TOP 7 Nguyên Nhân Gây Nóng Cổ Họng - Dạ Dày An Châu

Nóng cổ họng là một tình trạng phổ biến, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách khắc phục tình trạng khó chịu này một cách hiệu quả.

Nóng cổ họng

  1. Nóng cổ họng là bệnh gì?
    1. 1. Trào ngược dạ dày
    2. 2. Viêm họng hạt
    3. 3. Chảy dịch mũi sau
    4. 4. Nóng cổ họng do cảm lạnh
    5. 5. Hội chứng miệng bỏng
    6. 6. Chế độ ăn uống không hợp lý
    7. 7. Nóng cổ họng do thai kỳ
  2. Cách cải thiện tình trạng nóng cổ họng
    1. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
    2. Mẹo trị nóng cổ họng dân gian

Nóng cổ họng là bệnh gì?

Tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng nóng rát cổ họng có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây nóng rát cổ họng. Đây là tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản thường xuyên, thậm chí là vùng hầu họng. Axit trong dịch vị dạ dày làm bỏng rát niêm mạc họng nơi mà nó đi qua, từ đó gây tổn thương và nóng cổ họng như lửa đốt.

Trào ngược dạ dày gây nóng cổ họng

Bên cạnh nóng cổ họng, trào ngược dạ dày có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Ợ nóng, Ợ chua
  • Ợ hơi, chướng bụng
  • Cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt

Khi axit dạ dày trào ngược vào đường hô hấp có thể gây viêm phổi, viêm phế quản với biểu hiện nóng cổ họng khó thở, tức ngực, thở khò khè, mệt mỏi,…

Các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn và khi đi ngủ.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày là gì? << Tất cả thông tin cần biết về bệnh

2. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng kéo dài khiến cho niêm mạc họng bị sưng. Các lympho phải liên tục làm việc, dẫn tới sưng to và tạo thành các hạt trong họng.

Người bệnh có các biểu hiện như:

  • Đau rát, nóng cổ họng
  • Khô và ngứa họng, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Họng xuất hiện các hạt đỏ hồng, lồi ra hơn so với các vùng họng xung quanh
  • Đau khi nuốt
  • Cổ nổi hạch, sờ thấy cứng
  • Có thể có đờm, sốt cao trên 38 độ, đau đầu, mệt mỏi, ù tai,…

Đây là bệnh có thể lây lan thông qua đường hô hấp. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.

3. Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau là tính trạng dịch và chất nhầy trong mũi có thể tích tụ và chảy xuống phía sau cổ họng. Các nguyên nhân dẫn tới chảy nước mũi sau thường là nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hay gặp thời tiết lạnh,…

Chất nhầy trong mũi tích tụ nhiều sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, gây viêm họng hoặc làm cho amidan sưng to lên. Bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát cổ họng kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Ho, khàn giọng
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, tắc mũi
  • Nhiều chất nhầy trong cổ họng
  • Hơi thở có mùi hôi

4. Nóng cổ họng do cảm lạnh

Tình trạng nóng rát và đau họng là một trong những biểu hiện thường gặp của cảm lạnh. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh với nguyên nhân là do virus.

Bên cạnh đau rát, nóng cổ họng thì bệnh nhân cảm lạnh còn gặp các triệu chứng như:

  • Sổ mũi, tắc mũi, hắt xì
  • Ho 
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Sốt

Bệnh có thể được cải thiện nhờ các biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với nghỉ ngơi. 

5. Hội chứng miệng bỏng

Hội chứng miệng bỏng được đặc trưng bởi cảm giác nóng, bỏng rát bên trong miệng và cổ họng. Nguyên nhân thường do tình trạng khô miệng hay các vấn đề bệnh lý về thần kinh.

Cơn nóng rát có thể xuất hiện ở toàn bộ khoang miệng và cổ họng. Bệnh cạnh đó người bệnh cũng có thể gặp các tình trạng cơn khát tăng dần, mất vị giác hoặc có vị kim loại trong miệng.

hội chứng bỏng miệng gây nóng cổ họng

6. Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chứng nóng cổ họng, ợ nóng sau khi ăn. Ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc vận động mạnh sau khi ăn đều là những thói quen xấu ảnh hưởng tới dạ dày.

Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm kích thích, cay nóng cũng đều là tác nhân dẫn tới tình trạng nóng rát cổ họng.

7. Nóng cổ họng do thai kỳ

Có tới 50% phụ nữ trong thai kỳ gặp tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Tình trạng này thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Nguyên nhân là khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi ảnh hưởng lên hệ tiêu hoá. Đồng thời, thai nhi lớn dần gây áp lực lên dạ dày sẽ khiến cho chứng trào ngược dạ dày dễ xuất hiện hơn.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Cách cải thiện tình trạng nóng cổ họng

Khi có tình trạng nóng rát cổ họng, bạn có thể thực hiện những biện pháp cải thiện sau:

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi lối sống là biện pháp đầu tiên chúng ta cần phải làm để cải thiện tình trạng ợ nóng, nóng rát khó chịu ở cổ họng. Cụ thể:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm kích thích dạ dày. Đặc biệt là đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn sống,…
  • Ăn chậm với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều
  • Tránh sử dụng các đồ ăn khó tiêu, nước ngọt có gas, đồ ăn chua,…
  • Sau ăn nên nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 30 phút. Tránh vận động mạnh sau khi ăn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn do có thể làm axit trào ngược lên thực quản gây bỏng rát cổ họng.

Mẹo trị nóng cổ họng dân gian

Bạn cũng có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian để giúp giảm tình trạng khó chịu này:

  • Sử dụng cam thảo. Cam thảo không chỉ giúp hỗ trợ an thần mà còn có tác dụng tốt với các chứng bệnh dạ dày. Hãy ngậm 1 chút cam thảo trong khoảng 15 – 20 phút để thấy tình trạng ợ nóng được cải thiện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà cam thảo.
  • Sử dụng mật ong. Mật ong có thể làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể uống một cốc nước mật ong ấm vào trước bữa ăn sáng. Bên cạnh đó, nuốt 1 thìa mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa trào ngược dạ dày ban đêm.
  • Sử dụng lá khôi. Lá khôi giúp trung hòa và giảm tiết axit dạ dày rất tốt. Do đó có thể sử dụng chúng để làm giảm bớt axit xuất hiện ở cổ họng, làm giảm cảm giác bỏng rát ở cổ họng. Nấu nước lá khôi để uống mỗi ngày, bạn cũng có thể kết hợp thêm cam thảo để cải thiện trào ngược dạ dày hiệu quả hơn.

Xem thêm: Các mẹo giảm trào ngược dạ dày tại nhà

Khi đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà mà cảm giác nóng cổ họng vẫn không được thuyên giảm. Bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Từ khóa » đau Nóng ở Cổ Họng