Top #7 Chợ Nổi Miền Tây Nam Bộ Nổi Tiếng "ĐI LÀ THÍCH"
Có thể bạn quan tâm
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, điều này đã mang đến cho nơi đây sự trù phú của đất đai. Tuy nhiên trên các dòng sông này, người dân miền tây lại sáng tạo ra một hình thức buôn bán rất độc đáo và đó cũng là một nét văn hóa đáng yêu của người dân nơi đây, đó chính là chợ nổi. Dưới đây là danh sách các chợ nổi ở miền Tây mà du khách có thể ghé thăm.
Mục lục bài viết
- Miền Tây có mấy chợ nổi? Ở đâu?
- 1. Chợ nổi Cái Bè
- 2. Chợ nổi Cái Răng
- 3. Chợ nổi Phụng Hiệp
- 4. Chợ nổi ngã năm
- 5. Chợ nổi Long Xuyên
- 6. Chợ nổi Trà Ôn
- 7. Chợ nổi Cà Mau
Miền Tây có mấy chợ nổi? Ở đâu?
1. Chợ nổi Cái Bè
Tới chợ nổi Cái Bè vào một ngày cuối tuần với Tour du lịch miền Tây chợ nổi Cái Bè 1 ngày từ TPHCM cũng là một gợi ý hay
Chợ nổi Cái bè tọa lạc tại huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, đây là một trong những chợ nổi lớn nhất vùng và là điểm tham quan hấp dẫn trong các tour du lịch miền tây. Từ TP Hồ Chí Minh du khách chỉ mất hơn hai giờ xe chạy là đã đến được với chợ nổi Cái Bè.
Ngắm nhìn những khuôn mặt hân hoan, tươi vui trong các phiên chợ sớm, lắng nghe tiếng í ới gọi nhau trao đổi hàng hóa, thưởng thức các món ăn dân dã hay các loại trái cây được bày bán trên thuyền, đó sẽ là những trải nghiệm rất thú vị dành cho du khách. Ngoài ra du khách có thể ghé thăm nhà thờ Cái Bè hoặc các nhà vườn gần chợ nổi.
2. Chợ nổi Cái Răng
Du khách thường đi Tour du lịch miền tây 3 ngày 2 đêm giá rẻ từ TPHCM để tham quan chợ nổi Cái Răng
Cần Thơ thủ phủ của miền tây, là nơi thu hút du khách bậc nhất trong các tỉnh du lịch miền tây. Đến với Cần Thơ du khách đừng bỏ qua chợ nổi Cái Răng, được xem là chợ nổi sôi động, nhộn nhịp và lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Từ bến Ninh Kiều du khách chỉ mất chừng 30 phút là đã đến với Cái Răng, từ xa những chiếc thuyền đậu san sát nhau trưng bày những sản vật tươi ngon nhất của các tỉnh thành như: quýt Lai Vung, bưởi năm roi, chôm chôm, sầu riêng, mít, ổi. Từ chợ nổi Cái Răng du khách sẽ đi thuyền thêm một đoạn nữa sẽ đến với làng du lịch Mỹ Khánh, nơi được xem là miền tây thu nhỏ.
3. Chợ nổi Phụng Hiệp
“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh ngã bảy, Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào”. Chắc có lẽ du khách đã từng nghe những câu vọng cổ ngọt ngào của danh ca Út Trà Ôn trong bài Tình anh bán chiếu, trong đó có nhắc đến địa danh ngã bảy, nơi đây có một chợ nổi cùng tên rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, đó là chợ nổi ngã bảy. Một khu chợ nổi sầm uất nằm ngay chỗ giao nhau của bảy con sông, mỗi ghe thuyền ở đây đều bán một mặt hàng đặc trưng, các loại hàng đó được treo trên một cây bẹo để người mua dễ nhận biết.
Du khách đến đây vừa được trải nghiệm cuộc sống của người dân ở ngã bảy vừa được nghe những câu vọng cổ trữ tình thấm đượm tình yêu quê hương đất nước.
4. Chợ nổi ngã năm
Đây là một khu chợ nổi khá lâu đời của đồng bằng sông Cửu Long nằm ở thị trấn ngã năm thuộc tỉnh Sóc Trăng. Chợ nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông là: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp.
Chợ bắt đầu họp tầm ba giờ sáng và tan vào khoảng tám giờ. Chợ ngã năm hầu như có đủ mọi sản vật của vùng sông nước, nhưng nhiều nhất vẫn là các loại trái cây, rau củ. Những người dân nơi đây vẫn giữ được những nét bình dị của mình thông qua áo bà ba, tính tình hào sảng, cởi mở và rất chân tình.
5. Chợ nổi Long Xuyên
Miền tây đã có rất nhiều chợ nổi danh tiếng như Cái Bè, Cái Răng, những nơi này thu hút rất đông du khách ghé thăm mỗi năm, nhưng nếu du khách muốn tìm đến một chợ nổi bình yên và nguyên sơ nhất thì hãy đến với chợ nổi Long Xuyên của tỉnh An Giang. Người dân nơi đây vẫn còn đó nét chân thật, phóng khoáng thể hiện qua việc nói sao bán vậy, không nói thách, thậm chí nếu thích thì có thể tặng thêm cho du khách.
Các mặt hàng bán chủ yếu ở đây vẫn là các loại rau củ, món ăn ngon như: bún cá, bánh da lợn, bánh tằm.
6. Chợ nổi Trà Ôn
Đây là chợ nổi cuối cùng trên dòng sông Hậu và là một trong những chợ nổi cổ nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Điểm thú vị của chợ nổi Trà Ôn là chợ nhóm họp theo con nước, buổi sáng chợ khá đông đúc nhưng đông vui hơn là khi con nước bắt đầu lên, ghe thuyền đổ về ngày càng nhiều.
Cũng như bao chợ nổi khác ở miền tây thì chợ nổi Trà Ôn cũng bán những sản vật của địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên du khách nên dùng thử món bún bò viên ăn kèm với rau chuối và thưởng thức những bản vọng cổ trữ tình thông qua giọng hát ngọt ngào của cố danh ca Út Trà Ôn.
7. Chợ nổi Cà Mau
Chợ nổi Cà Mau nằm trên dòng sông gành Hào thuộc địa bàn thành phố Cà Mau điều đặc biệt là chợ nổi này hầu như tập trung ghe thuyền đến từ các huyện trong tỉnh như: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước và nằm ngay giao thoa của ba con sông.
Chợ nổi Cà Mau hầu như chỉ bán các sản vật từ miệt vườn. Tuy nhiên tại đây có một mặt hàng rất nổi tiếng đó là chiếu rong, những ghe chiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho soạn giả Viễn Châu sáng tác nên bài vọng cổ Tình anh bán chiếu nổi tiếng khắp miền tây.
Liên hệ tư vấn & đặt tour miền Tây Hotline: 0902 43 1177Từ khóa » Chợ Nổi Miền Tây Nam Bộ
-
Chợ Nổi Miền Tây - Văn Hóa Sông Nước Miền Tây Nam Bộ
-
Top 6 Chợ Nổi Miền Tây Nổi Tiếng Phải Ghé Khi Du Lịch Miền Tây
-
Những Chợ Nổi Miền Tây Nam Bộ Nổi Tiếng độc đáo Nhất - PYS Travel
-
6 Chợ Nổi độc đáo ở Miền Tây - VnExpress Du Lịch
-
Chợ Nổi Nam Bộ | Tạp Chí Du Lịch
-
5 điểm Du Lịch Chợ Nổi Miền Tây Nam Bộ độc đáo Nhất | Dulich24
-
" Khám Phá " 7 Chợ Nổi Miền Tây - Vntrip
-
Chợ Nổi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Nét Văn Hóa đặc Sắc
-
Giữ Sao Chợ Nổi Miền Tây? - Văn Hóa - Báo Biên Phòng
-
Chợ Nổi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn đi Chợ Nổi Cái Răng Cần Thơ - Du Lịch Miền Tây
-
Miền Tây Có Bao Nhiêu Chợ Nổi? Tổng Hợp Các Chợ Nổi ở Miền Tây
-
Chợ Nổi Cái Răng Cần Thơ - Trải Nghiệm độc đáo Tại Miền Tây Sông ...