Top 7 Cách Trị đau Răng - Nhức Răng
Có thể bạn quan tâm
- Đừng chủ quan khi răng ê buốt – Lời khuyên từ nha sĩ
- Điều trị ê buốt chân răng như thế nào?
Các vấn đề đau răng, nhức răng là điều mà chúng ta rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng hay việc ăn nhai đồ cứng, giắt thức ăn… đều có thể là những lí do khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau răng nhức răng. Để có hướng khắc phục tốt nhất, bạn cần biết xác định được nguyên nhân dẫn tới vấn đề này. Bài viết sau của Nha khoa Việt Smile sẽ cho bạn câu trả lời.
Nội dung chính
- Đau răng
- Viêm nướu – Viêm lợi
- Đau răng sâu có thể dẫn tới viêm tủy
- Đau răng do áp xe răng
- Mọc răng khôn gây đau răng nhức răng
- Rối loạn khớp thái dương – hàm (TMJ)
- Nhức răng
- Dắt thức ăn hoặc vật lạ vào kẽ răng
- Răng bị nứt gây đau răng nhức răng
- Miếng trám răng bị hỏng
- Nhiễm trùng xoang
- Cách trị đau răng
- Chườm lạnh giảm đau răng
- Súc miệng bằng nước muối
- Chữa đau răng bằng lá trà xanh
- Cách trị đau răng bằng tỏi
- Kê gối đúng độ cao khi ngủ để giảm đau răng
- Đau răng kiêng ăn gì ?
- Cách giảm đau răng khôn
- Thuốc trị đau răng
- Thuốc giảm đau răng Paracetamol – Panadol
- Thuốc giảm đau ibuprofen (Advil)
- Thuốc giảm đau răng aspirin
- Đau răng khi nào cần gặp nha sĩ?
Đau răng
Đau răng là cụm từ để mô tả những cơn đau nhức, khó chịu phát sinh ở bên trong hoặc xung quanh vùng nướu, bề mặt răng, chân răng…..khiến bạn gặp nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.Thông thường, chúng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, với những cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, đau thoáng qua, đau âm ỉ kéo dài vài ngày, đau vào ban đêm….
Nguyên nhân đau răng có thể xuất phát từ:
Viêm nướu – Viêm lợi
Bệnh về nướu và các tổ chức quanh nướu là một trong những nguyên nhân gây đau răng điển hình nhất.Sự tích tụ cao răng, mảng bám do thói quen chăm sóc răng miệng chưa tốt là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ.
Viêm lợi không chỉ dừng lại ở việc sưng đau, lợi chảy máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng nướu và răng, viêm nha chu, tụt lợi, phá hủy các mô nâng đỡ răng (bao gồm xương hàm, nướu, hệ thống dây chằng nha chu) khiến rụng răng sớm.
Đau răng sâu có thể dẫn tới viêm tủy
Sâu răng là 1 bệnh răng miệng phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân đau răng sâu chủ yếu xuất phát do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Cao răng được hình thành dựa trên những mảnh vụn, thức ăn dư thừa tại các kẽ răng, khiến vi khuẩn hình thành và phát triển. Sự tấn công của vi khuẩn đến ngà răng sẽ khiến các dây thần kinh trong bộ phận này lộ ra và gây đau, nhạy cảm khi ăn đồ nóng lạnh.
Đau răng sâu diễn ra rất âm thầm, ở giai đoạn đầu, sâu răng không hề gây đau nhưng các lỗ sâu lớn hơn nếu không được hàn trám sớm thì sớm muộn tổ chức cứng của răng sẽ dần bị phá hủy, lây lan dần vào tủy, gây ra viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời thì dẫn tới áp xe xương ổ răng…
Thực tế, đau răng sâu là một trong những lý do khiến bạn đau nhức với nhiều cấp độ khác nhau, đôi khi là cơn đau thoáng qua khoảng 30 giây, giảm dần và tự hết, nghiêm trọng hơn là đau nhức thành cơn, lan tỏa lên đầu.
Đau răng sâu khiến bạn gặp nhiều rắc rối, ăn uống bất tiện, thậm chí không ăn nhai được tại răng sâu – khi đó người đã bị viêm tủy không hồi phục và cần chữa tủy ngay.
Thông tin về điều trị viêm tủy răng
Đau răng do áp xe răng
Áp xe là một bọc nhỏ giống như mụn, chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn. Áp xe quanh răng là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi.
Áp xe quanh răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến cần được chú ý ngay lập tức nếu không sẽ lây lan cho nhiều răng khác. Bệnh này do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, vi khuẩn tích tụ gây ra sưng viêm, chảy mủ tại vị trí xảy ra áp xe
Nếu răng bị áp xe, bạn có thể bị ê buốt hay đau nhức răng, lợi sưng phồng, đau dữ dội, cảm thấy khó nhai nuốt, kèm các triệu chứng nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sốt, sưng mặt, nhiều người sưng hạch cổ…Do vậy, thuốc giảm đau răng là phương pháp được nha sĩ ưu tiên dùng khi ổ nhiễm trùng đã lan sang các bộ phận khác của răng như nướu, hàm hoặc các ổ áp xe đã trở nên nghiêm trọng.
Mọc răng khôn gây đau răng nhức răng
Mọc răng khôn (răng số 8) thường diễn ra trong độ tuổi 17 đến 25 – độ tuổi trưởng thành cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức răng khó tả.
Đây là răng mọc cuối cùng của hàm nên thường thiếu chỗ mọc, mọc lệch sang hẳn 1 bên chèn ép răng bên cạnh, mọc ngầm, mọc ngang, sai hướng gây đau nhức, viêm nhiễm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe, u nang, nhiễm trùng cấp… Hơn nữa răng 8 nằm phía trong cùng của cung hàm, rất khó để vệ sinh nên vùng quanh răng dễ bị viêm lợi, sưng tấy, đau lợi, sâu răng
Hiện tượng sưng, lở nướu có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến mô lợi thường xuyên bị tổn thương. Khi đó, bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chụp X-quang và chẩn đoán chính xác, biết được phương án khắc phục tốt nhất.
Mọc răng khôn khó chịu, đau nhức, khó mở miệng- KH chia sẻ
Rối loạn khớp thái dương – hàm (TMJ)
Khớp thái dương hàm hay còn gọi là khớp cắn kết nối xương hàm với xương hộp sọ.Khớp thái dương hàm gồm diện khớp của xương hàm dưới, diện khớp của xương thái dương và các thành phần khác như bao khớp, dây chằng, đĩa khớp (đĩa hấp thụ), mô sau đĩa..
Khớp thái dương hàm có chức năng quan trọng nhất trong hệ thống nhai. Do đó, khi có rối loạn hay bị viêm sẽ thấy khớp hàm xuất hiện nhưng cơn đau có chu kỳ, co thắt cơ rất khó chịu, có thể kèm theo đau răng, đau cổ – vai -gáy..
Một số triệu chứng TMJ phổ biến nhất bao gồm âm thanh lục cục khi người bệnh mở, đóng miệng hoặc khi nhai cắn thức ăn, gây đau đớn khi ngáp, mở miệng rộng.
Nhức răng
Dắt thức ăn hoặc vật lạ vào kẽ răng
Những mảnh vụn, thức ăn dư thừa bị kẹt lại ở kẽ răng có nguy cơ gây áp lực đè nén lên tại vị trí răng đó và các răng xung quanh khiến bạn cảm thấy đau nhức răng kèm theo sưng nướu. Bạn hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn uống và và theo dõi xem cơn đau có bớt không.
Xem thêm: Kết quả sau trồng răng implant R26 - BÙI THỊ THẠNH CG1065Răng bị nứt gây đau răng nhức răng
Răng bị nứt là tình trạng trên thân răng có những vết nứt ngang hoặc dọc, điều này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, ngà răng có thể bị lộ ra ngoài. Đó cũng là lí do khiến bạn nhức răng, gây đau khi nhai đồ ăn cứng, ê buốt, nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, chua…. Bên cạnh đó 1 chiếc răng bị nứt, mẻ hay gãy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ nụ cười.
Với các trường hợp vết nứt răng nhẹ chưa tác động động đến tủy, trám răng là phương pháp giúp bạn bảo vệ răng tốt hơn khỏi sự xâm hại của vi khuẩn.
Răng nứt gãy gây ê buốt răng – Cách điều trị
Miếng trám răng bị hỏng
Miếng trám răng bị bong bật, hư hỏng là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình ăn nhai. Khi lỗ hổng ở phần miếng trám bị mất có thể khiến dây thần kinh bên trong răng lộ ra và gây đau răng nhức răng, ê buốt. Khi đó, bạn nên trám lại răng càng sớm càng tốt để đảm bảo việc ăn nhai, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng.
Nhiễm trùng xoang
Viêm xoang và nhiễm trùng xoang có thể khiến bạn bị nhức, đau răng ở hàm trên, gần với hàm. Viêm xoang nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hôi miệng, đau răng do dịch mủ theo các lỗ thông từ xoang xuống miệng.
Cách trị đau răng
Hãy tham khảo các mẹo chữa đau răng đơn giản
Chườm lạnh giảm đau răng
Một biện pháp trị đau răng tại nhà mà bạn có thể áp dụng đó là chườm lạnh. Đây là phương pháp đơn giản mỗi chúng ta có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm đau nhức răng nhanh chóng.
Lưu ý:
+ Không chườm đá trực tiếp lên da mà nên đập nhỏ đá, cho vào túi nilon sau đó bọc bên ngoài một lớp khăn xô mềm để chườm. hoặc là đặt 1 miếng gạc lạnh ở bên ngoài má và áp lên khu vực má đang sưng để giảm bớt cơn đau.
+ Bạn hãy tiến hành chườm nhẹ nhàng, thao tác trong 15 phút mỗi lần sau đó nghỉ rồi lại chườm tiếp cho đến khi cơn đau giảm bớt. Nhìn chung, cách chườm lạnh khá đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có đặc tính diệt khuẩn tốt, giảm đau nhức, giảm sưng lợi, giảm đau rát cổ họng, bảo vệ men răng và làm chắc răng lợi.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày không chỉ giúp bạn cân bằng độ PH tạo ra một môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển mà còn giúp giảm nhẹ các cơn đau răng hiệu quả, phòng viêm nướu răng.
Bạn có thể tự chuẩn bị dung dịch nước muối để súc miệng bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối vào cốc nước đun sôi để nguội hoặc chọn mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Dùng dung dịch này súc miệng trong 30 giây để làm sạch khoang miệng, loại bỏ những mảnh vụn thức ăn dư thừa sau bữa ăn. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn, miễn sao bạn cảm thấy cơn đau có xu hướng giảm bớt.
Chữa đau răng bằng lá trà xanh
Trà xanh với hàm lượng chất catechin, florua, axit tannic có tác dụng giảm đau răng cũng như sưng viêm, giúp kiểm soát vi khuẩn, giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Bạn có thể đun nước trà xanh và súc miệng nhiều lần/ngày để cơn đau thuyên giảm.
Cách trị đau răng bằng tỏi
Tỏi không chỉ là 1 gia vị cho món ăn mà còn là bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc giảm đau răng nhờ Allicin – hợp chất chính trong tỏi, có tác dụng kháng khuẩn tốt.
Mỗi khi đau răng bạn có thể dùng tỏi tươi bỏ vỏ, băm dập, đắp vào chỗ răng đau hoặc thoa lên vị trí bị đau để tỏi phát huy hết tác dụng, giúp giảm đau và cảm giác khó chịu.
Kê gối đúng độ cao khi ngủ để giảm đau răng
Nếu cơn đau răng diễn ra vào ban đêm, bạn nên lưu ý từ thế ngủ:
- Đầu nằm ở chính giữa gối
- Kê gối cao 8-15cm so với thân thể của mình là thích hợp.
Điều này không chỉ giúp bạn nghỉ ngơi tốt, phòng bệnh đốt sống cổ mà còn giảm bớt lưu lượng máu “đổ dồn” về khu vực răng, từ đó giảm đau để bạn dễ ngủ hơn.
Thay đổi độ cao của gối khi ngủ giúp thoải mái ngủ và giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn chặn các cơn đau răng vào ban đêm tốt hơn.
Đau răng kiêng ăn gì ?
Mỗi răng sẽ gồm 3 thành phần sau: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Khi men răng bên ngoài bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng sẽ suy giảm, lâu dần lộ lớp ngà răng. Theo đó, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và tạo ra những cơn ê buốt, đau nhức, khó chịu, khiến sức khỏe răng miệng của bạn tệ hơn.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng, bạn cần hạn chế đồ ăn thức uống gây hại, quá lạnh hay quá nóng, thực phẩm nhiều axit, đặc biệt khi răng bạn nhạy cảm, bị sứt mẻ… Điều này giúp bạn giảm thiểu những cơn đau nhức hay ê buốt…
Cảm giác đau, ê buốt sẽ tăng khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.
Cách giảm đau răng khôn
Khi đau răng khôn nếu chưa kịp đến nha sĩ bạn có thể áp dụng 1 số cách giảm đau răng khôn tại nhà, ví dụ như:
- Nước muối có tính sát khuẩn cao nên có thể làm giảm đau răng khôn vô cùng hữu hiệu. Bạn có thể chọn mua dung dịch nước muối 0,9 % để súc miệng hàng ngày hoặc khi đau, nhức răng. Đây là mẹo tại nhà thường được mọi người áp dụng nhiều nhất.
- Chườm túi đá lên vùng hàm nơi răng khôn đang nhức để giảm đau. Bạn chườm đá trong vòng 15 phút rồi nghỉ, xong đó chườm tiếp. Bạn thực hiện 1-2 lần trong ngày để cơn đau răng khôn thuyên giảm.
- Cách giảm đau răng khôn bằng lá bạc hà – giảm đau an toàn: thấm trực tiếp chiết xuất lá bạc hà vào bông gòn áp lên vùng sưng đau khi mọc răng khôn để cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, lượng tinh dầu có trong lá bạc hà còn giúp hơi thở của bạn thơm mát.
- Dùng tinh bột nghệ đắp trực tiếp lên vùng nướu răng bị viêm, răng khôn đau nhức để giảm đau nha ( bởi trong nghệ có các chất giảm đau, chống viêm lành tính)
Tuy nhiên, các cách giảm đau răng khôn này chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu đau răng khôn, đau tái đi tái lại, tốt hơn hết bạn hãy đến các cơ sở nha khoa hoặc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt để được bác sĩ thăm khám trực tiếp – chụp X-quang xác định hướng mọc của răng, từ đó đưa ra phương án xử lí phù hợp.
5 cách giảm đau răng nói chung
Thuốc trị đau răng
Nếu đau răng ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau răng không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,hoặc aspirin có tác dụng kiểm soát cơn đau răng. Bên cạnh đó, miếng dán giảm đau răng hoặc gel gây tê (thường chứa benzocaine) cũng có tác dụng xoa dịu các cơn đau nhức răng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
- Lưu ý luôn duy trì liều lượng theo lời dặn của dược sỹ cũng như khuyến cáo trên bao bì.
- Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép tự ý sử dụng aspirin.
- Không dùng các thuốc giảm đau chứa benzocaine cho trẻ em dưới 2 tuổi
- Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong việc điều trị nhức răng
Thuốc giảm đau răng Paracetamol – Panadol
Panadol còn có tên gọi khác là Acetaminophen, hiện sản xuất trên thị trường dưới dạng viên nén, viên sủi và viên nhai cho trẻ em.Thuốc Panadol là lại thuốc không còn xa lạ với người dân Việt Nam, được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex.
Panadol là một trong những loại thuốc giảm đau răng không cần kê đơn được nhiều người lựa chọn và sử dụng khi gặp phải các cơn đau nhức răng, đau sau khi nhổ răng hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa. Thông thường, tác dụng của thuốc được duy trì trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
Thuốc giảm đau Panadol với thành phần chính là paracetamol và cafein hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa, giảm thân nhiệt ở người bị sốt, điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh Gút.
Dùng viên sủi Panadol là cách nhanh chóng đối với nhiều người để giảm cấp tốc các cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình, giúp bạn có một giấc ngủ êm ái hơn.
Liều dùng thuốc giảm đau răng nhức răng Panadol
- Mỗi lần xuất hiện cơn đau có thể uống 1 viên. Thời gian uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Mỗi ngày không dùng quá 6 viên.
- Thuốc chỉ khuyến khích sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi nên khi các bé bị đau răng bố mẹ nên chú ý không nên cho bé uống thuốc này
Nếu cơn đau răng nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ và tham khảo tư vấn của họ về các loại thuốc giảm đau mạnh hơn.
Thuốc giảm đau ibuprofen (Advil)
Đau răng uống thuốc gì? Thuốc Advil có thành phần chính là Ibuprofen là loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng rất phổ biến nhất. Ngoài ibuprofen, mỗi viên thuốc advil bao gồm các thành phần như Beeswax and/or Carnuba Wax, Acetylated Monoglyceride, Iron Oxides, Croscarmellose Sodium Lecithin, Methylparaben, Iron Oxides, Stearic Acid, Sucrose (Sugar), Titanium Dioxide…
Thuốc Ibuprofen được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau Advil dựa trên đặc điểm của các dòng thuốc NSAID là dùng thuốc ở mức liều dùng thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể
Liều lượng dùng thuốc Advil giảm đau răng nhức răng
Mặc dù thuốc giảm đau ibuprofen có tác dụng giảm đau răng tốt nhưng thời gian tự dùng thuốc không nên kéo dài quá 10 ngày
Mỗi ngày người có có thể uống 4 – 6 viên, tức sau 4 – 6 tiếng sử dụng mà không hiệu quả có thể tiếp tục dùng thuốc. Mức độ cho phép tối đa là uống 2 viên/lần dùng. Tuy nhiên không uống > 6 viên 1 ngày, tránh dùng thuốc liên tục hơn 3 ngày.
Một ưu điểm giúp thuốc Advil Ibuprofen được nhiều người tin dùng để hỗ trợ điều trị các cơn đau răng là bởi thuốc không gây ra tác dụng phụ nếu bạn như bạn tuân thủ theo đúng liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Chống chỉ định với thuốc Advil
Mặc dù không chứa steroid, song việc dùng thuốc cần lưu ý tránh các đối tượng sau:
- Không dùng cho phụ nữ đang trong thai kỳ thứ 3, phụ nữ đang cho con bú
- Người bị mẫn cảm với ibuprofen, dị ứng với Aspirin hoặc bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi
- Tránh sử dụng Ibuprofen cho người có tiền sử dị ứng thuốc hoặc quá mẫn cảm với thuốc hoặc mắc bệnh về hệ tiêu hóa (viêm loét dạ dày, loét tá tràng…
- Những ai mắc bệnh hen suyễn, rối loạn tiền đình, suy tim hoặc các bệnh lý khác về tim mạch không được khuyến khích dùng thuốc ibuprofen (Advil)
- Những người đang trong quá trình điều trị bệnh lý khác hoặc thực hiện phẫu thuật.. cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có chỉ định phù hợp.
Thuốc giảm đau răng aspirin
Aspirin còn có tên gọi khác là Axit acetylsalicylic, Acetylsalicylate. Thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) Thuốc giảm đau răng aspirin là loại thuốc được nhiều người bệnh sử dụng bởi khả năng giảm đau răng và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng, áp xe răng, viêm mô tế bào, viêm nướu, giảm sưng tấy,…
Ngoài ra, viên giảm đau Bayer Aspirin cũng được dùng cho người bị cảm cúm thông thường, nhức đầu, sốt đầu mùa, kể cả đau bụng kinh nguyệt hay đau cơ, sưng đau viêm khớp
Liều dùng thuốc aspirin thông thường
Aspirin thông thường có thể được dùng với liều lượng như sau để hạ sốt và giảm đau
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 hoặc 2 viên sau mỗi 4 đến 6 giờ khi cần thiết. Không quá 12 viên trong suốt 24h.
- Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và mẹ bầu
Lưu ý khi dùng Aspirin trị đau răng
Đừng quên thuốc giảm đau chỉ tác dụng tốt nhất nếu bạn uống ngay khi vừa xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Hãy nhớ rằng trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là aspirin, hãy đảm bảo rằng bạn đã ăn no.
Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với aspirin, các thuốc giảm đau hoặc hạ sốt khác, thuốc nhuộm tartrazine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
Đau răng khi nào cần gặp nha sĩ?
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, khi bị đau răng nhức răng bạn cần theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ tới. nếu cường độ đau thuyên giảm bạn có thể chỉ rơi vào tình huống kích thích tạm thời.
Tuy nhiên, bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ khi rơi vào những trường hợp như sau:
- Cơn đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày hoặc hơn
- Cơn đau tăng dần, càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao ( dấu hiệu sốt rõ rệt)
- Bạn cảm thấy đau đầu khi mở miệng, đau tai hoặc khó khăn khi nuốt, thở
Bạn hãy chọn cơ sở nha khoa uy tín như Việt Smile để được bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân khiến cho răng của bạn bị đau răng nhức răng, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời cho bạn.
Cơ sở vật chất hiện đại của Nha khoa Việt Smile – 229 Giáp nhất, Thanh Xuân, HN
Nha khoa Việt Smile là một trong những hệ thống cơ sở nha khoa chất lượng cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng miệng, đau răng nhức răng. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi tới Hotline 1900 3331 hoặc điền vào form đăng ký trực tuyến dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.
4.6/5 - (141 bình chọn)Trên đây là bài viết Top 7 cách trị đau răng – nhức răng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.
ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI
Hệ thống Nha khoa VIET SMILE- Zalo OA: Nha khoa VIET SMILE Zalo Official
- Youtube: Nha khoa VIET SMILE Youtube Channel
- Cộng đồng khách hàng: Nha khoa VIET SMILE Group
Từ khóa » Giảm đau Buốt Răng
-
Các Biện Pháp Giảm ê Buốt Răng Hiệu Quả Tại Nhà | Vinmec
-
5 Cách Chữa đau Buốt Răng Hàm đơn Giản Thực Hiện Tại Nhà
-
3 Cách Chữa đau Buốt Răng Hàm Hiệu Quả Tại Nhà | TCI Hospital
-
Những Cách Trị đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả | Hapacol
-
Mách Bạn Những Cách Giảm ê Buốt Răng Hiệu Quả Tại Nhà
-
CHỮA ĐAU RĂNG HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG 5 CÁCH DƯỚI ĐÂY
-
Cách Giảm đau Răng Tại Nhà Nhanh Nhất, Hiệu Quả Nhất, Bạn đã Biết ...
-
Cách Chữa đau Buốt Răng Bằng Muối Hiệu Quả Ngay Khi Thực Hiện
-
Cách Chữa Đau Răng Hàm Tại Nhà Đông Y Và Tây Y Hiệu Quả
-
Đau Buốt Răng Phải Làm Sao? - 5 Cách Chữa Trị An Toàn, Hiệu Quả Nhất
-
10 Cách Chữa Đau Răng Sâu Hiệu Quả Tức Thời Tại Nhà
-
Gợi Ý Những Cách Chữa Đau Răng Nhanh Nhất, Không Bị Tái Phát
-
TOP 10 Cách Chữa Trị Ê Buốt Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả
-
Đau Răng Gây Hại Cho Sức Khỏe Thế Nào? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị