TOP 9 Loại Tinh Dầu Diệt Khuẩn Thanh Lọc Không Khí Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Khử trùng, diệt khuẩn và virus truyền nhiễm là điều mà ai cũng quan tâm để bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt trong mùa dịch cảm cúm. Tuy nhiên, việc sử dụng chất diệt khuẩn hóa học có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Tinh dầu thiên nhiên HAKU mách bạn cách hiệu quả và an toàn hơn để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình với 9 loại tinh dầu diệt khuẩn thanh lọc không khí sau đây.
- Top 7 tinh dầu xông Phòng Ngủ thư giãn dễ chịu nhất
- Tinh dầu đuổi muỗi hiệu quả trong cho gia đình
- Scent Marketing là gì? Những lợi ích của Scent Marketing
- I. Vì sao nên dùng tinh dầu diệt khuẩn thanh lọc không khí?
- 1. Vi khuẩn, virus nằm lơ lửng trong không khí
- 2. Tinh dầu thiên nhiên là gì?
- 3. Làm thế nào để tinh dầu thiên nhiên tiêu diệt vi khuẩn?
- 4. Chất khử trùng hóa học có nhiều tác dụng phụ
- 5. Tinh dầu thiên nhiên diệt khuẩn, an toàn cho sức khỏe
- II. Cách dùng tinh dầu diệt khuẩn không khí hiệu quả nhất
- 1. Nhỏ tinh dầu lên khẩu trang phòng bệnh, kháng khuẩn
- 2. Massage tinh dầu để kháng khuẩn
- 3. Bình xịt diệt khuẩn làm mát không khí & tẩy rửa bề mặt
- 4. Xông hơi
- 5. Xông khuếch tán tinh dầu để thanh lọc không khí
- 6. Một số cách dùng tinh dầu diệt khuẩn khác
- III. Một số lưu ý dùng tinh dầu diệt khuẩn an toàn
- IV. 9 loại tinh dầu kháng khuẩn thanh lọc không khí tốt nhất
- 1. Tinh dầu Tràm Trà Tea Tree
- 2. Tinh dầu Sả Chanh Lemongrass
- 3. Tinh dầu Khuynh Diệp Eucalyptus
- 4. Tinh dầu Hương Thảo Rosemary
- 5. Tinh dầu Quế Cinnamon
- 6. Tinh dầu Hoàng Đàn Cedarwood
- 7. Tinh dầu Chanh Tươi Lemon
- 8. Tinh dầu Bạc Hà Peppermint
- 9. Tinh dầu Oải Hương Lavender
- Sản phẩm tinh dầu diệt khuẩn trong bài viết:
I. Vì sao nên dùng tinh dầu diệt khuẩn thanh lọc không khí?
Tại Việt Nam, đỉnh của dịch cúm mùa vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm. Cúm là bệnh lý phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào. Triệu chứng điển hình là sốt cao kèm đau đầu, nhức mỏi, ớn lạnh, buồn nôn… Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và người thân thì ngoài ăn uống, thể dục thể thao, sinh hoạt thì không khí sạch cũng cần được quan tâm.
1. Vi khuẩn, virus nằm lơ lửng trong không khí
Bệnh về đường hô hấp có tới hàng trăm loại virus khác nhau gây nên. Các loại virus gây ra bệnh đường hô hấp nằm lơ lửng trong không khí. Chúng còn có thể phân tán ở dạng giọt nhỏ bay ra khi ho hoặc hắt hơi. Trong khi đó, chúng ta thường dành khoảng 90% thời gian ở trong nhà, nơi không gian kín và ít khi mở cửa. Ngoài ra, mầm bệnh còn có thể lây lan khi tiếp xúc gần, khi dùng chung đồ vật hay bắt tay.
2. Tinh dầu thiên nhiên là gì?
Tinh dầu thiên nhiên là các hợp chất lỏng dễ bay hơi phức tạp, có mùi hương và được tổng hợp tự nhiên trong các bộ phận khác nhau của thực vật có mùi thơm. Tinh dầu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y sinh học vì có thể tiêu diệt hiệu quả một số mầm bệnh do vi khuẩn, nấm và virus.
Tinh dầu không chỉ giải phóng mùi hương tươi mát, dễ chịu mà còn được dùng như một liệu pháp chăm sóc sức khoẻ tự nhiên cho tâm trí và cơ thể. Lợi ích bao gồm tinh dầu giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện giấc ngủ. Cùng với đó, tinh dầu còn có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và một số mầm bệnh có hại.
3. Làm thế nào để tinh dầu thiên nhiên tiêu diệt vi khuẩn?
Theo nghiên cứu năm 2016, tinh dầu được coi là mạnh chống lại một loạt các mầm bệnh. Tinh dầu có thể phá vỡ màng tế bào của mầm bệnh mục tiêu bằng cách tăng tính thấm của màng, gây rò rỉ các thành phần nội bào quan trọng và làm gián đoạn quá trình trao đổi chất tế bào và động học enzyme của mầm bệnh mục tiêu. [1]
Tinh dầu diệt khuẩn và virus theo nhiều cơ chế: tác động trực tiếp lên virus tự do, ngăn cản sự xâm nhập vào vật chủ, ức chế gắn, ức chế các enzym, ức chế sự sao chép trong nội bào và ngăn cản giải phóng khỏi tế bào chủ. Bằng các cách trên, tinh dầu có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của một số vi khuẩn, bao gồm cả những loại đã kháng kháng sinh trong những năm gần đây.
4. Chất khử trùng hóa học có nhiều tác dụng phụ
Các chất khử trùng hóa học có thể diệt vi khuẩn, virus trong không khí hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có thể để lại tác dụng phụ, làm vi khuẩn đề kháng. Đôi khi, nó có thể để lại dư lượng gây độc hại cho sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng tới trẻ em và vật nuôi.
5. Tinh dầu thiên nhiên diệt khuẩn, an toàn cho sức khỏe
Hiện nay, mọi người quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn và lựa chọn sử dụng tinh dầu thiên nhiên để diệt khuẩn ngày càng nhiều. Tinh dầu thiên nhiên có thể giúp khử mùi, làm sạch không khí trong nhà và giúp chúng ta dễ thở hơn và nhiều tác dụng trị liệu tốt cho sức khoẻ khác. Bởi vì tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người hơn so với các chất diệt khuẩn hóa học. Ngoài ra, khi bạn muốn tự làm nước rửa tay, khử mùi, xà phòng,.. các sản phẩm làm sạch thì các loại tinh dầu kháng khuẩn tốt sẽ loại bỏ vi trùng, vi khuẩn và mang lại mùi hương tuyệt vời.
Trong một số nghiên cứu, tinh dầu tràm trà có thể diệt tới 90% vi khuẩn trong vòng 8 – 30 phút. Một số tinh dầu diệt khuẩn có tác dụng diệt tới 22 loại vi khuẩn khác nhau. Các loại tinh dầu diệt khuẩn hiệu quả bao gồm: sả Java, hoa oải hương, ylang-ylang, khuynh diệp, bạc hà, hoa phong lữ, thông, màng tang, nguyệt quế, húng chanh,..
II. Cách dùng tinh dầu diệt khuẩn không khí hiệu quả nhất
1. Nhỏ tinh dầu lên khẩu trang phòng bệnh, kháng khuẩn
Trong mùa dịch, ngoài phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đeo khẩu trang bạn còn có thể dùng tinh dầu để tăng khả năng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch rất hữu dụng.
Cách dùng đơn giản là nhỏ 1-2 giọt tinh dầu yêu thích trong danh sách trên lên khẩu trang. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, dễ thở và thoải mái hơn khi đeo khẩu trang. Đặc biệt tinh dầu còn giúp bạn tăng khả năng kháng khuẩn, diệt virus gây bệnh.
2. Massage tinh dầu để kháng khuẩn
Để sử dụng bất kỳ loại tinh dầu diệt khuẩn nào được đề cập trên hoặc hỗn hợp bạn chọn, hãy sử dụng theo công thức sau. Nhỏ khoảng 8 giọt tinh dầu vào 4 muỗng cà phê dầu nền (dầu dừa, dầu olive). Khi dùng thoa một ít hỗn hợp, xoa bóp phần ngực và cơ thể khi bạn cảm thấy lạnh hoặc cảm cúm. Hỗn hợp không chỉ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh mà còn giúp bạn phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh.
3. Bình xịt diệt khuẩn làm mát không khí & tẩy rửa bề mặt
Bạn có thể tự chế chất diệt khuẩn, tẩy rửa và giúp căn phòng sạch sẽ, thơm mát suốt cả ngày với công thức sau.
- 25 giọt tinh dầu (có thể là đơn chất, hoặc hỗn hợp: tràm trà với khuynh diệp, oải hương hoặc chanh, bưởi, hương thảo và oải hương).
- 50ml rượu Vodka / cồn 90 độ (có thể bỏ qua).
- 250ml nước (nước tinh khiết càng tốt).
Cho tất cả vào bình chứa, lắc đều hỗn hợp mỗi khi sử dụng. Bạn có thể pha một bình xịt đơn giản nhất với tinh dầu thiên nhiên và nước. Tuy nhiên, tinh dầu không tan trong nước vì vậy nên thêm rượu Vodka / cồn sẽ giúp chúng hoà tan. Lắc đều và xịt hỗn hợp giúp không gian nhà thơm mát, diệt khuẩn và đồng thời còn giúp làm chậm quá trình xuất hiện của nấm mốc.
Để tẩy rửa bề mặt, bạn cũng có thể thay thế cồn bằng giấm trắng, dùng xịt và lau sạch tất cả các bề mặt trong nhà, văn phòng và xe hơi của bạn. Bạn cũng có thể thêm 4-5 giọt tinh dầu sả và chất tẩy rửa đa năng để sử dụng.
4. Xông hơi
Khi xông hơi bạn có thể thêm tinh dầu diệt khuẩn để tăng khả năng chống viêm và kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoạt động. Đồng thời, xông hơi tinh dầu còn giúp thông thoáng đường thở, giảm lo âu, căng thẳng, hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ khả năng miễn dịch tốt hơn.
- Cách xông hơi mặt: chuẩn bị một tô nước nóng, nhỏ 2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc loại bạn thích rồi dùng khăn trùm kín đầu và hít thở sâu trong 10 – 15 phút.
- Cách xông hơi toàn thân: chuẩn bị một nồi nước nóng, nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm trà hoặc loại bạn thích, dùng chăn lớn trùm kín quanh người và hít thở sâu trong 15 – 20p.
5. Xông khuếch tán tinh dầu để thanh lọc không khí
Để diệt khuẩn, diệt virus trong không khí bạn có thể nhỏ vào máy khuếch tán 5-12 giọt tinh dầu. Dùng máy xông tinh dầu diệt khuẩn là cách đơn giản và hiệu quả nhất để sử dụng tinh dầu, vừa khử mùi, vừa làm thơm phòng và thanh lọc không khí. Bạn có thể sử dụng trước khi ngủ, trong khi ngủ, cũng như lối vào nhà hoặc văn phòng. Hít thở sâu và thư giãn với tinh dầu thiên nhiên.
6. Một số cách dùng tinh dầu diệt khuẩn khác
- Sử dụng bông gòn hoặc miếng bông thấm tinh dầu. Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu lên bông gòn hoặc miếng bông tẩy trang, đặt ở các góc hoặc nơi có luồng không khí lưu thông tốt. Thay bông định kỳ để duy trì hiệu quả khử khuẩn và thơm mát, tránh để bông tiếp xúc trực tiếp với bề mặt dễ bị ố.
- Thêm tinh dầu vào máy lọc không khí có khay chứa tinh dầu. Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khay chứa hoặc lọc của máy lọc không khí, bật máy để tinh dầu được phân tán cùng với không khí sạch. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của máy để đảm bảo không làm hỏng thiết bị.
- Kết hợp tinh dầu với baking soda để diệt khuẩn và khử mùi. Trộn 15-20 giọt tinh dầu với 1 cốc baking soda, đặt hỗn hợp trong hộp mở nắp hoặc đục lỗ nhỏ, đặt trong phòng cần khử khuẩn. Thay hỗn hợp định kỳ, kiểm tra xem hộp có thoáng khí tốt để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và khử mùi.
- Sử dụng bộ khuếch tán tự nhiên như que khuếch tán. Đổ tinh dầu diệt khuẩn vào lọ và đặt que khuếch tán vào lọ. Hương thơm sẽ thẩm thấu qua que và lan tỏa ra không khí. Đảo ngược que khuếch tán thường xuyên để tăng hiệu quả khuếch tán hương thơm.
- Thêm tinh dầu vào nước lau sàn để diệt khuẩn. Thêm 10-20 giọt tinh dầu diệt khuẩn vào xô nước lau sàn, lau sàn như bình thường. Tinh dầu sẽ giúp khử khuẩn và mang lại hương thơm dễ chịu.
III. Một số lưu ý dùng tinh dầu diệt khuẩn an toàn
- Không nên bôi trực tiếp tinh dầu thiên lên da. Luôn sử dụng tinh dầu pha loãng với dầu nền trước khi bôi lên da.
- Tránh bôi tinh dầu lên các vùng da mỏng, nhạy cảm như niêm mạc mũi, tai,…
- Khi mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Bảo quản tinh dầu ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
IV. 9 loại tinh dầu kháng khuẩn thanh lọc không khí tốt nhất
HAKU có rất nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, bạn có thể sử dụng một loại tinh dầu hoặc kết hợp các loại tinh dầu theo nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm thấy hỗn hợp mùi yêu thích. Dưới đây là một vài gợi ý tinh dầu diệt khuẩn dành cho bạn.
1. Tinh dầu Tràm Trà Tea Tree
- Xem chi tiết 7 tác dụng của tinh dầu Tràm Trà🌿 sạch mụn, kháng khuẩn Tại Đây.
Sở Y tế TP.HCM có ý kiến đề xuất sử dụng tinh dầu tràm để tăng cường tính năng. Mỗi khẩu trang giấy nếu nhỏ thêm một giọt tinh dầu tràm thì khả năng bảo vệ tăng cao hơn.
Theo nghiên cứu, tinh dầu Tràm Trà (tên khoa học là: Melaleuca alternifolia) chứa thành phần hóa học: terpinen-4-ol, 1,8-cineole, c-terpinene, a-terpinene, terpinolene. Hoạt động kháng khuẩn mạnh đối với các mầm bệnh: E. coli, S. aureus, S. epidermidis, E. faecalis, P. aeruginosa, M. avium, H. influenzae, S. pyogenes, S. pneumonia,.. mầm bệnh gây ra một loại bệnh như: ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng máu.. Vì vậy, tinh dầu tràm trà cực kỳ hữu ích để tiêu diệt vi khuẩn, virus và kháng nấm tại chỗ cũng như trong không khí. [2]
Tác dụng đã được kiểm chứng của tràm trà là kháng khuẩn, thanh lọc không khí, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hỗ hấp,.. Ngoài ra, tràm trà kháng khuẩn còn được sử dụng để chăm sóc da nhờn, mụn trứng cá, mụn đầu đen và loại bỏ gàu cho da đầu. Một số nghiên cứu cho thấy khi sử dụng tinh dầu tràm trà 5% trong 4-8 tuần, ngày 1-2 lần giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Với tác dụng đa năng vừa chăm sóc sức khỏe & làm đẹp, tinh dầu tràm trà là một trong những tinh dầu bạn nên có sẵn trong nhà.
2. Tinh dầu Sả Chanh Lemongrass
Tinh dầu Sả Chanh Lemongrass (tên khoa học là Cymbopogon flexuosus) là loại tinh dầu được yêu thích để làm chất tẩy rửa, kháng khuẩn. Được chưng cất từ lá, thân cây sả, mùi thơm của tinh dầu sả chanh dịu, dễ chịu và có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh mẽ.
Bởi đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu sả chanh, nên thường được sử dụng trong các spa. Bạn có thể sử dụng sả chanh như một chất xoa bóp khi pha loãng, ngâm chân,. thư giãn tại nhà. Ngoài làm sạch thanh lọc không khí, sả chanh còn đuổi đuổi muỗi hiệu quả, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
- Xem chi tiết sản phẩm tinh dầu Sả Chanh Tại Đây.
3. Tinh dầu Khuynh Diệp Eucalyptus
Theo nghiên cứu năm 2016, tinh dầu Khuynh Diệp (tên khoa học: Eucalyptus globulus) hoạt động ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli và S.aureus một số vi khuẩn, nấm. Trong khi tinh dầu Cúc La Mã không có bất cứ tác dụng kháng khuẩn nào. [3]
Khuynh diệp có thể giúp diệt khuẩn, làm sạch xoang, làm dịu con ho, tức ngực và làm lành vết thương, trầy xước, lở loét hay côn trùng cắn. Tinh dầu khuynh diệp có mùi hương thanh mát, khá phổ biến trong đời sống hàng ngày dùng xông khuếch tán hoặc thêm vào nước tắm giúp giảm căng thẳng, cải thiện gàu, phòng cảm và tránh gió.
- Xem chi tiết sản phẩm: Tinh dầu khuynh diệp Eucalyptus Tại Đây.
4. Tinh dầu Hương Thảo Rosemary
Tinh dầu Hương Thảo (tên khoa học: Rosmarinus officinalis) chứa thành phần Camphor, camphene, limonene,.. Tính kháng khuẩn mạnh đối với mầm bệnh: E. coli, S. typhimurium, B. cereus, Bacillus subtilis, S. aureus, S. agalactiae, S. epidermidis, S. aureus, P. vulgaris, P. aeruginosa, K. pneumonia, E. faecalis, B. thermosphacta, L. innocua, L. monocytogenes, P. putida, S. typhimurium, S. putrefaciens, M. smegmatis,.. [2]
Hương thảo được biết đến là tinh dầu đa năng và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Thường được dùng để chăm sóc tóc, massage thư giãn,.. và đặc tính kháng khuẩn giúp thanh lọc không khí.
- Xem chi tiết sản phẩm: Tinh dầu Hương Thảo Rosemary Tại Đây.
5. Tinh dầu Quế Cinnamon
Tinh dầu Quế (tên khoa học là: Cinnamomum zeylancium) được chưng cất từ lá, vỏ cây quế chứa thành phần hóa học Cinnamaldehyde. Tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các mầm bệnh: Enterobacteriaceae, S. aureus, Streptococcus pyogenes, S. pneumoniae, Enterococcus faecalis, E. faecium, Bacillus cereus, Acinetobacter lwoffii, Enterobacter aerogenes, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, P. aeruginosa,.. [1]
Nổi tiếng với việc sử dụng như một loại gia vị, tinh dầu Quế cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tác dụng của tinh dầu Quế là giúp hỗ trợ chức năng trao đổi chất và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời mùi hương ấm áp, dễ chịu của quế sẽ giúp không gian nhà bạn thêm sạch sẽ, gần gũi và ấm cúng.
- Xem chi tiết sản phẩm: Tinh dầu quế Cinnamon Tại Đây.
6. Tinh dầu Hoàng Đàn Cedarwood
Tinh dầu hoàng đàn (tên khoa học là Cedrus deodara) có tính chống viêm, kháng khuẩn tốt. Thêm vào đó, mùi hương của hoàng đàn dễ chịu, mang mùi hương của cây rừng tràn vào không gian nhà bạn. Khuếch tán hoàng đàn giúp không gian thơm mát, dễ chịu và phòng cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.
- Xem chi tiết sản phẩn: Tinh dầu hoàng đàn Cedarwood Tại Đây.
7. Tinh dầu Chanh Tươi Lemon
Tinh dầu Chanh Tươi (tên khoa học là Citrus limon) chứa d-limonene, một chất kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ. Cũng giống như tinh dầu họ nhà cam quýt khác, chanh cũng hữu ích trong việc cung cấp năng lượng và đánh thức các giác quan của bạn.
Bạn có thể thêm 20 giọt tinh dầu chanh vào dung dịch giấm và nước vào bình xịt. Xịt và khử trùng an toàn các bề mặt đồ nội thất trong gia đình.
- Xem chi tiết sản phẩm: Tinh dầu chanh tươi Lemon Tại Đây.
8. Tinh dầu Bạc Hà Peppermint
Tinh dầu bạc hà (tên khoa học là Mentha piperita), chiết xuất từ thân lá bạc hà, thành phần chủ yếu là menthol. Tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ trên các mầm bệnh là: S. aureus, S. typhimurium, V. parahaemolyticus,..
Bạc hà là một thành phần trong dầu xoa bóp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Khi bạn mệt mỏi hãy hít không khí có một chút bạc hà và cảm nhận mùi hương thanh mát, sảng khoái không chỉ bằng mũi, mà bằng cả làn da với sự mát mẻ mà nó mang lại. Bạc hà còn là một trong những tinh dầu đuổi côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả được yêu thích.
- Xem chi tiết sản phẩm tinh dầu Bạc Hà Tại Đây.
9. Tinh dầu Oải Hương Lavender
Tinh dầu oải hương (tên khoa học là Lavandula angustifolia) chiết xuất từ hoa oải hương Lavender. Oải hương là một loại tinh dầu hữu ích và phổ biến bởi tác dụng sát trùng, diệt khuẩn tuyệt vời. Đây là một trong những loại tinh dầu được yêu thích nhất bởi mùi thơm dễ chịu, giúp giảm stress, ngủ ngon, đuổi côn trùng hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng. Chúng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, chống lại virus gây bệnh.
- Xem chi tiết sản phẩm tinh dầu Oải Hương Tại Đây.
Sản phẩm tinh dầu diệt khuẩn trong bài viết:
-11% + 10ml30ml100mlTinh dầu oải hương Lavender
Được xếp hạng 4.81 5 sao 255,000₫ – 1,275,000₫ -24% + 10ml30ml100mlTinh dầu sả chanh Lemongrass
Được xếp hạng 4.72 5 sao 105,000₫ – 495,000₫ + 10ml30ml100mlTinh dầu tràm trà Tea Tree
Được xếp hạng 4.88 5 sao 140,000₫ – 675,000₫ + 10ml30ml100mlTinh dầu bạc hà Peppermint
Được xếp hạng 4.65 5 sao 115,000₫ – 550,000₫ + 10ml30ml100mlTinh dầu tràm gió Cajeput
Được xếp hạng 4.83 5 sao 90,000₫ – 490,000₫Nguồn:
[1] www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5206475/
[2] www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5206475/table/tab1/
[3] Mekonnen A., Yitayew B., Tesema A., Taddese S. Hoạt động kháng khuẩn trong ống nghiệm của tinh dầu Thymus schimperi, Matricaria chamomilla, Eucalyptus globulusvà Rosmarinus officinalis . Tạp chí “International Journal of Microbiology” 2016. www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4736320/
Từ khóa » Tinh Dầu Sả Diệt Khuẩn
-
Tinh Dầu Sả Và Tính Kháng Khuẩn - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tinh Dầu Khử Khuẩn Chống Virus Thảo Nguyên Hương Sả Chanh 500ml
-
Top 9 Loại Tinh Dầu Diệt Khuẩn đến 99,9% - HaEva
-
5 Công Dụng Tinh Dầu Sả Trong Việc Dọn Dẹp Và Chăm Sóc Nhà Cửa
-
Xịt Sát Khuẩn Tinh Dầu Sả Chanh 24Care 250ml | Shopee Việt Nam
-
Xịt Sát Khuẩn Tinh Dầu Sả Chanh 24Care 100ml | Shopee Việt Nam
-
Tinh Dầu Sả Chanh Loại Lớn Thể Tích 100 Ml Xông Phòng Khử Mùi đuỗi ...
-
Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Chanh | Vinmec
-
Có Thể Sử Dụng Tinh Dầu Tỏi, Sả, Bạc Hà… để Phòng Covid-19
-
Tinh Dầu Thiên Nhiên Có Thể Ngăn Ngừa Virus Corona Và Các Bệnh Hô ...
-
SC VivoCity - GỢI Ý 03 LOẠI TINH DẦU THIÊN NHIÊN CÓ ĐẶC ...
-
Tinh Dầu Sả Chanh TOKIMORI Xuất Khẩu Nhật Bản (50ml) 100 ...
-
Bí Quyết Sử Dụng Tinh Dầu Tổng Hợp Hỗ Trợ Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hô ...