Top 6 Loại Huyệt Bàn Chân Chữa Bệnh Tốt Nhất - Vật Lý Trị Liệu

Bàn chân được mệnh danh như một bản đồ thể hiện đầy đủ các cơ quan nội tạng của cơ  thể. Bấm huyệt lòng bàn chân là liệu pháp gây áp lực nhẹ nhàng lên các dây thần kinh dọc bàn chân, khiến các cơ thư giãn, khắc phục tình trạng tê chân, đau nhức hoặc căng cứng cơ. Ngoài ra, nếu tác động thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, loại bỏ mệt mỏi và áp lực. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm về 1 vài huyệt vị tại lòng bàn chân cùng với những tác dụng tuyệt vời của nó.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Các huyệt đạo ở bàn chân
    • Huyệt Thương Khâu
    • Huyệt Bát Phong
    • Huyệt Nội Đình
    • Huyệt Dũng Tuyền
    • Huyệt Thái Xung 
    • Huyệt Giải Khê
  • Tác dụng của việc bấm huyệt bàn chân là gì?
  • Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn chân
  • Tạm kết

Các huyệt đạo ở bàn chân

Bàn chân không chỉ điểm trụ giúp con người di chuyển linh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Bấm các huyệt lòng bàn chân cũng giúp điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Dưới đây là 6 huyệt đạo đóng quan trọng trong việc chữa bệnh.

Huyệt Thương Khâu

  • Vị trí: Nằm dưới vùng lõm dưới mắt cá chân phía trong.
  • Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, khó tiêu, viêm ruột, đầy bụng, ợ hơi….Bên cạnh đó, nó có khả năng nuôi dưỡng, tăng thêm khí cho lá lách, giúp khí huyết di chuyển nhịp nhàng từ vị trí huyệt đến các kinh mạch và ngược lại.
  • Cách bấm huyệt: Bấm huyệt trong khoảng 3 phút đến khi có cảm giác tê mỏi. Người thực hiện nên thực hiện đều đặn từ 5 lần mỗi ngày đối với mỗi chân.
Huyệt Thương Khâu - nằm trên đường ngang mắt cá chân trong
Huyệt Thương Khâu – nằm trên đường ngang mắt cá chân trong

Huyệt Bát Phong

  • Vị trí: Huyệt nằm giữa các vị trí đầu 5 ngón chân tiếp giáp nhau. Đây là huyệt ngoài kinh gồm có 8 huyệt chạy xen kẽ các đốt ngón chân. Các ngón chân được đẩy lại gần nhau và lấy da ở 4 đầu ngón chân, các cơ tương ứng với da khớp của da mu và da bàn chân.
  • Tác dụng: Điều trị các triệu chứng viêm đốt ngón chân, cước chân, bàn chân sưng đỏ, sưng đau, tê thấp, chẩn thấp.
  • Cách bấm huyệt: Bạn thực hiện bấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút. Mặt khác, châm cứu 0,1 – 0,2 tấc và có thể hút lượng máu nhỏ nếu bàn chân bị sưng lên khi rút kim ra.
Huyệt Bát Phong - ngoài kinh gồm có 8 huyệt chạy xen kẽ các đốt ngón chân
Huyệt Bát Phong – ngoài kinh gồm có 8 huyệt chạy xen kẽ các đốt ngón chân

Huyệt Nội Đình

  • Vị trí: Huyệt nội đình ở trên mu bàn chân, cách nửa thốn từ kẽ ngón chân cái đến ngón giữa lên mu bàn chân.
  • Tác dụng: Điều trị các chứng đầy bụng, liệt dây thần kinh số 7, chảy máu cam, sốt, cảm mạo, đau răng hàm dưới. 
  • Cách bấm huyệt: Bấm và giữ huyệt lòng bàn chân phải từ 1-3 phút nhẹ nhàng. Sau đó, bạn đổi chân và thực hiện lại tương tự động tác giống chân phải. 
Huyệt Nội Đình - trên mu bàn chân, chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7
Huyệt Nội Đình – trên mu bàn chân, chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7

Huyệt Dũng Tuyền

  • Vị trí: Huyệt Dũng Tuyền nằm cách gan bàn chân khoảng 1/3 về phía trước thuộc điểm thấp nhất của cơ thể.
  • Tác dụng: Hỗ trợ trong việc giải độc, dưỡng thận, và điều hòa cơ thể
  • Cách bấm huyệt: Bạn sử dụng ngón cái day và ấn nhẹ khoảng 5 phút. Lưu ý nên thực hiện trong khoảng từ 5 đến 7 giờ sáng là hợp lý và uống một cốc nước ấm sau khi bấm huyệt để thận lọc tốt hơn. Hơn nữa, bạn nên thực hiện với một lực vừa phải, vì đây là loại huyệt quan trọng trong hệ thống 36 yếu của cơ thể.

Huyệt Thái Xung 

  •  Vị trí: Huyệt Thái Xung nằm ở mu bàn chân, từ khe ngón chân cái và áp út tiến lên 2 thốn.
  • Tác dụng: Huyệt này có tác dụng điều tiết chức năng hoạt động của gan. Bấm huyệt Thái xung giúp điều hòa huyết áp, trị chứng ù tai, hen suyễn, phế quản, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, đau khớp cổ chân, bí tiểu,…
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái ấn một lực vừa phải, thao tác trong khoảng 5 phút. Thực hiện cho đến khi bạn cảm thấy căng tức thì dừng lại.

Huyệt Giải Khê

  • Vị trí: Nằm ở giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chính của các các ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
  • Tác dụng: Điều trị chứng tê liệt, đau dây thần kinh tọa đau khớp cổ chân. 
  • Cách bấm huyệt: Dùng lực tay ấn và day huyệt một lực vừa phải 1 – 3 phút tùy mức độ bệnh. Ngoài ra, bạn có thể đan xen thêm các động tác xoa bóp nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.

Tác dụng của việc bấm huyệt bàn chân là gì?

Như đã nói ở trên, bấm huyệt bàn chân mang lại rất nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh cho cơ thể.

  • Giúp máu được tuần hoàn và dẫn truyền đi khắp cơ thể, kim mạch được đả thông.
  • Hỗ trợ giúp bạn thoải mái và xóa tan mọi căng thẳng và mệt mỏi sau những áp lực về học tập và làm việc. Nhờ đó mà tinh thần được nhẹ nhàng hơn và dễ dàng tiếp thu thêm những năng lượng tích cực cũng như tập trung làm việc tốt hơn sau đó.
  • Không chỉ dừng lại ở việc làm cho cơ thể thư giãn mà bấm huyệt bàn chân còn phòng ngừa được các rủi ro khi chấn thương, giảm đau MS và hóa trị.
  • Liệu pháp bấm huyệt còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn chức năng gan, các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, dạ dày trào ngược, khó tiêu,… 
  • Nhờ massage bấm huyệt lòng bàn chân đúng cách, giúp thúc đẩy quá trình làm việc của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh sốt nhẹ do cảm lạnh.
  • Liệu pháp bấm huyệt bàn chân kích thích các dây thần kinh được thư giãn từ đó mà các chứng về mất ngủ, hay ngủ không ngon giấc cũng được cải thiện.
  • Day bấm huyệt bàn chân còn giúp âm dương trong cơ thể cân bằng, điều hòa khí huyết.

Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn chân

Trước khi muốn thực hiện liệu pháp bấm huyệt này, bạn cần nghiên cứu kỹ từng điểm huyệt dưới lòng bàn chân cũng như cách thao tác sao cho chính xác nhất. Vì nó sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro như chấn thương, đau nhức do thực hiện sai kỹ thuật. Để mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trước khi tiến hành thực hiện xoa bóp huyệt, cần phải xác định đúng vị trí cũng như công dụng chữa bệnh của từng huyệt.
  • Khi cơ thể vừa ăn no hoặc mới sử dụng đồ uống có cồn, bạn không nên bấm huyệt dưới bàn chân ngay. Nên nghỉ khoảng 1 tiếng sau đó mới thực hiện bấm huyệt. Cũng không nên bấm huyệt lúc cơ thể bị đói, hay mất sức. 
  • Khi cơ thể bị đau hoặc đang chấn thương, tuyệt đối không bấm huyệt
  • Người đang mắc các bệnh ung thư, viêm cấp tính, phụ nữ có thai hay cơ thể đang bị sốt cũng cần tránh bấm huyệt bàn chân.
  • Không thực hiện xoa bóp với một lực quá mạnh vì dễ khiến chân bị đau nhức, sưng phù, và ê ẩm. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện sai kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng làm khớp bị tổn thương như sai khớp, trật khớp.
  • Nên bấm huyệt bàn chân với một lực nhẹ để thư giãn sau khi mới tập các bài tập thể dục.
  • Theo Đông y, khi bấm huyệt bàn chân, bạn nên thực hiện từ chân trái đến chân phải để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tạm kết

Vừa rồi là những thông tin về các huyệt bàn chân mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc áp dụng các phương pháp tác động lên các huyệt bàn chân để chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình. Tuy nhiên, để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên tìm đến những cơ sở Đông y có trình độ chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị một cách bài bản và chính xác nhất nhé.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi Đánh giá nội dung

Từ khóa » Các Huyệt Lòng Bàn Chân