Top 9 Loại Cây Cau Cảnh Phong Thủy Nên Trồng Nhất

Cây cau cảnh vẫn luôn được nhiều người biết đến là loại cây nội thất, cây ngoại thất có ý nghĩa phong thuỷ tốt từ xưa đến nay. Với hình dáng nhỏ nhắn khác hẳn các cây cau truyền thống, cau cảnh được dùng nhiều để trang trí nhà cửa, sân vườn. Nếu bạn cũng chung mục đích trang trí sân vườn bằng cau cảnh hãy tham khảo ngay top 9 loại cây cau cảnh phong thủy nhất nên trồng dưới đây.

Cây cau cảnh dùng trong nội thất, mang ý nghĩa phong thủy

Cây cau cảnh giúp không gian nội thất thêm xanh mát và phong thủy tốt

Cây cau cảnh là gì?

Cây cau cảnh hay còn gọi là cây cau kiểng. Tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, họ Arecaceae (cau). Loại cây này có chiều cao trung bình từ 1-15m. Tuỳ từng giống cây cau cảnh và môi trường phát triển mà cau kiểng sẽ có kích thước khác nhau.

Đặc điểm của cây cau cảnh

Cau cảnh có hình dáng cực kỳ đẹp và bắt mắt. Bộ lá và thân là 2 bộ phận được đánh giá sẽ quyết định sự sang trọng của cây. Nhưng cau cảnh được khoẻ khoắn, cứng cáp lại nhờ vào phần gốc và rễ bám chắc.

Lá cây cau cảnh được mọc từ thân cây, không phân cành. Mỗi chiếc lá sẽ có phần bẹ lá ôm sát vào thân. Cuống lá có chiều dài khoảng 50cm, chạy từ nhọn cho tới bẹ lá và nhỏ dần về ngọn. Phần lá được phát triển từ 2 bên cuống, dạng kép lông chim.

Lá cây trưởng thành có màu xanh và ngả vàng khi về già. Tán lá cau kiểng mọc tập trung lên đỉnh, xoè ra như chiếc ô nhỏ. Lá chính là đặc điểm mà cau cảnh giống với cau truyền thống nhất.

Thân cây cau cảnh cứng cáp, đặc điểm nổi bật

Thân cây cau cảnh nổi bật với các đốt đều đặn

Thân

Thân cau cảnh thuộc dạng thân cột: cứng, thẳng đứng và không phân cành. Chúng có chiều cao trung bình từ 1-15 mét, tạo nên một điểm nhấn độc đáo cho không gian xanh.

Thân cây chia thành nhiều đốt. Những đốt này được hình thành do những vết sẹo khi lá rụng đi. Thông thường thân cây sẽ có màu xanh, một số loài khác lại có màu ngả vàng hoặc đỏ

Gốc cây cau cảnh có màu vàng lục và nổi bật

Gốc cây cau cảnh với nhiều thân hợp lại thành cụm

Gốc

Gốc cau cảnh có màu vàng lục. Một gốc cây thường bao gồm nhiều thân tạo thành 1 cụm. Cũng có những loại phát triển độc lập 1 thân, một bộ rễ. Gốc cây có chu vi lớn hơn phần thân bên trên và có xu hướng nhỏ dần cho tới ngọn.

Rễ

Rễ cây cau kiểng là bộ phận khá quan trọng trên cây. Chúng có tác dụng trong việc chuyển biến các độc tố thành chất dinh dưỡng nuôi toàn thân. Ta có thể dễ dàng quan sát thấy một phần rễ cây nhờ mọc nổi lên trên mặt đất.

Rễ cây mọc thành từng cụm với các sợi nhỏ đâm sâu vào mặt đất. Phần rễ cau kiểng có màu vàng nâu hoặc vàng cam tuỳ từng loại. Rễ cau còn được gọi với tên gọi khác là rễ treo hay rễ mọc ngược.

Sở dĩ có cái tên như vậy là do phần rễ nổi mọc trên mặt đất. Bộ phận rễ nổi được dùng làm thuốc điều trị các bệnh trong đông y. Đặc điểm thấy rõ nhất ở cây Cau Nhật.

Quả

Hoa cau mọc thành cụm dạng mo cuống chung mà vàng nhạt.

Hoa cây cau cảnh với màu vàng nhạt, tạo điểm nhấn

Hoa cau cảnh tạo nét mềm mại cho cây

Quả cau cảnh nhỏ hơn so với cau truyền thống. Khi mới mọc chúng có màu xanh và có màu vàng hoặc đỏ khi chín. Khi cau chín có một lớp cùi nhỏ bên trong ăn được khi tách ra.

Quả cau lùn cảnh, nhỏ hơn cau truyền thống, màu vàng đỏ khi chín

Quả cau lùn cảnh mang màu sắc đặc trưng

Ý nghĩa phong thủy của cây cau cảnh

Cây cau cảnh có ý nghĩa phong thủy quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của nhiều dân tộc. Theo quan niệm dân gian, cây cau và chuối là hai loại cây cần trồng trong vườn nhà, theo quy tắc “trước cau, sau chuối”.

Cau cảnh là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu trong phong thủy. Cây có khả năng hấp thu độc tố, mang lại sự bình yên, hạnh phúc, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, chúng còn tạo sinh khí, giúp cải thiện không khí trong nhà, mang lại sự tươi mát và sinh động cho không gian sống.

Với dáng cây bền đẹp, vươn thẳng xanh tốt, cau cảnh là biểu tượng của sự bền vững và kiên trì trong cuộc sống. Trồng cây cau cảnh trước nhà cũng giúp che chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi những luồng năng lượng độc hại và điều xấu xa.

Hơn nữa, cau cảnh còn có tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và giảm bớt các vấn đề về sức khỏe như đau đầu và mệt mỏi.

Cây cau cảnh có tác dụng gì?

Cau cảnh không chỉ đơn giản là làm đẹp không gian xanh mà còn có tác dụng điều hoà không khí. Trong đông y đây là một vị thuốc quan trọng chữa bệnh.

Cây cau đỏ cảnh, thích hợp trang trí ngoại thất

Cây cau đỏ cảnh tăng thẩm mỹ không gian

Làm đẹp cảnh quan

Tác dụng đầu tiên không thể kể đến của cau cảnh là làm đẹp cảnh quan. Đúng như tên gọi của nó cau cảnh để làm kiểng, tạo không gian xanh cho nhà ở, vườn tược. Các trường học, bệnh viện hay công viên cũng lựa chọn cau kiểng để trồng tăng thêm phần thẩm mỹ.

Đặc điểm của cau kiểng là ít sâu bệnh, sống lâu, dễ chăm sóc. Vì vậy, không thấy có gì lạ khi đây là loại cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Tùy vào kích thước và sở thích mỗi người mà có thể lựa chọn loại cây cau kiểng cho phù hợp.

Loại cây mini thì để trên bàn làm việc, tủ sách, bàn trang điểm, tủ lạnh. Loại cây kích thước lớn hơn thì đặt ở góc phòng, chân cầu thang, cửa ra vào, sân vườn, ban công…

Điều hoà không khí

Theo nghiên cứu, cây cau cảnh ở độ cao 1m8 mỗi ngày sẽ truyền vào không khí 1 lít nước. Như vậy cây cực kỳ hữu ích trong việc cấp ẩm, điều hoà không gian. Nhất là những nơi như trong nhà, phòng máy lạnh đều là nơi lý tưởng để đặt cây.

Một số thí nghiệm của NASA còn chỉ ra rằng: cau cảnh có tác dụng loại bỏ các chất như ammonia, kim loại nặng, xua đuổi côn trùng.

Đặc biệt, cau kiểng còn có tác dụng điều hoà không khí bằng cách hấp thụ các khí độc bằng lá. Sau đó khí độc hại này sẽ vận chuyển xuống rễ để chuyển hoá thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Các tia tử ngoại từ thiết bị điện tử như tivi, máy tính, lò vi sóng cũng được cây cau hút lại hạn chế gây hại đến con người. Như vậy cau cảnh rất có ích trong một không gian mà không hề gây độc hại

Chữa bệnh

Theo Đông y, quả cau cảnh có tác dụng trong việc hạ khí, hành thuỷ thông đại tiểu đường. Trong quả cau có chứa Alcaloid, Tanin, Arecolin giúp bài trừ chướng khí, sát trùng, giải nhiệt, diệt khuẩn hiệu quả. Rễ cau cảnh cũng là bộ phận giúp chữa bệnh về sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…

Các loại cây cau cảnh nên trồng hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại cây cau cảnh đẹp. Chúng được chia làm 2 loại là cây cau cảnh nhỏ và cây cau cảnh cao. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Các cây cau cảnh nhỏ thường được ưa chuộng vì có thể trồng được cả ở trong nhà và ngoài vườn. Đa phần người ta kết hợp với các chậu kiểng để trang trí sảnh, phòng khách…

Cau cảnh giúp không gian xanh mát và đẹp hơn

Cau cảnh làm đẹp cảnh quan, tạo không gian xanh

1. Cau nhật cảnh

Cau Nhật là loại cây bụi có chiều cao trung bình khoảng 1m2. Thân cây mọc thẳng đứng và có nhiều đốt ngắn. Mỗi cây có có một gốc nhưng lại phân chia thành nhiều thân ngay tại gốc. Thân cây có màu vàng óng và phủ một lớp phần màu trắng.

Lá cây mọc lên từ thân cây, dạng kép lông chim. Ở trên mỗi cuống lá là sự sắp xếp đối xứng của 40-50 cặp thuỳ. Lá cây có bẹ mềm ôm sát vào thân cây, hình cong cong rủ xuống. Chúng có màu xanh lục và ngả vàng rụng đi khi về già.

>>> Xem thêm: Cây Cau Nhật với bộ rễ đẹp nhất

Cau cảnh mini trang trí bàn làm việc, nhỏ gọn và xanh mát

Cau cảnh mini phù hợp cho bàn làm việc, kệ sách

2. Cau Thái cảnh

Cây cau thái là loại cây nội ngoại thất được đa số người chơi cây trồng. Chúng có chiều cao trung bình chỉ từ 1m-1m5. Tán lá to hình long vũ, mọc vươn lên như một đoá hoa. Đặc biệt cuống lá có màu vàng bắt mắt. Thân cây nhỏ có đường kính từ 5-10cm, mọc theo cụm. Người chơi cây có thể kiểm soát được số lượng cây bằng cách chặt bỏ đi cây không cần. Trong phong thuỷ, cau Thái mang đến nguồn năng lượng tích cực, viên mãn bên gia đình.

>>>Xem thêm: Cây Cau Thái nhiều thân to, có màu vàng, mạnh mẽ

3. Cau vàng cảnh

Cây cau vàng hay còn gọi là cau đuôi phượng. Loại cây này có hình dáng khá đặc biệt với thân là sự kết hợp của 2 màu xanh và vàng lạ mắt. Cau vàng thuộc giống cây thân thẳng, mọc thành bụi với từng cây cao thấp xen kẽ nhau.

Chiều cao cây khi được trồng trong nhà trung bình từ 1-2m. Lá cau vàng có màu vàng nhạt, bẹ lá khá bóng và mềm. Tương tự như các loại cau cảnh khác, lá cau vàng có dạng kép lông chim. Hoa đến mùa sẽ nở rộ rất to. Mỗi cụm hoa có thể dài đến 40cm khi nở hoàn toàn. Cau vàng trồng trong chậu và được đặt ở trong nhà, văn phòng, ban công tăng không gian xanh

>>>Tham khảo thêm: Cây Cau Vàng giá cực rẻ chủ yếu trang trí quán cà phê

Cây cau đỏ cảnh phong thủy cho may mắn

Cau đỏ cảnh biểu tượng cho may mắn và sự thịnh vượng

4. Cau đỏ cảnh

Cây cau đỏ hay còn gọi là cau bẹ đỏ, cau kiểng đỏ. Đây là một loại cây có dáng thẳng và cao, bẹ lá có màu đỏ lạ mắt. Cây thân bụi, to tròn và nhiều lóng. Cuống lá bẹ đều, có màu đỏ tươi nhìn rất đẹp. Lá cây có màu xanh đậm dạng kép lông chim, buông thọng như đuôi phụng.

Chính vì mang trong mình dáng vẻ lạ mắt, độc đáo, nên loại cây nội thất này được giới chơi cây ưa chuộng. Màu đỏ của cây tượng trưng cho sự may mắn, mang lại điềm cát lành, cát lợi cho gia chủ. Cây cũng rất hợp với những người mệnh Hỏa, người làm trong lĩnh vực tài chính, trồng cau đỏ trong nhà mang đến thuận lợi, xuôi gió trong làm ăn.

>>>Tham khảo thêm: Cây cau đỏ có thân đỏ, phong thủy tốt nhất cho người làm tài chính

Cây cau Hawaii cảnh nhỏ gọn cho văn phòng

Cau Hawaii cảnh nhỏ gọn, thích hợp đặt trong nhà

5. Cây cau hawai cảnh

Cau hawai là loại cau có kích thước nhỏ nhắn chỉ từ 1m-1m5. Cây có thân nhỏ, mọc theo bụi, thân cây màu xanh, lá mọc đối xứng như lá tre. Hoa cau có màu vàng, cụm hoa dài. Quả nhỏ như hạt đỗ, màu đen tím khác hẳn so với loại cau cảnh khác.

Chúng có khả năng sinh trưởng tốt nhất trong bóng râm nên rất thích hợp để trồng cau cảnh trong nhà. Ngoài mang ý nghĩa tài lộc, cau hawai còn được làm món quà tặng đối tác, bạn bè thay lời chúc may mắn, tài vận.

>>>Tham khảo thêm: Cây cau hawai có thân, lá nhỏ nhắn

Cây cau lùn cảnh phong thủy cho nhà vườn

Cau lùn cảnh thường trồng ngoài vườn, tạo bóng mát và phong thủy tốt

6. Cây cau hương cảnh (cau lùn)

Cây cau hương hay còn gọi là cau lùn, cau đền hùng, cau xanh. Loại cây này có thân to lớn, đường kính trung bình 15cm. Tốc độ sinh trưởng của cau hương khá chậm. Phải mất 5-7 năm, cau mới cao được 5-7m.

Lá cây cau lùn to, bẹ lá lớn ôm sát vào thân cây. Hoa có màu trắng xanh, thoang thoảng hương thơm. Quả cau hương to, khi chín có màu vàng. Loại quả này vẫn được dùng để làm trầu cau trong các dịp đám cưới, ăn hỏi. Với kích thước to lớn, cau hương được trồng ở ngoài vườn, ngõ, khuôn viên trường học, bệnh viện, khách sạn…

>>> Tham khảo thêm: Giá bán cây cau lùn hiện nay

7. Cây cau quả đỏ (cau trắng)

Cây cau quả đỏ hay còn gọi là cau trắng quả đỏ. Cây có chiều cao từ 7-10m. Thân dạng cột, thắng và không phân cành. Phần thân có đốt sát nhau màu trắng cho vết sẹo khi lá rụng. Lá cau quả đỏ dài, xanh bóng, dài 1.5m.

Quả cau trắng có màu xanh khi non và chuyển màu đỏ rực khi chín. Chính vì vậy mà người ta gọi là cây cau quả đỏ. Cau trắng được trồng ở ngoài sân vườn tạo bóng mát và không gian xanh cho không gian

>>> Tham khảo ngay: Giá bán cây cau trắng quả đỏ

Cây cau nga mi cảnh đẹp cho sân vườn

Cau nga mi cảnh với thân đẹp và khả năng hấp thụ chất độc hại

8. Cây cau nga mi cảnh

Cây cau nga mi là loại cây được ưa chuộng để trang trí sân vườn, quán cafe, tiền sảnh, lối đi. Loại cây này có thân đẹp, sang trọng lại có khả năng hấp thụ chất độc hại. Thân cây thuộc dạng cột thấp, có thể mọc đơn hay mọc bụi. Chiều cao trung bình chỉ từ 1-2m, đường kính thân cây từ 15-20cm.

Cau nga mi hiếm khi ra hoa, quả là quả hạch chứa hạt bên trong. Vì vậy loại cây cảnh này thường được trồng chủ yếu làm đẹp, tạo bóng mát ngoài trời

>>>Xem ngay:Cây cau nga mi có vẻ đẹp sang trọng, được nhiều người ưu chuộng hiện nay

9. Cau vua cảnh

Cau vua là loại cau cảnh có chiều cao trung bình từ 8-15m. Thân đơn, dạng cột, phình to ở phần bụng. Trên cây có nhiều đốt màu xám do lá rụng. Tán lá xoè rộng khoảng 7-10m tại thành bóng mát lớn.

Hoa cau vua mọc ra từ bẹ lá thành cụm, có màu trắng với bao phấn hơi hồng. Quả cau vua có kích thước từ 5-7cm, có xơ. Vỏ ngoài màu xanh và rất cứng, khi gần chín sẽ chuyển sang màu đỏ và cuối cùng là màu tím đen khi chín già. Loại cây này được trồng chủ yếu ở khuôn viên lớn, ven ao hồ tạo lên một không gian xanh rất thẩm mỹ.

Cách trồng các loại cây cau cảnh trong nhà và ngoài trời

Cách trồng các loại cau cảnh giúp cây phát triển tốt và đẹp mắt

Cách trồng các loại cây cau cảnh trong chậu

Chọn chậu

Cau có dáng đứng, vì vậy ưu tiên chọn loại chậu có hình dáng cao, miệng không cần quá rộng. Những loại chậu sành, sứ sẽ tôn lên sự sang trọng cũng như có chất lượng tốt hơn chậu nhựa. Đặc biệt chậu cần đảm bảo có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh lỗ quá nhỏ hoặc quá ít làm cho cây bị ứ đọng nước.

Chú ý rằng chọn chậu chắc chắn như xi măng, sành..và miệng chậu tương thích để khi rễ cây phát triển tối đa tránh làm bể chậu

Chọn đất

Cây cau cảnh phát triển chậm nhưng lại có bộ rễ rất phát triển. Vì vậy đất cực kỳ quan trọng đối với cây non. Loại đất lựa chọn là đất màu mỡ như đất thịt trộn thêm tro trấu, xơ dừa. Nên bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK vào đất. Điều này sẽ giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng khi chuyển sang một môi trường mới.

Mật độ trồng cây

Mật độ thích hợp cây cách cây cho các loại cây cau cảnh nhỏ như cau Thái, cau Nhật, cau Hawai, cau Đỏ là 0.7-1m. Đối với các loại cây cao lớn cây cách cây có biên độ rộng hơn là từ 3m-4m. Bạn lưu ý để có thể trồng chúng cho phù hợp nhé.

Chọn vị trí đặt cây

Cau cảnh có dáng sang trọng, thẩm mỹ. Những nơi có không gian sáng sủa, hiện đại sẽ phát huy được vẻ đẹp tự nhiên của nó. Vì vậy, cau cảnh rất thích hợp đặt ở những nơi cần nhiều mảng xanh như: hành lang, nhà hàng, khách sạn, công ty,…

Cách chăm sóc cây cau cảnh luôn xanh tươi

Chăm sóc cây cau cảnh không phải là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn chỉ cần áp dụng một số cách chăm sóc đơn giản sau đây để đảm bảo cây của bạn luôn tươi tắn và phát triển mạnh mẽ.

• Tưới nước: Cau cảnh là loại cây chịu khô hạn tốt, chỉ cần tưới cây 1 lần/tuần. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng lượng nước tưới vừa đủ, giữ đất luôn thông thoáng và tránh ngập úng.

• Ánh sáng: Cau cảnh cần ánh sáng đầy đủ để phát triển tốt. Vì vậy, hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tốt, tránh xa những nơi tối và ẩm ướt.

• Đất: Cây thích đất pha chút cát và phân lá. Để đảm bảo đất luôn thông thoáng, bạn có thể đổ một lượng cát nhỏ lên bề mặt đất hoặc đặt một lớp sỏi nhỏ ở đáy chậu.

• Phân bón: Cây cau cảnh cần được bón phân định kỳ để giúp cây phát triển tốt. Bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học pha loãng, nhưng hãy nhớ tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng.

• Cắt tỉa: Để cau cảnh luôn đẹp và tươi tắn, hãy cắt tỉa các lá cây cũ và khô, cũng như những nhánh cây không cần thiết. Điều này giúp cây dành nguồn năng lượng cho sự phát triển của các phần cây khác.

• Kiểm tra sâu bệnh: Để bảo vệ sức khỏe của cây, hãy kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các sâu bệnh và xử lý kịp thời. Điều này giúp tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cây cau cảnh của bạn.

Bệnh hay hại cây và cách phòng trừ

Cau cảnh dễ bị nấm bệnh khi độ ẩm lớn. Khi có biểu hiện nấm, bạn nên dừng tưới nước và mang cây ra ngoài ánh nắng. Đồng thời phun thuốc diệt nấm để chữa cho cây

Bệnh thứ 2 có thể gặp ở cau cảnh là lethal yellowing. Biểu hiện là lá chuyển màu vàng và lá rũ rượi. Bệnh này phòng trừ bằng cách phun thuốc kháng sinh cho cây.

Nguyên nhân cách khắc phục cây cau cảnh bị vàng lá

Bạn nên chú ý rằng cây bị vàng lá như thế nào? Một số lá gần gốc nhất bị vàng hay toàn bộ lá trên cây bị vàng.

Nếu lá cây sát gốc vàng thì đây là hiện tượng bình thường khi cây phát triển, bạn chỉ cần tỉa những lá này hàng tháng để cây xinh hơn. Lưu ý rằng cắt sát gốc cho cây.

Và bị bệnh vàng lá cả cây, đây là bệnh phổ biến ở hầu khắp các loại cây. Nguyên nhân là do hàm lượng Fe, Zn, Mg trong đất thiếu hụt, hoặc bị nhện trắng hoặc bị môi trường nước phèn. Để khắc phục tình trạng này cần quan sát trên cây kỹ và đưa ra kết luận. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

Cách nhân giống cây cau cảnh hiệu quả nhất

Cây cau cảnh có hai cách nhân giống là bằng hạt và bằng cách chiết bẹ. Đối với cách nhân giống bằng quả ta cần đảm bảo quả phải đạt chuẩn. Quả cau sau khi chín già trên cây, thường là 2 năm. Quả khi ấy sẽ vỏ có màu nâu vàng, hơi khô. Sau đó lấy hạt khô từ quả cau và ngâm trong nước từ 10-12 tiếng đồng hồ. Lưu ý sau khi ngâm hạt cần ủ hạt vài nơi ấm để khi gieo sẽ nhanh nảy mầm.

Đất gieo phải là thật tơi xốp, phía trên có giàn che sương gió, mưa dông. Tiếp tục lên luống với khoảng cách là 30cm mỗi luống và 20cm mỗi hạt. Dùng đất lấp hạt dưới mặt đất từ 1-2,5cm. Phủ thêm 1 lớp rơm giữ ẩm cho hạt đồng trời tránh trôi hạt khi tưới.

Lưu ý: Trong thời gian hạt nảy mầm thường xuyên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều tối. Khi cây có 2-3 lá có thể bỏ giàn che và xới xáo luống, làm cỏ. Tưới thêm phân chuồng pha loãng đảm bảo cây thích nghi với môi trường có ánh sáng.

Sau thời gian từ 1 đến 2,5 năm là cây con đã có thể trồng và xuất bán đi.

Cây cau cảnh giá bao nhiêu trên thị trường

Tuỳ từng loại cau cảnh mà sẽ có những mức giá khác nhau. Hiện nay trên thị trường có giá dao động từ 120.000 – 1.000.000 đ/cây. Giá bán này sẽ tăng dần theo kích thước và năm tuổi của từng loại cây.

Trên đây là top 9 cây cau cảnh nên trồng ở trong nhà và sân vườn. Hy vọng Cây Cảnh Việt đã giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp cho hành trình tạo xanh làm đẹp không gian sống của mình. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài chia sẻ này, nếu cần biết thêm thông tin gì về các loại cây cảnh, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0977.48.1919. Chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp tận tình các thắc mắc của các bạn.

>>Xem thêm:

Cách chăm sóc Cây Cau Thái đơn giản tại nhà

Cách Trồng Và Chăm Sóc Các Loại Trúc Cảnh

Mua cây ngũ gia bì với giá ưu đãi

Từ khóa » Cây Cau Cảnh Mini