Top 6 Thành Phần Gây Mụn Có Trong Mỹ Phẩm Bạn Cần Biết

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mụn trên da. Trong đó một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay chính từ những loại mỹ phẩm bạn sử dụng lên da. Việc phát hiện và loại bỏ chúng kịp thời sẽ giúp làn da của bạn tránh được những tác hại không đáng có. Cùng Miss Tram Spa đi tìm những loại thành phần đó để xem chúng có tồn tại trong các sản phẩm mỹ phẩm mà bạn đang dùng hay không nhé.

Danh Sách Những Thành Phần Gây Mụn Có Trong Mỹ Phẩm

1. Silicones

thành phần gây mụn có trong mỹ phẩm
Silicones

Silicones được dùng trong mỹ phẩm với công dụng tạo cảm giác mềm mượt cho da đồng thời ngăn tạo một màng mỏng ngăn chặn sự bay hơi của nước, giúp da có được độ ẩm cần thiết. Thế nhưng, chính vì công dụng này mà silicones lại là nguyên nhân gây nên mụn. Bởi nếu quá trình vệ sinh da mặt trước đó không được sạch, không loại bỏ được hết những bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn ra khỏi lỗ chân lông thì chính lớp silicones sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên mụn cám, mụn đầu đen thậm chí là mụn bọc, mụn mủ trên diện rộng. (Tham khảo những sai lầm khi makeup khiến làn da nổi mụn bạn nhất định phải hiểu đúng).

Một số ví dụ về các gốc silicones thường gặp trong mỹ phẩm:

  • Dimethicone: dầu silicone
  • Cetearyl Methicone: silicone không tan trong nước
  • Cyclomethicone: dầu silicone tổng hợp

Hiện nay, có nhiều hãng mỹ phẩm đã dần loại bỏ thành phần này trong sản phẩm của mình và thay thế bằng những thành phần có nguyên liệu từ thiên nhiên. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm đó để vẫn có được làn da mịn màng, đủ ẩm mà không lo sợ mụn xuất hiện.

2. Dầu khoáng và những thành phần gốc dầu lửa

Dầu khoáng và những thành phần gốc dầu lửa
Dầu khoáng và những thành phần gốc dầu lửa

Dầu khoáng cùng những thành phần gốc dầu lửa cũng được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da với nhiệm vụ tạo lớp màng ngăn cản sự bay hơi của nước và độ ẩm. Chính vì thế cho nên tác hại mà nó mang lại cũng tương tự như silicones.

Một số tên thường gặp của thành phần này trong mỹ phẩm thường thấy như Mineral Oil, Petrolatum, Petrolatum Jelly.

Bạn có thể tìm các sản phẩm chăm sóc da với các thành phần thiên nhiên lành tính khác có cùng công dụng, chẳng hạn như dầu Jojoba hoặc Vitamin E.

3. Chất tạo màu và hương liệu

Chất tạo màu và hương liệu
Chất tạo màu và hương liệu

Những thành phần này được đưa vào sản phẩm nhằm tạo màu sắc, mùi hương cũng như tăng hạn sử dụng cho sản phẩm. Thành phần được tìm thấy nhiều nhất là parabens. Ngoài ra là hơn 200 chất gây hại khác nhau mà các nhà sản xuất thường không công bố cụ thể. Khi tiếp xúc với da có thể gây nên kích ứng, khiến da dễ mẫn cảm hơn dẫn đến nổi mụn.

Cho nên, hãy lựa chọn những sản phẩm không chứa thành phần này, có thể sẽ khiến khâu bảo quản sản phẩm khó khăn hơn, thế nhưng đảm bảo an toàn cho làn da của bạn hơn, hạn chế tối đa tình trạng gây nên mụn. (Khi bị mụn cần làm gì? Lắng nghe chia sẻ từ những chuyên gia chăm sóc da hàng đầu hiện nay).

4. Cồn (Alcohol)

Cồn (Alcohol)
Cồn (Alcohol)

Nếu để ý, những sản phẩm dành cho da mụn trước đây đều chứa thành phần cồn (alcohol) này. Bởi vì khả năng làm sạch, cân bằng và diệt khuẩn của nó. Tuy nhiên, quá trình làm sạch của cồn cũng đồng thời lấy đi hết độ ẩm của da, khiến da trở nên khô căng, mất cân bằng độ ẩm. Để cân bằng độ ẩm, da cần phải tiết thêm nhiều dầu và đó là nguyên nhân hình thành nên mụn, khiến lỗ chân lông trở nên to hơn.

Cồn được nhắc đến trong trường hợp này là loại cồn khô, thường được biết đến với các tên gọi như Alcohol, Ethanol, Alcohol Denat (Denatured Alcohol), Methanol, Methyl Alcohol, Ethyl Alcohol, SD Alcohol,…

Khác với các loại cồn gốc béo, không gây khô da, được sử dụng như chất làm mềm và làm đặc, cải thiện độ nhớt, độ dày của sản phẩm, bên cạnh đó có thể hoạt động như chất nhũ hóa và giúp làm dịu, duy trì độ ẩm cho da. Ví dụ: Cetyl Alcohol, Lauryl Alcohol, Stearyl Alcohol, Cetearyl Alcohol, Oleyl Alcohol…

Nếu bạn muốn tìm một thành phần giúp làm sạch, thông thoáng cho da mà không gây mất độ ẩm có thể tìm những thành phần thiên nhiên như trà xanh, nước cây phỉ, hydrosol…

5. Chất tạo bọt

Chất tạo bọt
Chất tạo bọt

Chất tạo bọt thường được tìm thấy trong các sản phẩm sữa rửa mặt. Nhà sản xuất thêm vào nhằm giúp tạo cảm giác sạch cho da. Tuy nhiên, đi cùng với đó chính là lượng dầu, độ ẩm cần thiết cũng bị lấy sạch. Da sẽ tự bảo vệ mình bằng cách tiết một lớp dầu mạnh mẽ để chống tại những tác động đó, quá trình này cũng khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây nên mụn, lỗ chân lông to. Chất tạo bọt thường thấy trong mỹ phẩm là SLS/SLES.

Để ngăn ngừa tác hại của SLS/SLES, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm khác có chứa các thành phần như Ammonium Laureth Sulphate (ALS), Sodium Alkyl Sulphate (SAS), Glycerin Glucoside hay Lauryl Glucoside. Những thành phần này cũng có công dụng tương tự SLS/SLES, nhưng vẫn giữ lại độ ẩm cho da.

6. Lanolin

Lanolin
Lanolin

Lanolin là một hoạt chất được chiết xuất từ lông cừu, với mục đích tạo độ ẩm cho da, mang đến cảm giác ẩm mượt. Đối với những làn da khỏe mạnh, thành phần này sẽ không mang đến nhiều tác hại. Thế nhưng, nếu sở hữu một làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn thì bạn nên cân nhắc khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này. Bởi vì nó có thể gây kích ứng, khiến tình trạng mụn bùng phát và trở nên trầm trọng. (Tham khảo top thực phẩm có thể gây nên mụn bạn nhất định phải biết).

Đặc biệt, Lanolin tổng hợp nhân tạo như Acetylated Lanolin, Ethoxylated Lanolin có khả năng đi sâu vào da, cho nên nếu gặp những sản phẩm có chứa thành phần này, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.

Nếu không muốn sở hữu một làn da trở nên nhạy cảm, yếu và dễ nổi mụn thì bạn nên tránh những sản phẩm có chứa những thành phần được kể trên. Miss Tram mong muốn cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích, từ đó có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da an toàn và hiệu quả.

Xem Thêm Về Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Trâm Natural Beauty Center:

Những Thành Phần Trị Mụn Hiệu Quả Có Trong Mỹ Phẩm

Nguyên Nhân Khiến Lỗ Chân Lông Trên Da To Hơn

Chăm Sóc Da Mụn Hạn Chế Sự Xuất Hiện Của Thâm Và Sẹo Mụn

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thành Phần Mỹ Phẩm Gây Mụn