng của con người: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight,…
Luận điểm 4: Công dụng và cách bảo quản
- Công dụng của bút bi là ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật khác như gỗ, gạch,…
- Cách bảo quản: Bút bi có giá thành rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chú ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập khiến vỏ bút vỡ, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi bút.
III. Kết bài:
- Khái quát công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 5
I. Mở bài: Giới thiệu về chủ đề thuyết minh: cây bút bi.
Cuộc đời học sinh ai cũng đã từng gắn bó với những cây bút bi nhỏ nhắn, bút bi trở thành người bạn thân thiết với học sinh - sinh viên giúp ghi chép kiến thức, rèn luyện nét chữ đưa nhiều thế hệ học sinh đi đến bến bờ tri thức và trưởng thành.
II. Thân bài:
a. Lịch sử, nguồn gốc ra đời
- Ghi chép lại kiến thức có từ hàng ngàn năm trước trên vách đá, gỗ, giấy...
- Cây bút bi lần đầu được công nhận vào năm 1888 của John J. Loud ông này đã tạo ra công cụ viết trên bề mặt thô gỗ, giấy gói thô. Bút của Loud có một bi thép nhỏ giữ chặt bằng khung thép.
- Cây bút bi ra đời vào năm 1930 do nhà báo Lazo Biro người Hungary phát minh.
b. Cấu tạo cây bút bi
Một cây bút bi gồm có 3 bộ phận chính:
- Vỏ bút bi: Vỏ chủ yếu làm bằng chất liệu nhựa bền, nhẹ bảo vệ phần ruột bút bên trong. Trên vỏ thường được trang trí nhiều màu sắc, có thông số ngày sản xuất.
- Ruột bút: được bao phủ bởi vỏ bút, ruột cũng làm từ nhựa có chức năng chứa mực.
- Bộ phận khác: nút bấm, lò xo, đai bút giúp cố định khi gắn lên sách vở, quần áo.
c. Phân loại bút bi
- Dựa theo thiết kế bên ngoài: bút bi bấm, bút bi vặn và bút bi nắp đậy...
- Dựa theo loại mực: bút bi mực nhớt, bút bi mực lỏng.
d. Nguyên lý hoạt động
Bút bi nguyên lý hoạt động rất đơn giản: trong mỗi bút bi có viên bi tròn, khi viết viên bi lăn tròn giúp mực đều và tạo ra chữ.
e. Bảo quản bút bi
- Khi sử dụng xong phải đậy nắp hoặc bấm bút bi lại, tránh đầu bút bi va chạm với vật cứng khác.
- Tránh rơi xuống đất để gây nghẽn mực, tắc mực.
- Vào trời lạnh mực hay bị đông lại nên ngâm bút trong bát nước ấm trước khoảng 5 - 10 phút.
g. Tầm quan trọng của cây bút bi
- Cây bút bi giá rẻ, vừa tiện lợi nhỏ gọn cho học sinh.
- Giúp rèn luyện nét chữ - nét người.
- Cây bút bi là người bạn thân thiết với tất cả học sinh sinh viên.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây bút bi
- Bút bi là đồ dùng học tập gần gũi, quen thuộc và hữu ích.
- Giúp ghi chép kiến thức, rèn luyện nét chữ và thành công trên con đường học tập.
Từ khóa » Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Dàn ý
-
TOP 17 Bài Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Chọn Lọc
-
Top 10 Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Chi Tiết Nhất
-
Dàn ý Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 8 9 Mới Nhất
-
Dàn ý Và Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 8, 9đạt điểm Cao
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi
-
Top 12 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Siêu Hay
-
Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Bút Bi (Dàn ý + 4 Mẫu)
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Và Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi (30+ Mẫu Bài Làm Chi Tiết)
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Chi Tiết đầy đủ
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi - Dàn ý Và Bài Văn Mẫu [cực Hay]
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi, Văn Mẫu Lớp 9
-
7 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Bút Bi - Chanh Tươi