Top 9 Lý Do Gây Ra Tình Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Mới Ra Trường
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Skip to main contentMột năm học sắp kết thúc, đây chính là giai đoạn các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp nên tranh thủ đi tìm cho mình công việc phù hợp. Nhưng cơ cấu việc làm của Việt Nam đang có sự biến đổi, dẫn đến một số lượng lớn cử nhân sau khi tốt nghiệp ĐH/CĐ ra trường nhưng không tìm được việc làm theo ý muốn. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?
Cung lao động nhiều hơn so với nhu cầu tuyển dụng
Theo thống kê, hiện nay có hơn 700 trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên toàn lãnh thổ Việt Nam đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng rất ít trong số đó có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp.
Sự chênh lệch trong cung cầu lao động và thiếu chất lượng so với số lượng là những nguyên nhân chính làm cho hàng chục ngàn sinh viên phải rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành nghề.
Thiếu kỹ năng mềm khi còn ở ghế nhà trường
Trong quá trình học, tập trung hoàn toàn vào kiến thức được giảng dạy sẽ là một lý tưởng theo đuổi tuyệt vời. Nhưng đừng vì vậy mà quên mất đi kỹ năng mềm. Trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức nhưng lại yếu kém về các kỹ năng mà đa số nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,... chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao vậy, chuôi dao có bền chắc thì mới sử dụng dao một cách hiệu quả.
Thiếu định hướng nghề nghiệp
Một sinh viên trẻ mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, thường không nắm rõ mục đích cuối cùng của việc học tập và bằng cấp sẽ bổ trợ cho công việc như thế nào.
Hầu hết việc định hướng nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào phụ huynh, họ thường thiên về những ngành an toàn cho con. Một số khác được lựa chọn ngành nghề thì lại chạy theo xu hướng dù biết đam mê và sở trường của mình nằm ở đâu.
Các công ty chú trọng kinh nghiệm và ngoại hình
Nếu bạn đang đi tìm kiếm một công việc cho bản thân, chắc hẳn “kinh nghiệm” và “hình thức bên ngoài” sẽ được yêu cầu nhiều từ các ứng viên qua tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì sao lại như vậy?
Điều này cũng dễ hiểu khi chọn được ứng viên có kinh nghiệm, công ty chắc chắn sẽ giảm được thời gian và chi phí đào tạo nghiệp vụ. Thêm vào đó, ngoại hình ưa nhìn sẽ được chú trọng cho những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng.
Hạn chế về Tiếng Anh
Như bạn đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Thế Giới. Trước sự hội nhập cùng với việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài, tầm quan trọng của Tiếng Anh lại càng được thể hiện. Nếu biết Tiếng Anh, bạn sẽ rất dễ được sắp xếp để làm việc với các đối tác nước ngoài, các mảng về quốc tế và rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn sẽ có một lợi thế rất lớn khi đi phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh. Bởi để thành thạo ngoại ngữ này bạn đã phải rất cố gắng và chăm chỉ. Nói tóm lại, Tiếng Anh không chỉ là một khả năng ngoại ngữ mà bạn đang có, đây còn là một trong những thành tích đáng nể của bạn.
Sự bị động trong quá trình tìm việc
Đừng bao giờ bị động trong quá trình tìm việc vì mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa những sinh viên mới ra trường hàng năm. Hầu hết chúng ta đều sử dụng Internet như là một công cụ tìm kiếm bằng cách gửi hồ sơ đợi nhà tuyển dụng phỏng vấn. Chính điều đó làm cho các bạn mất tính cạnh tranh và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.
Hãy cố gắng mở rộng mọi mối quan hệ mình thông qua nhiều kênh khác nhau để tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân. Bên cạnh đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân để giúp tăng cao khả năng xin việc của các bạn.
Thiếu chu đáo trong buổi phỏng vấn
Phỏng vấn xin việc là một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm cho chính mình. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị và mắc phải một số sai lầm không đáng có nên rất nhiều ứng viên đã bị loại bỏ cho vị trí công việc mình mong muốn.
Hãy có những bước chuẩn bị tốt nhất từ đúng giờ, trang phục cho đến các câu trả lời phỏng vấn để không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng bạn nhé.
CV chưa được đầu tư
Bạn có biết rằng, nhà tuyển dụng chỉ đánh giá cao những bản CV có từ khóa rõ ràng và đúng mục đích, tức là mức độ liên quan tới công việc ứng tuyển phải là tuyệt đối. Đừng mang số lượng ra để ưu tiên mà hãy coi trọng sự chất lượng.
Hãy tập trung để làm 1 bản CV đảm bảo mức độ cẩn thận, hoàn hảo cho vị trí mà bạn mong muốn bằng cách đừng bao giờ dàn trải thông tin và không đi sát vào những vấn đề cần phân tích rõ ràng như kinh nghiệm việc làm, các kỹ năng nổi bật nếu như bạn muốn nổi bật nhất trong mắt nhà tuyển dụng.
Tính tự cao quá mức khi có bằng giỏi
Khi các bạn tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng và có kết quả học tập cực kỳ xuất sắc thì nhất định bạn rất tự tin vào bản thân. Tuy nhiên tấm bằng đại học chỉ chứng minh rằng bạn đã đủ về nền tảng kiến thức, còn thực tiễn kinh nghiệm thì chưa. Nhiều bạn đã không chấp nhận được mức lương ít ỏi cho một sinh viên mới ra trường để đổi lấy kinh nghiệm và sự thăng tiến sau này.
Tin tưởng vào bản thân nghĩa là tin rằng mình là người có năng lực chứ không phải tin rằng mình không bao giờ phạm sai lầm. Đừng nghĩ mình sẽ chẳng cần học gì ở người khác, càng không nên nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ bị ai chỉ trích, phàn nàn hay bất đồng ý kiến một chuyện gì đấy.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ có những lưu ý riêng cho bản thân, chuẩn bị thật tốt trước khi có một công việc thật phù hợp với chính mình. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với bạn bè, người thân của mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
To view or add a comment, sign in
No more previous content-
Những mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc
Jul 15, 2021
-
Top 4 cách xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc
Jul 12, 2021
-
Trả lời phỏng vấn: Bạn làm công việc này vì ĐAM MÊ hay vì LƯƠNG
May 14, 2021
-
Làm sao để CV nổi bật với nhà tuyển dụng?
Apr 6, 2021
-
Vì sao bạn luôn bận rộn, làm cả ngày vẫn không hết việc?
Mar 23, 2021
-
5 lý do khiến hành trình săn việc như đi tìm..."chân ái" của đời mình
Mar 22, 2021
-
'Ở Thế Giới Di Động không có khái niệm ổn định'
Mar 16, 2021
-
Thời đại cách mạng 4.0: Săn việc thế nào đây?
Mar 15, 2021
-
Bên trong văn phòng làm việc của MWG: Không gian mở, hiện đại, nhiều tiện ích cho nhân viên
Mar 12, 2021
-
6 điều bạn không nên làm nếu muốn tìm việc thành công
Mar 2, 2021
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Chủ đề Thất Nghiệp Của Sinh Viên Mới Ra Trường
-
Tiểu Luận: Vấn Đề Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
-
Sinh Viên Thất Nghiệp Sau Khi Ra Trường - Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Của SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
-
Top 10 Bài Tiểu Luận Vấn đề Thất Nghiệp Của Sinh Viên Hay Nhất
-
Nghiên Cứu Thực Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Mới Ra Trường Giai ...
-
Thực Trạng Thất Nghiệp Sau Khi Ra Trường Của Sinh Viên Hiện Nay
-
Sinh Viên Mới Ra Trường Thất Nghiệp Sẽ được Hỗ Trợ Thêm Kỹ Năng ...
-
Tiểu Luận Khoa Học Tình Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra ...
-
Thực Trạng Sinh Viên Thất Nghiệp - TIỂU LUẬN MÔN - StuDocu
-
Top 10 Nguyên Nhân Thất Nghiệp Của Sinh Viên - Top10tphcm
-
Top 10 Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Mới ...
-
Phân Tích Nguyên Nhân Thất Nghiệp Của Sinh Viên - TUAF
-
5 Lý Do Sinh Viên Thất Nghiệp Sau Khi Ra Trường