Top 6 Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 Năm Học 2021-2022

  • ⚛ Trang chủ
    • ⚛ Giáo án - Bài giảng
    • ⚛ Học tập
    • ⚛ Tài liệu
    • ⚛ Biểu mẫu
    • ⚛ Pháp luật
    • Giáo án - Bài giảng
    • Học tập
    • Tài liệu
    • Biểu mẫu
    • Bài dự thi
    • Dành cho giáo viên
    • Tập huấn giáo viên
Hoatieu.vn Học tập Đề thi, đề kiểm tra Đề thi lớp 3Top 20 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024Đề kiểm tra học kì II lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều, CTST, KNTTTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ

Top 20 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024, bao gồm 20 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.

Đề thi cuối học kì II lớp 3 môn Tiếng Việt bao gồm đề thi, ma trận và đáp án tham khảo để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất kết thúc HK2. Thiết kế đề thi phù hợp với chương trình môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 và năng lực của học sinh tiểu học. Do nội dung đề thi quá dài nên HoaTieu.vn không thể trình bày hết trong bài viết. Mời các em tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.

Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

  • I. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án (9 đề)
    • 1. Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 KNTT
    • 2. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT
    • 3. Đáp án đề thi kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt 3 KNTT
  • II. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo (6 đề)
    • 1. Ma trận Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST
    • 2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST
    • 3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 CTST
  • III. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh diều (6 đề)
    • 1. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh diều
    • 2. Đáp án cuối hk2 Tiếng Việt 3 Cánh diều
  • IV. Đề ôn thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024 có đáp án

I. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án (9 đề)

1. Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 KNTT

NỘI DUNG

Số điểm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Đọc thành tiếng

5

2. Phần đọc hiểu, sử dụng từ và câu (25 phút)

a, Phần đọc hiểu(2,5 điểm)

- Xác định thông tin hoặc chi tiết Số câu quan trọng trong bài- Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu

Số câu

Câu số

Số điểm

2

1,2

1,0

2

1,2

1,0

- Liên hệ đơn giản chi tiết trongbài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống

Số câu

Câu số

Số điểm

1

7

0,5

1

7

0,5

- Giải quyết vấn đề dựa trên nội dung bài đọc

Số câu

Câu số

Số điểm

1

4

0,5

1

10

0,5

2

4;10

1,0

b. Phần sử dụng từ và câu (2,5 điểm)
- Biết tìm vốn từ theo chủ điểm:từ chỉ sự vật, hoạt động, từ chỉđặc điểm, từ có nghĩa giống nhau- Biện pháp so sánh

Số câu

Câu số

Số điểm

1

6

0,5

1

5

0,5

2

5; 6

1,0

- Biết công dụng của dấu câu, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép,dấu chấm hỏi, dấu phẩy.- Đặt và xác định câu theo mẫu:Câu kể; câu cảm, câu hỏi câu khiến.

Số câu

Câu số

Số điểm

1

3

0,5

1

8

0,5

1

9

0,5

3

3;8;9

1,5

Cộng

Số câu

Số điểm

3

1,5

1

0,5

1

0,5

2

1,0

1

0,5

2

1,0

10

5,0

2. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT

Trường Tiểu học:......................Lớp 3….

Thứ ... ngày … tháng .... năm.....

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024MÔN: TIẾNG VIỆT -LỚP 3Thời gian: 25 phút

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

1. Đọc thầm câu chuyện sau

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng, hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…” Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Đây đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và làm bài tập theo yêu cầu.

Câu 1. (0.5 điểm) Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổB. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnhC. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởiD. Tiếng kèn vang vọng bên tai cậu.

Câu 2. (0.5 điểm) Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

A. Trở thành người ca sĩB. Trở thành người nhạc sĩC. Trở thành người nhạc công.D. Trở thành họa sĩ

Câu 3. (0.5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

A. Dẫn lời nói trực tiếp.B. Dẫn lời đối thoại.C. Dùng để liệt kê.D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu 4. (0.5 điểm) Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)

A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.B. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.C. Chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước ÁoD. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.

Câu 5. (0.5 điểm) Tìm trong câu sau từ chỉ hoạt động:

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

A. Chú dếB. Nhạc sĩC. Biết ơnD. Sau này

Câu 6. (0.5 điểm) Tìm từ có nghĩa giống với từ biết ơn, đặt câu với từ em vừa tìm được.

Câu 7. (0.5 điểm) Qua câu chuyện Chú dế bên lò sưởi em có ước mơ gì? Ghi lại ước mơ của em.

Câu 8. Em hãy đặt cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da?.

Câu 9.(0.5 điểm) Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau:

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi ( ) Một lần, em hỏi bố:

( ) Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?

( ) Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp ( )

Câu 10. (0.5 điểm) Giả sử em ước mơ thành bác sĩ, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Viết 2 câu nói về điều đó.

B. Kiểm tra viết chính tả và viết đoạn văn

I. Chính tả (nghe – viết) (4 đ)

GV đọc cho hs viết đoạn văn sau:

Nhà rông (từ đầu … đến cuộc sống no ấm)

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Bài tập (1 điểm)

1) Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả

a) Chiếc áo có màu xanh ra trờib) Bác ngư dân có làn gia rám nắng.c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.

2) Điền ch /tr

..uyền bóng, ...uyền hình,

cây ...e , mái ...e

II. Viết đoạn văn ( 4,0 đ)

Hãy viết đoạn văn kể về ước mơ của em, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?

3. Đáp án đề thi kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt 3 KNTT

I. PHẦN ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Đọc đúng tiếng, tốc độ tối thiểu: 60 tiếng/1phút, trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 5 điểm (đọc sai 2 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ câu chưa đúng ở dấu câu trừ: 0,25 điểm)

Trả lời sai ý câu hỏi do GV nêu trừ 0,5điểm.

2. Đọc hiểu: (5 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu12345
Đáp ánCBAAC

Câu 6. Tìm tìm được từ có nghĩa giống với từ biết ơn: nhớ ơn, ghi ơn, tri ân..., đặt được câu với từ em vừa tìm được. (0.5 điểm)

Câu 7. HS ghi lại ước mơ của mình theo yêu cầu.(0.5 điểm)

Câu 8. HS đặt được câu cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da.(0.5 điểm)

Câu 9. Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp .(0.5 điểm)

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?

- Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp.

Câu 10. HS Viết được 2 câu nói về ước mơ thành bác sĩ .(0.5 điểm)

II. PHẦN VIẾT

Chính tả: (4 điểm)

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đảm bảo tốc độ (4đ)
  • Mỗi 2 lỗi chính tả (âm đầu, vần, thanh viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 đ
  • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...trừ 0,5 điểm toàn bài.

Bài tập

1. Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả. (0.5 điểm)

c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.

2) Điền ch /tr. (0.5 điểm)

chuyền bóng, truyền hình, cây tre, mái che.

3. Tập làm văn: (4 điểm)

Yêu cầu.

- Bài viết đúng thể loại, nội dung, yêu cầu của đề bài.

- Viết đúng trọng tâm đề, biết cách dùng từ ngữ, dùng hình ảnh so sánh, dùng từ gợi tả, ...

- Diễn đạt tốt, mạch lạc.

  • Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

- Bài viết đạt được yêu cầu trên 4 điểm

(Tùy theo mức độ đạt được của bài viết về nội dung, hình thức diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, chính tả mà giáo viên chấm điểm phù hợp).

II. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo (6 đề)

1. Ma trận Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Cuối học kỳ II

Kĩ năng

NỘI DUNG

Số điêm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

(truyện đọc 200- 250 chữ)

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói.

- Đọc thành tiếng 1 đoạn/ văn bản

- Đoạn văn bản có độ dài 75-80 tiếng.

- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

4

Đọc hiểu văn bản

Câu 1,2,3

Câu 6

6

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

Câu 4

Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong HKII (Bốn mùa mở hội, Niềm vui thể thao, ….)

Câu 5

Từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động; từ chỉ đặc điểm, tính chất.

0,5đ

Câu 7

Cách dùng dấu chấm than; dấu ngoặc kép; dấu hai chấm Xác định kiểu câu khiến; câu cảm.

Câu 9

0,5đ

Câu 8

Viết

(CT-Viết đoạn văn)

Viết chính tả

Viết bài

Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút

4

Viết đoạn văn

Viết đoạn văn ngắn 7-9 câu theo chủ đề đã học

6

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ANH EM NHÀ CHIM SẺ

Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.

Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.

Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sẻ mẹ giao cho hai anh Sẻ nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)

A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

C. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.

Câu 2: Khi đang bay, Sẻ anh và Sẻ em đã gặp những ai? (0,5 điểm)

A. Sẻ anh gặp bác Quạ, cô Họa Mi, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

B. Sẻ anh gặp bác Quạ, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn? (0,5 điểm)

A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nhạc và thưởng thức tiệc trà ở bờ ao.

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

C. Vì Sẻ anh mải đi thưởng thức tiệc trà, Sẻ em mải đi nghe nhạc ở bờ ao.

Câu 4: Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Hai anh em thú nhận với mẹ và bị mẹ la mắng.

B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một sự việc mà em khiến bố mẹ phiền lòng. (1 điểm)

Câu 7: Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”? (0,5 điểm)

Câu 8: Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp. (1 điểm)

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bên ô cửa đá

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông mặt trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

Lảnh lót tiếng chim ca

Kéo nắng lên rạng rỡ

Cả khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Ria đường dăm chú ngựa

Đứng nghe em đọc bài.

(Theo Hoài Khánh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngăn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Gợi ý:

- Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?

- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương/nơi em sinh sống?

- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

- Tình cảm của em với quê hương/nơi em sinh sống như thế nào?

3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 CTST

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: khi có người lớn giao nhiệm vụ, dặn mình làm một công việc nào đó, chúng ta không nên xao nhãng, lơ là đến những thứ tác động xung quanh, nên nghiêm túc, chỉnh chu thực hiện công việc đó.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”: thú nhận mọi chuyện với mẹ.

Câu 8: (0.5 điểm)

Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để báo hiệu sau đó là lời nói của nhân vật.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Ôi, cảnh đẹp nơi đây thật là hùng vĩ!,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

III. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh diều (6 đề)

1. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh diều

TRƯỜNG TIỂU HỌC…...

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC - LỚP 3NĂM HỌC 2023 - 2024MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 60 phút

I. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu kết hợp với từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

KIẾN MẸ VÀ CÁC CON

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

Câu 1. (0,5 điểm) Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? - Mức 1

A. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.B. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.C. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.

Câu 2. (0,5 điểm) Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng? - Mức 2

A. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.B. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.C. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi? - Mức 3

A. Kiến Mẹ hôn từng lên má từng đứa con.B. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên.C. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên, sau đó lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau.

Câu 4. (0,5 điểm) Đặt tên khác cho câu chuyện. - Mức 3

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Câu 5: (0,5 điểm) Từ "bảo vệ" trong câu sau có thể được thay thế bằng từ nào? - Mức 1

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

A. Giữ gìnB. Phòng ngừaC. Gìn giữD. Cả A và C đều đúng.

Câu 6: (0,5 điểm) Viết lại tên hai bạn sau cho đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Nguyễn ngọc lan; NGUYỄN MINH thư - Mức 1

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Câu 7: (1 điểm) Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu dưới đây: - Mức 2Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.

Câu 8: (0,5 điểm) Điền từ trái nghĩa vào thành ngữ sau: - Mức 2

Ba chìm bảy …………………

Câu 9: (0,5 điểm) Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống: - Mức 2

- Ông ơi táo ngon quá

Câu 10: (1 điểm) Đặt 1 câu khiến để đề nghị cả đàn kiến trong bài đọc trên đi ngủ: - Mức 3

II. Bài viết 1 (nghe – viết) (4 điểm)

Bài: Sự tích thành Cổ Loa (TV3 – Tập 2/ trang 14) Đoạn viết: “Ban đầu… Thần Kim Quy đến giúp.”

III. Bài viết 2 (6 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) kể về việc em tiết kiệm nước sạch.

2. Đáp án cuối hk2 Tiếng Việt 3 Cánh diều

I. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu kết hợp với từ và câu (6 điểm).

Câu 1. (0,5 điểm) C. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.

Câu 2. (0,5 điểm) B. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.

Câu 3. (0,5 điểm) C. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên, sau đó lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau.

Câu 4. (0,5 điểm) Đặt tên khác cho câu chuyện

Gia đình nhà Kiến; Nụ hôn của mẹ; Gia đình yêu thương …

Câu 5: (0,5 điểm) D. Cả A và C đều đúng.

Câu 6: (0,5 điểm) Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Minh Thư

Câu 7: (1 điểm) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.

Câu 8: (0,5 điểm) Ba chìm bảy nổi.

Câu 9: (0,5 điểm) Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống: Mức 2

- Ông ơi, táo ngon quá!

Câu 10: (1 điểm) Đàn kiến hãy ngủ ngoan nhé! Đàn kiến hãy đi ngủ đi!

II. Bài viết 1 (nghe – viết) (4 điểm)

- Sai 5 lỗi trừ 01 điểm (Lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm)

- Bài viết bẩn, chữ viết chưa đúng mẫu trừ 0,25đ

III. Bài viết 2 (6 điểm)

- Viết đúng đề yêu cầu. (Nếu viết sai đề không cho điểm.). Bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc.

- Trình bày bài sạch.

- Khuyến khích đoạn văn, câu văn giàu hình ảnh, có sử dụng so sánh,….

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

IV. Đề ôn thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024 có đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

- Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.

Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.

Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

(Trần Thị Ngọc Trâm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Đáp án đề ôn thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Câu 6: Gợi ý:

Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

Câu 7:

Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 8:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9:

- Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

- Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

- Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Tham khảo:

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

(Sưu tầm)

..............

Tải file đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp về máy để xem đầy đủ nội dung.

Trên đây là Top 20 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024 có đáp án mới nhất dành cho các em học sinh lớp 3 ôn tập kiến thức môn Tiếng Việt một cách toàn diện trước khi bước vào kỳ thi cuối kì. Đáp án tham khảo giúp học sinh tự kiểm tra kết quả và cải thiện các kỹ năng cần thiết để đạt điểm cao.

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 3 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Tham khảo thêm

  • Bộ đề thi học kì 2 Toán lớp 2 năm học 2022-2023 kèm đáp án (3 bộ sách mới)

  • Bộ 25 Đề thi thử học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách mới năm 2024 kèm đáp án

  • (20 đề) Đề thi học kì 2 Toán 6 năm 2024 có đáp án (KNTT, CTST, CD)

  • Bộ 20 Đề thi thử Ngữ Văn lớp 6 cuối học kì 2 (3 bộ sách mới) có đáp án

Đánh giá bài viết 400 155.722
  • Chia sẻ: 🖼️ Tran Thao
  • Ngày: 18/09/2024
Tải về Top 20 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024 Tải về Thành viên Chọn file tải về :

Top 20 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2023-2024

04/08/2021 3:01:00 CH0 Bình luậnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất⚛Xóa Đăng nhập để Gửi

Gợi ý cho bạn

  • Bộ 15 Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 2 năm 2024 (Có đáp án, ma trận)

    Bộ 15 Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 2 năm 2024 (Có đáp án, ma trận)

  • 5 Đề thi học kì 2 Công nghệ 3 Kết nối tri thức 2024 (Có ma trận, đáp án)

    5 Đề thi học kì 2 Công nghệ 3 Kết nối tri thức 2024 (Có ma trận, đáp án)

  • Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Toán năm học 2023-2024 (Có đáp án)

    Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Toán năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2025

    Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2025

  • (Có đáp án, ma trận) 5 Đề thi Công nghệ lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

    (Có đáp án, ma trận) 5 Đề thi Công nghệ lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

  • Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2025

    Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2025

  • Đề giao lưu Câu lạc bộ lớp 3 môn Toán (Tổng hợp 29 trường Tiểu học)

    Đề giao lưu Câu lạc bộ lớp 3 môn Toán (Tổng hợp 29 trường Tiểu học)

  • 08 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 Có đáp án

    08 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 Có đáp án

  • 5 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo Có đáp án 2025

    5 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo Có đáp án 2025

  • Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024

    Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024

Có thể bạn cần

  • Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc

  • Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)

  • Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên

  • Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên

  • Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc

  • Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học

  • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật

  • Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025

  • Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025

  • Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025

  • Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27

Xem thêm Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua Hoatieu Pro 79.000đ Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay! Đề thi lớp 3

Bài viết hay Đề thi lớp 3

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2025

  • Đề ôn thi VioEdu lớp 3 Có đáp án 2025

  • Đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức năm 2025

  • Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2024-2025

  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024-205

  • Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024-2025

Xem thêm
  • ⚛ Đề thi lớp 1

  • ⚛ Đề thi lớp 2

  • ⚛ Đề thi lớp 3

  • ⚛ Đề thi lớp 4

  • ⚛ Đề thi lớp 5

  • ⚛ Đề thi lớp 6

  • ⚛ Đề thi lớp 7

  • ⚛ Đề thi lớp 8

  • ⚛ Đề thi lớp 9

  • ⚛ Đề thi lớp 10

  • ⚛ Đề thi lớp 11

  • ⚛ Đề thi lớp 12

Từ khóa » Bài Thi Học Kì 2 Lớp 3 Môn Tiếng Việt