Top 6 Lễ Hội Truyền Thống đặc Trưng ở Hà Nội - Du Lịch Chào Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hà nội - Thủ đô văn hiến với nhiều điểm du lịch, nét văn hóa đặc trưng với nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 lễ hội truyền thống đặc trưng của Hà Nội hấp dẫn khách thập phương. 1. Lễ hội Chùa Hương Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hằng năm Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Hành trình về Lễ hội Chùa Hương là hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền thong dong vãng cảnh trên suối Yến, vãn cảnh chùa chiền, leo núi thăm động, thưởng thức các tiết mục văn nghệ hát trèo đò. Đây là một lễ hội lớn Hà Nội và có nhiều sức hấp dẫn với du khách. 2. Hội làng Triều Khúc Địa chỉ: làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch, định kỳ ba năm một lần.Theo sử sách xưa, Phùng Hưng thắng giặc, lên ngôi vua, xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn làm thành hoàng. Lễ chính hội làng Triều Khúc diễn ra vào ngày mùng 10 phục dựng lại Lễ lên ngôi của Phùng Hưng.
Các cụ già, những chàng trai, cô gái làng ăn mặc đẹp theo đúng nghi thức hội lễ: quần lụa, áo the, áo gấm, hài thêu hoa văn cầu kì, rực rỡ. Độc đáo và hấp dẫn là Đoàn khiêng kiệu với những thanh niên trai tráng chưa vợ, vừa rước kiệu, nghi trượng che lọng vàng, lọng tía... vừa múa hát các điệu múa cổ như: múa trống bồng, múa sênh tiền trong tiếng nhạc réo rắt của đội nhạc phụ hoạ. Ngoài ra còn các tiết mục khác như múa rồng, múa lân, múa sênh tiền, múa bồng và múa chạy cờ. Đáng chú ý nhất trong ngày hội làng là múa “con đĩ đánh bồng”, một điệu múa có tính ước lệ cao do các nam thanh niên đóng giả nữ biểu diễn. Hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ nhất của lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tham khảo thêm: Mùa thu Hà Nội quyến rũ
3. Lễ hội gò Đống Đa Địa chỉ : gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán. lễ hội tôn vinh vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lễ hội gò Đống Đa có rất nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ, trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.
Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành hình những con rồng lớn và trang trí bằng mo cau và giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa. Đám rước từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa trải dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội.Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa - Hà Nội được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Do đó, hàng năm, các vị lãnh đạo đại diện cho Đảng và Nhà nước ta đều tới dự và chủ trì mọi nghi thức của lễ hội 4. Lễ hội làng nghề Bát Tràng Địa chỉ: xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội Lễ hội làng Bát Tràng hàng năm được tổ chức vào dịp rằm tháng 2 âm lịch nhằm ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, cũng là dịp dân làng dâng lễ lên thần hoàng cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã văn minh, làng xóm bình an.
Phần hội có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.Công việc chuẩn bị cho hát thờ cũng công phu không kém. Làng tổ chức 3 chầu thi và 4 chầu cầm để chọn bài và người vào hát thờ, sau đó mời các đội đàn hát ở các làng xung quanh đến tập để kén giọng. Đội nào vượt lên nhất qua “4 chầu cầm” sẽ được hát thờ trong lễ hội năm đó. Bên cạnh những nét văn hoá truyền thống nơi đây cũng là dịp quảng bá giới thiệu sản phẩm Gốm Bát Tràng thông qua du khách. Đến với hội làng Bát Tràng du khách còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tính tế được làm bởi những bàn tay tài hoa của nghệ nhân nơi đây. 5. Lễ hội Cổ Loa Địa chỉ: Làng Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng nănm bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng, kỷ niệm Thục Phán An Dương Vương nhập cung. Lễ hội Cổ Loa là hội lớn nhất trong năm của Cổ Loa với sự tham gia của 8 xã.
Lễ hội Cổ Loa nhằm giáo dục truyền thống mang ý nghĩa sâu rộng trong nhân dân, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể khu di tích Cổ Loa. Phần nghi lễ mở đầu của hội Cổ Loa mang tính tưởng niệm thiêng liêng, hướng về An Dương Vương – người có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời tiền sử. Phần hội kéo dài nhiều ngày với nhiều trò vui như đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt... Tuy phải làm chứng cho một câu chuyện buồn về sự mất cảnh giác để nước rơi vào tay giặc, song trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm. 6. Hội đền Gióng Sóc Sơn Địa chỉ: xã Phù Linh, Sóc Sơn , Hà Nội Lễ hội đền Sóc được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng đó có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước.Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Thượng (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).Ngoài ra, rước voi của làng Dược Thượng cũng là nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội này. Lễ rước voi được thực hiện bởi 12 thanh niên khỏe mạnh, vừa đi vừa đánh trống, vừa hò reo vang dậy một vùngLễ hội đền Sóc gắn liền với truyền thuyết lịch sử nhưng bên cạnh đó, vẫn mang đậm tính chất của hội cầu mùa theo tín ngưởng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng trung du Bắc Bộ.
Từ khóa » Các Trò Chơi Và Lễ Hội ở Hà Nội
-
Tổng Hợp Các Lễ Hội ở Hà Nội đặc Sắc Nhất - BestPrice
-
Những Lễ Hội Lớn Và đặc Sắc Nhất ở Hà Nội đầu Năm Mới - Hànộimới
-
Danh Sách Lễ Hội
-
Những Lễ Hội Lớn Và đặc Sắc Nhất ở Hà Nội Bạn Nên Tham Gia
-
Khám Phá 50 Lễ Hội Lớn Nhất ở Hà Nội Không Phải Ai Cũng Biết
-
Các Lễ Hội Cổ Truyền ở Hà Nội - Khay Inox
-
Các Lễ Hội Truyền Thống Hà Nội Gắn Liền Văn Hóa Thủ đô - Gonatour
-
Top 6 Lễ Hội ở Hà Nội Nổi Tiếng Thu Hút Nhiều Khách Du Lịch
-
Lễ Hội Truyền Thống ở Hà Nội
-
Những Lễ Hội Lớn Và đặc Sắc Nhất ở Hà Nội đầu Năm Mới
-
Các Lễ Hội Dân Gian ở Hà Nội (2) - Ha Noi 360°
-
Lễ Hội Gò Đống Đa - Hà Nội | - Hanoitourist Corporation
-
Một Số Lễ Hội Truyền Thống Trên địa Bàn Tỉnh Bắc Giang - Điểm Du Lịch
-
Hà Nội: Ấn Tượng Loạt Lễ Hội Văn Hóa, Du Lịch Trong Tháng SEA ...