Top 8 Trò Chơi Dân Gian Nhật Bản đặc Sắc Và Thú Vị Nhất

Bên cạnh các lễ đặc sắc thì các trò chơi dân gian của Nhật Bản rất thú vị và đặc sắc. Nhiều trò chơi được hình thành và phát triển từ rất lâu, được không chỉ trẻ con và người lớn rất yêu thích. Các trò chơi dân gian là một truyền thống không thể thiếu khi xuân về. Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá những trò chơi dân gian ở đất nước “mặt trời mọc” nhé!

  1. Kendama – Trò chơi bắt bóng bằng cốc
  2. Trò chơi Koma: trò chơi con quay
  3. Hanetsuki – Trò chơi đánh cầu
  4. Trò chơi Karuta – Chơi bài lá 
  5. Trò chơi Takoage – Trò chơi thả diều ở Nhật
  6. Trò chơi Menko: Trò chơi ném dĩa
  7. Fukuwarai – Trò chơi truyền thống Nhật Bản
  8. Trò chơi Ohajiki – Với những viên thủy tinh nhiều màu sắc

Kendama – Trò chơi bắt bóng bằng cốc

Kendama là trò chơi dân gian ở Nhật Bản xuất hiện ở thời kỳ Edo (1603 – 1868). Có cấu tạo một tay cầm (ken) bằng gỗ có hình dạng như một thanh kiếm gồm ba cốc, được nối với một quả bóng. Trên quả bóng có một lỗ hổng được nối với đầu nhọn của tay cầm.

Kendama không chỉ là một môn giải trí mà còn là một trong những môn thể thao chuyên nghiệp được thi đấu tại Nhật Bản. Kendama được Nhật Bản đưa vào thi đấu vào những năm 1980. Đây là trò chơi cần nhiều kỹ thuật để đưa bóng vào các chén. 

Kendama là trò chơi giúp cho người chơi rèn luyện sự kiên trì, tập trung và khả năng kết hợp dẻo dai của cả cơ thể.

Trò chơi Koma: trò chơi con quay

Trò chơi Koma là trò chơi rất phổ biến, trò chơi này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và Nhật Bản vào thời kỳ Edo. Koma là trò chơi khá đơn giản, thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia.

Trò chơi này cần sự khéo léo của người chơi, những con koma được làm bằng gỗ và thép. Dùng dây quấn quanh thân con quay, sau đó ném con quay sao cho con quay của đối phương bay ra ngoài vòng tròn.

Hanetsuki – Trò chơi đánh cầu

Hanetsuki là môn đánh cầu truyền thống của người Nhật vào dịp đầu năm mới. Bắt nguồn từ thời Heian, giống như môn cầu lông nhưng Hanetsuki không dùng vợt lưới, mà dùng vợt gỗ có hình mái chèo được in nhiều họa tiết bắt mắt, cầu có màu đen được làm bằng bồ hòn, lông có nhiều màu sặc sỡ.

Đây là một trò chơi dân gian xưa, được chơi vào dịp Tết trong Hoàng cung, những chiếc vợt được trang trí đẹp mắt, nhiều họa tiết, trở thành món quà tặng cho con gái nhân dịp năm mới đến.

Trong tiếng Nhật, bồ hòn có nghĩa là “một đứa trẻ không bị đau ốm”. Do đó, năm mới đầu tiên của những đứa trẻ, sẽ được gia đình tặng cho cây vợt đánh cầu với ý nghĩa mong bé được khỏe mạnh và vui vẻ.

Trò chơi Karuta – Chơi bài lá 

Karuta không chỉ là một trò chơi bài đơn thuần. Karuta giống như bài tây, những lá bài nhắn, có hình chữ nhật, mỏng, được in hình ảnh, thơ, các câu ca dao, tục ngữ.  Để có thể chơi được bài Karuta đòi hỏi người chơi phải thuộc rất nhiều bài thơ.

Đây là trò chơi được du nhập từ các thương nhân Bồ Đào Nha vào giữa thế kỉ 16. Karuta hiện nay được phổ biến rộng rãi, được xem là văn hóa của người Nhật, thu hút khách du lịch.

Chơi bài Karuta giúp người chơi rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy. Trò chơi bài lái Karuta lá nét văn hóa truyền thống của người dân Nhật Bản.

Trò chơi Takoage – Trò chơi thả diều ở Nhật

Trò chơi thả diều là trò chơi dân gian đặc sắc ở Nhật Bản. Hình ảnh con diều rất quen thuộc với chúng ta, ở Nhật Bản vào đầu năm mới, thả diều trở thành một lễ hội lớn. Các con diều với nhiều hình dạng và màu sắc và kích thước khác nhau. 

Các hình vẽ trên diều thường là các hình vẽ truyền thống với hình dạng đặc sắc mang lại những ý nghĩa riêng. Người Nhật quan niệm rằng, nếu như diều bay càng cao thì những mong muốn, những ước mơ sẽ nhanh chóng được thực hiện.

Trò chơi Menko: Trò chơi ném dĩa

Trò chơi Menko xuất hiện từ thời kỳ Edo, là một trong những trò chơi dân gian truyền thống của Nhật Bản. Đây là trò chơi thường dành cho các cậu bé. Trước kia các thẻ Menko được làm từ giấy, ngày nay được làm từ nhựa, có hình tròn và hình chữ nhật. Một mặt của thẻ được in hình các nhân vật trong anime, nhân vật nổi tiếng, samurai, ninja,…

Đây là trò chơi dành cho hai người hoặc nhiều hơn. Bài của người chơi được đặt lên mặt phẳng, người chơi còn lại bằng cách ném thẻ Menko của mình để thẻ Menko được đặt trên mặt phẳng sao cho tấm thẻ Menko đó bật lên. 

Trò chơi này giúp các bé trai rèn luyện được sự nhanh tay, khả năng khéo léo và dự đoán được tình huống.

Fukuwarai – Trò chơi truyền thống Nhật Bản

Đây là trò chơi khá đơn giản, người chơi bị bịt mắt, trước mặt là một bức tranh phác thảo khuôn mặt một người không có mắt, mũi, miệng. Được sự hướng dẫn của mọi người xung quanh để gắn mắt, mũi, miệng vào đúng vị trí.

Trò chơi Fukuwarai được trẻ em rất yêu thích, thường thì kết thúc trò chơi những bức tranh sẽ tạo ra những tràng cười sảng khoái cho người xung quanh. Đây là trò chơi không thể thiếu vào dịp đầu năm mới. 

Trò chơi Ohajiki – Với những viên thủy tinh nhiều màu sắc

Với hình dạng dẹt cùng nhiều màu sắc đẹp mắt. Trò chơi Ohajiki giống với bắn bi của trẻ em Việt Nam nhưng thay thế bằng cách “búng”. Những viên thủy tinh được trải trên mặt phẳng. Sau đó oẳn tù xì để bắt đầu trò chơi.

Đây là trò chơi không những trẻ em rất thích mà còn thu hút người lớn chơi cùng.

Còn rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc ở Nhật Bản: 

  • Trò chơi có xúc sắc: Cho-han bakuchi, Kitsune bakuchi
  • Trò chơi tạo hình từ sợi dây: Ayatori
  • Trò chơi ngựa tre (như trò cà kheo): Takeuma
  • Trò chơi lâu đời nhất thế giới: Otedama

Những trò chơi truyền thống của Nhật Bản là phần không thể thiếu trong văn hóa của người Nhật. Nhật Bản đang duy trì, giữ gìn những trò chơi dân gian,  không chỉ đem lại sự giải trí, mà còn là sự sáng tạo và khéo léo của con người Nhật Bản.

Đánh giá post

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Việt Nam Bằng Tiếng Nhật