Top 7 Truyện Ngụ Ngôn Hay Và ý Nghĩa Nhất Cho Bé Mẹ Cần Biết

Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người. Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống. Những câu chuyện ngụ ngôn rất thích hợp cho các bậc cha mẹ đọc cho bé nghe và dạy dỗ các bé từ khi còn nhỏ về cách đối nhân xử thế. Dưới đây là top những câu chuyện ngụ ngôn hay cho bé mà bậc phụ huynh nào cũng cần biết.

1. Lừa và ngựa

Câu chuyện Lừa và ngựa Hình ảnh trong câu chuyện Lừa và ngựa

Hai nhân vật ngụ ngôn được xây dựng trong truyện là những người “bạn đường”. Lừa và Ngựa có những đặc tính loài vật tương đối giống nhau. Sau khi đi cùng nhau một đoạn đường dài, Lừa kiệt sức và khẩn khoản xin Ngựa mang đỡ dù chỉ một ít đồ. Ngựa đã không một chút băn khoăn đáp lại rằng “việc ai nấy lo” vì sợ nếu giúp bạn thì mình phải vất vả hơn. Vì sự ích kỉ của Ngựa mà Lừa đã kiệt sức và ngã chết bên vệ đường. Câu chuyện kết thúc bằng hành động tất yếu của ông chủ, ông đã chất tất cả đồ đạc từ lưng Lừa sang lưng Ngựa. Từ đó, tác giả muốn nói với các em nhỏ về hậu quả khôn lường của thói ích kỉ, phải biết thương bạn, giúp bạn lúc gặp khó khăn, giúp bạn chính là giúp chính mình.

2. Sẵn lòng giúp đỡ

Sẵn lòng giúp đỡ

Nai và thỏ là hai nhân vật chính trong câu chuyện này, chạy khắp rừng thấm mệt, Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh nên đã nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ hãy đánh thức Nai sau nửa giờ. Thỏ đã mừng rối rít, sẵn lòng giúp đỡ, bởi được Nai nhờ đâu phải chuyện chơi. Nhưng cũng vì sự giúp đỡ nhiệt tình quá đà của Thỏ mà khiến Nai cảm thấy không thoải mái với những câu đề nghị của Thỏ. Thỏ nghĩ những điều đó sẽ giúp Nai ngủ ngon hơn nhưng sự thật thì không phải thế. Qua đó, rút ra bài học cho các bạn nhỏ rằng sự giúp đỡ là cần thiệt nhưng hãy biết khéo léo giúp đỡ người khác đúng lúc và đúng cách, nếu không sự giúp đỡ ấy sẽ trở nên vô ích, thậm chí gây ra sự khó chịu cho người được giúp đỡ.

3. Cáo cụt đuôi

Hình ảnh trong câu chuyện Cáo cụt đuôi Hình ảnh trong câu chuyện Cáo cụt đuôi

Chuyện kể về một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi, nhưng nó đành phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó bị mắc lại trong bẫy. Từ đó, Cáo không dám gặp mặt những con Cáo khác vì chắc chắn chúng sẽ cười nhạo, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nó đã quyết định triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn vì cái đuôi của mình. nhưng khi được cụ Cáo yêu cầu Cáo quay mặt đi, cả làng Cáo đã ồ lên cười và la ó, lúc đó chú Cáo cụt đuôi mới biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì chẳng có ích gì. Lời bàn bạc đằng sau câu chuyện này là đừng bao giờ nên nghe lời những người không muốn bạn hơn họ.

4. Con Cóc và con Chuột

Nội dung xoay quanh chuyện con Cóc làm bạn thân với một con Chuột, Chuột thường vẫn xuống nhà Cóc chơi luôn. Khi Cóc hay tin vợ Chuột mới ở cử cháu trai, lấy tình anh em, Cóc muốn đến thăm cháu nhưng không biết làm cách nào để lên tổ của Chuột được vì vợ chồng Chuột làm tổ trên cây cao. Thấy bạn có lòng nên Chuột đã nói với Cóc cứ ngậm vào đuôi Chuột để Chuột kéo lên cây. Đến lúc lên tới gần cửa thì không may cóc đã mở miệng đáp lại lời Chuột đực và rơi bích xuống đất, xương sống gãy và lưng cong lại. Câu chuyện cười thú vị này muốn nhắc nhở chúng ta nên cẩn trọng trước những lời nói của mình, kẻo cái miệng hại cái thân như Cóc và còn giải thích một cách hóm hỉnh vì sao con Cóc ngày nay lưng bị cong lại và nghiến răng kèn kẹt.

5. Con Mèo tinh khôn

Hình ảnh trong câu chuyện Con mèo tinh khôn Hình ảnh trong câu chuyện Con mèo tinh khôn

Chuyện kể rằng có một con Mèo ngồi rình những con Cá béo mập trong chậu nước trước nhà mà không nghĩ ra cách bắt Cá. Trong lúc đó, có một con Chuột mò đến trên thành chậu và bị Mèo tóm được định ăn tươi, do Chuột cầu xin và hứa là sẽ biếu các con Cá béo ngậy cho Mèo nên đã được tha. Khi Chuột đang thò đuôi loáy ngoáy trong nước để bắt Cá thì con Mèo tinh khôn đã chộp ngay Chuột và cắn vào cổ. Chủ nhà khen ngợi Mèo đã bắt được Chuột nếu không thì đã mất Cá. Qua câu chuyện, các bé có thể học được rằng không nên thương lượng và tin vào kẻ thù, tốt nhất hãy luôn chú ý phòng bị hoặc tránh xa nhất có thể.

6. Muỗi và sư tử

Muỗi và sư tử

Vì muốn trở thành Chúa sơn lâm nên Muỗi đã tuyên chuyến với Sư tử. Cuộc chiến bắt đầu, Muỗi cứ bay vo ve trước mặt Sư tử, xông thẳng vào Sư tử và đốt vào xung quanh mũi của Sư tử, những chỗ mà không có lông. Sư tử vốn không quan tâm đến Muỗi lại trở nên tức giận và lao vào cuộc chiến với Muỗi. Muỗi cứ mãi bay tới bay lui, Sư tử dùng móng vuốt cào nát hết cả mặt và mũi mà vẫn không tóm được muỗi nên đành bỏ đi. Sau khi chiến thắng, Muỗi sung sướng bay qua bay lại và bị dính chặt vào mạng nhện, lúc sắp bị Nhện ăn thì Muỗi lại than thở rằng mình thắng được kẻ mạnh nhất là Sư Tư nhưng lại tiêu diệt bởi con Nhện bé tẹo. Các bé hãy nhớ rằng trên thế giới này, không có kẻ nào là mạnh tuyệt đối, và cũng không có kẻ nào là yếu hoàn toàn và quan trọng nhất là khi có được những thành công nhỏ không nên tự đắc quá sớm kẻo dẫn đến thất bại lớn như Muỗi.

7. Thần Gió và Mặt Trời

Thần Gió và Mặt Trời tranh cãi xem ai mới là kẻ mạnh nhất nên đã quyết đấu với nhau xem ai là kẻ khiến cho người khách bộ hành phải cởi chiếc áo ra. Thần Gió bắt đầu trước, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt làm cho người bộ hành càng giữ chặt chiếc áo tơi kia. Đến lượt Mặt Trời chiếu những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi làm người bộ hành thấy ấm áp và thoải mái, càng lúc càng nóng ấm nên người bộ hành đã tự động cởi bỏ chiếc áo tơi kia. Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra ở đây là nếu muốn thay đổi quan điểm của người khác thì hãy giúp họ nhận ra những điều tốt đẹp và để họ tự phán xét về những điều đó.

Phía trên đều là những câu chuyện nằm trong top những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất, mang tính giáo dục sâu sắc không chỉ dành riêng cho các bé nhỏ, mà còn là những bài học vô cùng ý nghĩa và quý giá đối với tất cả mọi người.

Top 5 lợi ích của truyện ngụ ngôn mà các bậc cha mẹ nên biết

TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH BA MẸ CẦN BIẾT

1. Truyện ngụ ngôn mang tính giáo dục cao, luôn ẩn chứa những bài học về đạo đức, dạy trẻ phân biệt phải trái, đúng sai.

Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án một thực tế về những tật xấu của con người.

Kết thúc sau mỗi truyện ngụ ngôn đều là những bài học có giá trị giáo dục rất cao, từ đó góp phần định hình tính cách và lối sống của trẻ.

2. Truyện ngụ ngôn giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng và cách diễn đạt

Ngôn ngữ trong truyện ngụ ngôn mang tính hàm súc, cung cấp cho trẻ vốn từ vựng phong phú. Khi đọc lại một câu chuyện nhiều lần, trẻ học được cách diễn đạt độc đáo mà những thể loại truyện khác khó có thể đem lại.

3. Kích thích trí tưởng tượng của trẻ

Truyện ngụ ngôn thường ẩn dụ, nhân hóa loài vật mang tính cách của con người vì vậy khi đọc truyện ngụ ngôn trẻ sẽ phát huy được sự liên tưởng và trí tưởng tượng phong phú.

4. Phát triển tư duy logic cho con

Truyện ngụ ngôn từ cốt truyện, bối cảnh đến nhân vật đều được xây dựng và thể hiện trọn vẹn dù cho một câu chuyện có tương đối ngắn.

Khác với một số truyện tranh dành cho thiếu nhi, tuy hình ảnh đẹp, bắt mắt nhưng nội dung thiếu đi sự cao trào, logic. Còn với truyện ngụ ngôn từ cốt truyện, bối cảnh, tính cách nhân vật đều mang tính logic cao. Các bạn nhỏ khi đọc truyện như được sống với từng nhân vật và có thể khóc cười cùng họ.

5. Nội dung hàm súc, cốt truyện ngắn, giúp trẻ dễ nhớ, dễ đọc

Chính nội dung không quá dài lại ẩn chứa những bài học sâu sắc nên các bạn nhỏ dễ dàng ghi nhớ và cũng dễ dàng tiếp thu bài học.

Xem thêm:

  • Tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn hại não hay nhất
  • Truyện cổ tích Việt Nam và thế giới chọn lọc hay nhất
  • Truyện cổ tích là gì? Những nét đặc trưng của truyện cổ tích?

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Hay Cho Bé