Top 7 Phương Pháp điều Trị Sẹo Rỗ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Mụn trứng cá đi qua để lại di chứng khó chịu là những vết sẹo lồi lõm trên da. Đặc biệt là sẹo rỗ – nỗi đau mà chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua. Bạn tự hỏi làm cách nào để xóa bỏ sẹo rỗ, đưa làn da của mình trở về tuổi đôi mươi bóng loáng mịn màng? Hãy tham khảo ngay 7 phương pháp điều trị sẹo rỗ dưới đây và lựa chọn cho làn da của bản thân phương pháp phù hợp nhất nhé!
I. Sẹo rỗ là gì
Sẹo rỗ là 1 trong những di chứng tổn thương và nặng nề nhất do mụn trứng cá nặng hay thủy đậu gây ra. Chúng là những hõm sâu trên da với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau. Khi da bị viêm nhiễm hay tổn thương, cơ thể sẽ lập tức kích hoạt cơ chế tự làm lành vết thương. Tuy nhiên, do mụn trứng cá làm đứt gãy những mô liên kết, cấu trúc da tại đây thoái hóa không thể khôi phục về như trạng thái da ban đầu. Kèm theo đó các tế bào da không thể tự sản sinh collagen và elastin lấp đầy các vết thương. Điều này vô tình làm bề mặt vùng da bị tổn thương hình thành những vết sẹo rỗ gồ ghề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.
II. Cách phân loại sẹo rỗ
Khi tìm hiểu về phương pháp điều trị sẹo rỗ, bước đầu tiên bạn không được phép bỏ qua chính là xác định loại sẹo mà mình đang mắc phải. Hiện nay, có thể phân biệt các loại sẹo rỗ theo 3 thước đo dưới đây:
1. Theo tuổi sẹo
Dưới 6 tháng: Là loại sẹo có màu đỏ tươi, do các mao mạch mới tăng sinh đến nuôi dưỡng vùng mô bị tổn thương bởi mụn viêm. Nếu can thiệp điều trị kịp thời trong giai đoạn này, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80-95% (gần như có thể đưa da trở về trạng thái ban đầu )
Từ 6 tháng đến 1 năm: Ở giai đoạn này, quá trình tăng sinh collagen và quá trình các mạch máu đến nuôi dưỡng cho đáy sẹo giảm xuống. Sẹo từ màu đỏ chuyển sang màu đen thâm và da bước vào giai đoạn thoái hóa làm cho việc điều trị sẹo trở nên khó khăn hơn.
Sau 1 năm: Màu da vùng sẹo không còn thâm mà chuyển thành gần giống với màu da bình thường hay còn gọi là sẹo cố định. bên dưới đáy sẹo không còn các mạch máu tăng sinh, thay vào đó là các sợi xơ (rễ sẹo) giúp vùng da sẹo bám dính, kéo da sẹo lõm xuống làm sẹo ổn định. Sẹo càng lâu dài càng khô cứng và chắc chắn, viền sẹo rõ hơn… dẫn đến việc điều trị sẹo khó khăn hơn, cần sự can thiệp như phóng dính đáy sẹo, cắt xơ… mới có thể kích thích, phục hồi da được.
2. Theo màu sắc
3. Theo hình thái sẹo
Có 3 loại sẹo thường gặp trên da:
3.1. Sẹo đáy nhọn – Ice Pick Scar
Ice pick scar là loại sẹo có đáy sâu hơn 1mm, miệng sẹo nhỏ. Loại sẹo này hay gặp ở vùng mũi, vùng cánh mũi, vùng trán hay vùng cằm. Đây là những nơi có nhiều mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, làm viêm nhiễm lỗ chân lông gây tổn thương hệ thống collagen ở vùng trung bì. Một điểm cần lưu ý rằng sẹo đáy nhọn rất dễ nhầm lẫn với lỗ chân lông lớn. Việc nhận định sai lầm sẽ khiến việc điều trị không đúng đích mà còn vô tình khiến sẹo rỗ trên da trở nên trầm trọng hơn.
3.2. Sẹo lòng chảo – Rolling Scar
Rolling Scar là loại sẹo thường được tìm thấy trên má, có dạng lõm xuống như một hố tròn lượn sóng và tương đối sâu với kích thước từ 2-3mm, lớn hơn sẹo đáy nhọn 2 đến 3 lần. Loại sẹo này thường gặp trong trường hợp nặn mụn không đúng cách để lại những vết trợt trên da.
3.3. Sẹo hộp (sẹo đế vuông ) – Boxcar Scar
Boxcar scar là loại sẹo có thể tích lớn nhất trong 3 loại sẹo chính. Loại sẹo này có đáy sâu hơn, viền sẹo ngày càng thô ráp, nổi gờ trên bề mặt da và ngày càng xơ hóa theo thời gian. Thường bắt gặp sẹo hộp khi da bị tổn thương bởi thủy đậu hoặc các tác nhân bên ngoài.
Tuy nhiên, trên mỗi cá thể da thường sẽ bắt gặp sự kết hợp của 2 hoặc ba loại sẹo. Nếu xử lý một mụn bọc bị viêm không đúng cách, ổ viêm sẽ lan ra tạo thành 4 đến 5 mụn viêm nhỏ xung quanh. Khi kết hợp các loại sẹo này với nhau, chúng ta có thêm 3 loại sẹo nữa, đó là:
- IR: đáy nhọn – lòng chảo
- RB: Lòng chảo – hộp
- IB: đáy nhọn – hộp
Đây là 6 loại sẹo cơ bản trong phác đồ điều trị mụn của các bác sĩ da liễu. Với mỗi phương pháp điều trị sẹo khác nhau trên các loại sẹo khác nhau, sẽ có các nguyên lý, các đích lâm sàng khác nhau. Một khi hiểu được cấu trúc của các loại sẹo, bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và chất lượng nhất.
III. Nguyên nhân dẫn đến sẹo rỗ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sẹo rỗ. Theo các chuyên gia da liễu, sẹo rỗ thường hay xuất hiện khi :
1. Nặn mụn không đúng cách
Tổn thương do nặn mụn không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sẹo rỗ. Những sợi tế bào liên kết trong da bị tác động dẫn đến đứt gãy, tổn thương. Một khi bị viêm nhiễm, quá trình sản sinh collagen tự lấp đầy của da cũng bị giảm xuống, lâu dần nặng thêm hình thành nên tình trạng sẹo rỗ.
2. Sẹo do thủy đậu
Là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Sau khi các mụn nước của thủy đậu biến mất, bề mặt da còn sót lại những vết thâm gây ngứa cực kỳ khó chịu. Việc điều trị không kịp thời, chăm sóc không đúng cách làm cho da bị viêm nhiễm. Hậu quả là các sợi tế bào da bị đứt, hình thành lên sẹo rỗ “ trơ ” rất khó chữa.
Thủy đậu để lại những vết sẹo rất khó chữa
3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Các thực phẩm như rau muống hay đồ nếp gây ảnh hưởng cực xấu đến sẹo. Các loại thức ăn nhanh hay bia rượu cũng gián tiếp cản trở quá trình làm lành vết thương của da, vô tình tạo điều kiện hình thành nên sẹo rỗ.
4. Rửa mặt không đúng cách
Việc rửa mặt không đúng cách như kỳ cọ mạnh tay bằng khăn cũng là nguyên nhân khiến làn da dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Từ đó tạo điều kiện hình thành các ổ viêm, lâu dần hoại tử và trở thành sẹo rỗ.
5. Do điều trị mụn viêm nhiễm không kịp thời
Mụn chính là những u nang phát triển do sự tích tụ của dầu, bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông trong da. Nếu như không hỗ trợ điều trị mụn kịp thời, các u nang trở thành những ổ viêm. Theo thời gian, chúng hoại tử và để lại các vết sẹo lồi lõm trên bề mặt da.
6. Người có cơ địa sẹo
Do các yếu tố di truyền, bẩm sinh (thiếu hụt dưỡng chất bẩm sinh, hệ thống chất nền như collagen, elastin quá mỏng). Những người này mặc dù chăm sóc vết thương rất cẩn thận nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng bị sẹo rỗ. Những người này cần có một chế độ ăn uống khoa học hợp lý cũng như tuân thủ tuyệt đối các kiêng kị sau khi chấn thương.
IV. Thời gian điều trị sẹo rỗ thích hợp, mang lại kết quả tốt nhất
1. Giai đoạn ổ viêm sưng viêm
Đây là giai đoạn cơ thể tự làm lành vết thương. Sau khi bị thương, cơ thể lập tức tạo thành một lớp vảy bảo vệ da tránh các vi trùng và các yếu tố bên ngoài. Giai đoạn này các chuyên gia khuyến cáo nên bảo vệ các lớp vảy bằng cách sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn như kem hay dung dịch kháng khuẩn. Đặc biệt là những dung dịch kháng khuẩn có chứa nano bạc – có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm vượt trội trong thời gian dài.
>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
2. Giai đoạn da bắt đầu quá trình phục hồi, tái tạo
Ở giai đoạn này, lớp vảy bảo vệ da ở giai đoạn 1 bắt đầu khô và rụng đi. Cơ thể sẽ sản sinh ra một loại protein và collagen có tác dụng hình thành da và mô liên kết. Đây là thời điểm bạn cần cấp ẩm cho da bằng các kem dưỡng ẩm.
3. Giai đoạn da phục hồi hoàn thiện
Ở giai đoạn này, một collagen khác sẽ thay thế cho loại trước đó cùng với các nguyên bào sợi xơ làm miệng ổ viêm co lại. Nếu như không điều trị kịp thời, da sẽ thiết lập nên cấu trúc gọi là sẹo để tăng sức bền cho vết thương. Đây cũng là thời điểm điểm thích hợp nhất để áp dụng các phương pháp điều trị sẹo rỗ.
V. Các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiện nay
1. Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF
Lăn kim siêu vi điểm RF là công nghệ sử dụng một đầu kim với mũi kim nano siêu nhỏ, tích hợp sóng RF tạo ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt da. Với cơ chế thâm nhập sâu vào lớp hạ bì, sóng RF sẽ kích thích quá trình tăng sinh collagen giúp làm lành tổ chức tế bào da, tái tạo lại mang lại cho bạn một làn da mới. Phương pháp này sẽ cho người dùng thấy được hiệu quả rõ ràng sau từng lần điều trị. Làn da phục hồi nhanh hơn so với chỉ lăn kim thông thường. Bạn có thể sinh hoạt lại bình thường sau thời gian ngắn, không cần nghỉ dưỡng, ăn uống không kiêng cữ. Đây là phương pháp được các bác sĩ da liễu khuyên dùng trong điều trị sẹo rỗ mức độ nhẹ.
2. Phương pháp điều trị bằng hóa chất CROSS
Cross là một phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng cách chấm acid trichloracetic (TCA) ở nồng độ cao lên vết sẹo. Với cơ chế kích hoạt sự tăng sinh các thành phần của da như collagen, elastin và các chất nền. TCA tạo ra phản ứng viêm tại chỗ. Từ đó da hình thành các sợi collagen mới, từ đó làm đầy tổ chức sẹo. Phương pháp này đã được công nhận về tác dụng cải thiện độ sâu của hõm sẹo cũng như miệng sẹo trên da. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả các vết sẹo sâu như sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông. Liệu pháp này không tốn kém nhưng lại mang lại hiệu quả và an toàn khá cao. Tuy nhiên, chống chỉ định phương pháp này ở nhóm sẹo lõm chưa ổn định và sẹo có kích thước lớn hơn 3mm.
3. Điều trị sẹo rỗ bằng Laser Fractional CO2
Laser Fractional CO2 là phương pháp sử dụng các tia Laser. Phương pháp này sử dụng Laser 10.600nm tác động sâu vào bên trong bóc tách và làm đầy sẹo. Các tia Laser tác động chính xác vào vùng điều trị, nhắm vào từng mạch máu cụ thể. Chúng không xâm lấn hay làm tổn thương các mô da lành xung quanh. Quy trình này khắc phục được các nhược điểm trên da như thâm, nám, sẹo rỗ,… Tuy nhiên phương pháp này hường khiến da bị sưng và đỏ trong khoảng 5 ngày.
Ngoài ra, sử dụng laser còn giúp làm mờ vết thâm và giúp da trắng sáng đều màu hơn. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh chóng trong điều trị sẹo rỗ. Đặc biệt, phương pháp này mang lại hiệu quả cao khi điều trị sẹo rỗ nặng, sẹo rỗ lâu năm. Tuy nhiên, đây là dạng công nghệ làm đẹp cao cấp nên cần sử dụng những thiết bị tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với bảng giá điều trị sẽ luôn cao hơn so với những hình thức khác.
4. Phương pháp bóc tách đáy sẹo (Subcision)
Bóc tách đáy sẹo hay còn gọi là bóc tách vi điểm là phương pháp sử dụng một kim y khoa để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da. Phương pháp này giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng dưới da của chân sẹo. Tạo điều kiện cho quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng và hiệu quả từ sâu bên trong. Nhược điểm của phương pháp bóc tách đáy sẹo chính là để lại các vết đỏ trên bề mặt da. Cùng với đó, đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ gây cảm giác đau và chảy máu nhẹ trong quá trình thực hiện. Giá của phương pháp này giao động khoảng 2 – 3 triệu/ lần điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
5. Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da (Dermabrasion)
Dermabrasion là phương pháp mài da với kỹ thuật điều trị sẹo rỗ bằng cách tái tạo bề mặt da. Có 2 phương pháp siêu mài mòn da:
- Siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh.
- Siêu mài mòn da bằng mũi kim cương.
Bằng cách sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên, phương pháp này sẽ lấy đi lớp da cũ hư tổn và tái tạo một lớp da mới, mượt và sáng hơn thay thế cho làn da hư tổn ban đầu chỉ với 1 lần điều trị duy nhất (với các tình trạng sẹo nhẹ). Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp có thể gây ra các tác dụng phụ như ban đỏ, da nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da,… Dermabrasion là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các loại sẹo nông như sẹo hộp nông và sẹo lòng chào nông.
6. Điều trị sẹo rỗ bằng Punch Excision / Elevation
Cơ chế điều trị của Punch Excision / Elevation chính là gây ra những vết sẹo mới nhỏ hơn, mờ hơn những vết sẹo sâu ban đầu. Bằng cách sử dụng một thiết bị đục lỗ, phương pháp này loại bỏ mô sẹo, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu. Các vết sẹo được điều trị thường cách nhau khoảng 4 – 5 mm để ngăn ngừa lực kéo da quá mức, tránh những tác động xấu về mặt thẩm mỹ. Phương pháp này thường được chỉ định trong điều trị sẹo đáy nhọn và sẹo đáy vuông sâu.
7. Sử dụng chất làm đầy (Dermal filler)
Dermal filler là phương pháp sử dụng acid Hyaluronic (HA) – một chất có trong dịch và mô của cơ thể. Sau khi tiêm vào da, HA lập tức tạo thành một khối mô làm đầy vùng da của sẹo rỗ. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các chất làm đầy sẹo rỗ khác như: mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA). Hình thức này thường được áp dụng cho sẹo đáy tròn, thời gian duy trì hiệu quả tương đối cao.
Ngoài ra, còn có các phương pháp như lăn kim, dùng huyết tương giàu tiểu cầu PRP, ghép da,…
VI. Lưu ý khi chăm sóc da sẹo rỗ
- Nên can thiệp điều trị càng sớm càng tốt
- Cần vệ sinh da sạch trước khi áp dụng các biện pháp chăm sóc da
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc da đã được hướng dẫn (Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da, các mỹ phẩm an toàn,…)
- Kiêng các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sẹo như rau muống, đồ nếp, các thực phẩm có tính tanh,…
- Thiết lập cho bản thân có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Để chữa trị những phiền toái do mụn trứng cá để lại, đặc biệt là sẹo rỗ, bạn nên đến khám tại các trung tâm da liễu có uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Hoặc muốn được tư vấn thêm về da liễu, bạn vui lòng gọi tới HOTLINE: 1900 9482 hoặc đăng ký tại đây để được chuyên gia tư vấn sớm nhất nhé.
Từ khóa » Các Loại Sẹo Rỗ
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Sẹo Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Phân Loại Sẹo Rỗ Và Phương Pháp điều Trị đối Với Từng ... - Doctor Scar
-
Sẹo Rỗ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - Docosan
-
Phân Loại Sẹo Rỗ Và Cách điều Trị Sẹo Chuẩn Y Khoa - - Doctor Acnes
-
PHÂN LOẠI SẸO RỖ (SẸO LÕM) - Dr.Hung Skin Health Clinic
-
CÁC LOẠI SẸO LÕM/ SẸO RỖ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Các Phương Pháp điều Trị Sẹo Rỗ Hiệu Quả - Thaythuocvietnam
-
Phân Loại Sẹo Rỗ/sẹo Lõm Gồm 3 Dạng: Nguyên Nhân - Điều Trị
-
Các Phương Pháp Trị Sẹo Rỗ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay - O2 SKIN
-
Điều Trị Sẹo Rỗ: Lột Da, Chất Làm đầy Và Các Lựa Chọn Khác | Vinmec
-
Sẹo Rỗ Lâu Năm Có điều Trị được Không? - Dizigone
-
Cách Nhận Biết Các Loại Sẹo Thường Gặp - Báo Thanh Niên
-
Các Phương Pháp Trị Sẹo Rỗ Phổ Biến, Mang Lại Kết Quả Tốt Nhất