Top 99 Cây Cảnh Trồng Trong Nhà Theo Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Cây cảnh trong nhà là những loại cây cảnh ưa bóng mát. Cây có thể sống và phát triển tốt ở điều kiện ít nắng và có điều hòa, chỉ có ánh điện huỳnh quang.
Tuy nhiên có rất nhiều loại cây. Vậy loại cây nào phù hợp với ngôi nhà của bạn và bản thân bạn?
1. Cách chọn cây cảnh trong nhà
Có lẽ việc đầu tiên khi bạn không phải là chuyên gia. Bạn sẽ quan tâm đến những điều này:
- Có những cây nào sống được với điều kiện như ngôi nhà của bạn?
- Trong số các cây sống được thì cây nào hợp nhất? (Hợp phong thủy, hợp tuổi, hợp mệnh…)
- Cách chăm sóc cây như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng chuyên gia của Webcaycanh đi giải quyết từng vấn đề.
1.1 Có những cây nào sống được với điều kiện như ngôi nhà của bạn.
Để xác định được điều này. Bạn cần phải xác định, chính xác vị trí đặt cây.
Các vị trí phổ biến:
Thường trong ngôi nhà thường có các phòng như: Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ, phòng vệ sinh.
Tuy nhiên mỗi ngôi nhà lại có những thiết kế khác nhau, nên ta sẽ chia theo ánh sáng để đặt cây.
Ánh sáng trực tiếp: Rất ít ngôi nhà có ánh sáng này, tuy nhiên cũng vẫn có khi nhà được thiết kế theo không gian mở. Ở đây bạn có thể để tất cả các loại cây có hoa và một số loại cây xanh có nhiều lá như:
- Hoa giấy, hoa mười giờ, hoa ngũ sắc, mai xanh thái, sử quân tử, mai vạn phúc, nguyệt quế, mộc hương, sen đá, xương rồng, mẫu đơn, chanh, quất, ớt, hương thảo, lan ý, bàng đài loan, bàng sing, hạnh phúc, phát tài núi, lưỡi hổ, cỏ lan chi, trúc quân tử…
Ánh sáng gián tiếp: Là nơi có ánh sáng chiếu xiên thông qua một lớp kín, rèm, lưới, tấm nhựa trong, bạt trong. Ở đây là môi trường đặt được rất nhiều cây:
- Cây phát tài, phát tài núi, kim ngân, kim tiền, ngũ gia bì, hạnh phúc, vạn lộc, xương rồng, sen đá, ngọc ngân, trầu bà, phú quý, vạn niên thanh, lưỡi hổ, trúc bách hợp, trầu bà thanh xuân, trầu bà nam mỹ, bàng sing, lan ý, hồng môn, đại phú gia, cỏ lan chi, cau lụa vàng, trúc nhật, chuối rẻ quạt, trúc mây, trầu bà đế vương, thủy tùng, bình an, hạt dưa, thường xuân, tùng bồng lai, lan quân tử …
Ánh sáng điện: Là môi trường khá phổ biến trong nhà và văn phòng tuy nhiên ánh sáng điện ở đây sẽ được tính là ánh sáng nhẹ và có đèn chiếu sáng trên 8 tiếng. Thường các loại cây họ ráy và cây có lá to như:
- Kim tiền, kim ngân, trầu bà, vạn niên thanh, trầu bà thanh xuân, trầu bà nam mỹ, đuôi công, ngũ gia bì, vạn lộc, phú quý, ngọc ngân, bạch mã hoàng tử, sao sáng, đại phú gia, cẩm nhung, ngũ gia bì, ngân hậu, đa búp đỏ để bàn, trường sinh, bàng sing để bàn…
Ít ánh sáng: Nơi có góc khuất, thi thoảng bật điện. Vẫn có thể đặt được cây nhưng chỉ một thời gian là cây sẽ xấu, có nhiều bệnh hoặc chết. Tốt nhất ở những nơi này bạn cần lắp thêm đèn hoặc trang trí vật khác không nên trồng cây, nếu bạn không bổ sung ánh sáng.
1.2 Trong số các cây sống được thì cây nào hợp nhất? (Hợp phong thủy, hợp tuổi, hợp mệnh…)
Sau khi bạn đã xác định được vị trí đặt cây, các loại cây có thể sống được ở vị trí bạn đặt. Thì bạn có thể xem tìm hiểu thêm những loại cây hợp phong thủy, hợp mệnh với bạn.
Việc lựa chọn cây cảnh trong nhà hợp mệnh và hợp tuổi được tin rằng sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Dưới đây là một số lưu ý để chọn cây phù hợp:
Theo mệnh:
Mệnh Kim: Nên chọn cây có màu trắng, xám, vàng kim. Ví dụ: cây lan ý, kim tiền, lưỡi hổ, ngọc ngân… Mệnh Mộc: Nên chọn cây có màu xanh lá cây, xanh nước biển. Ví dụ: cây trầu bà, cây cau tiểu trâm, ngũ gia bì, kim ngân, hạnh phúc, cỏ đồng tiền.. Mệnh Thủy: Nên chọn cây có màu trắng, xanh dương. Ví dụ: cây lan ý, ngọc ngân, thường xuân, phát tài búp sen, cẩm nhung trắng… Mệnh Hỏa: Nên chọn cây có màu đỏ, cam, vàng. Ví dụ: cây vạn lộc, hồng môn, cẩm nhung đỏ, huyết dụ… Mệnh Thổ: Nên chọn cây có màu vàng, nâu, cam đất, đỏ. Ví dụ: cây trúc nhật vàng, sen nâu, vạn lộc, cẩm nhung đỏ, lan quân tử …
Theo tuổi:
Tuổi Tý: Cây kim tiền. Tuổi Sửu: Cây dứa cảnh nến. Tuổi Dần: Cây ngũ gia bì. Tuổi Mão: Cây phát tài. Tuổi Thìn: Xương rồng và vạn niên thanh. Tuổi Tỵ: Cỏ đồng tiền. Tuổi Ngọ: Cây trầu bà. Tuổi Mùi: Cây lan quân tử. Tuổi Thân: Cây tùng bồng lai. Tuổi Dậu: Cây sen đá. Tuổi Tuất: Cây kim ngân. Tuổi Hợi: Cây nhất mạt hương.
2. Tác dụng của cây cảnh trong nhà
– Màu xanh của lá cây giúp giảm căng thẳng, giảm stress, thư giãn và dịu mắt.
– Giúp thanh lọc không khí, hút bụi bẩn, các chất độc hại ở thể khí trong nhà.
– Ngăn cản từ trường gây hạn cho cơ thể phát ra từ một số thiết bị điện tử như: Wifi, điện thoại, vi tính, ti vi, lò vi sóng…
– Ngoài ra trong phong thủy một số loại cây cảnh còn mang ý nghĩa mang đến cho gia chủ: Tài lộc, may mắn, thịnh vượng, sức khỏe, hạnh phúc…
3. Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà
Đa phần cây cảnh trong nhà đều rất dễ chăm và không quá cầu kỳ về mọi thứ, bạn chỉ cần chú ý đến 2 điểm mà nó là nguyên nhân hay dẫn đến cái chết của cây cảnh trồng trong nhà.
– Không được tưới nước quá nhiều.
– Không để cây ở nơi bí, hầm, nóng, ít ánh sáng.
Vị trí
Nếu cây được để đúng vị trí thì bạn không cần chăm sóc nhiều cây vấn sống tốt và phát triển. Một số vị trí tốt trong nhà người ta thường đặt cây.
– Bên cạnh cửa sổ, cửa ra vào.
– Dưới giếng trời.
– Bancol.
– Trước hiên nhà.
Hãy đặt cây ở nơi mát thoáng gió và có ánh nắng nhẹ, bạn hãy tìm vị trí đó ở trong nhà để cây có thể sống và phát triển tốt.
Nước
Nếu bạn đặt vị trí tốt cho cây rồi thì việc tưới nước không quá quan trọng, không cần tưới nhiều, nhất là đối với cây lớn.
Vì những cây lớn lượng đất trong chậu nhiều, khả năng giữ nước là khá lâu.
Thường thì 1 tuần ta tưới nước 1 lần, còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Cây trong nhà thiếu nước lá sẽ rủ xuống, bạn chỉ cần tưới nước 1 lúc nó sẽ tỉnh.
Vậy nên cây thiếu nước cứu rất dễ, những thừa nước thì khó mà có thể cứu. Do vậy khi bạn thấy đất khô thì cứ để 3 – 4 ngày cho đất khô hẳn rồi hẵng tưới.
Ánh sáng
Cây chỉ cần ánh sáng nhẹ, hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang là được.
Nhưng thời gian cần khoảng ít nhất 8 tiếng và trên 10 tiếng để cây phát triển tốt.
Tránh để cây sau cửa kính khi trời nắng gắt, vì ánh nắng qua kính sẽ nóng hơn bình thường. Nhất là nắng gắt thì cây dù đang có thừa nước vẫn bị héo và cháy lá.
Một điều quan trọng nữa là cây cần độ thông thoáng để có thể trao đổi.
Đất
Đất dành cho cây cảnh trồng trong nhà sẽ cầu kỳ hơn một chút so với những loại cây trồng bên ngoài trời.
Đất cần phải thoáng, thoát nước tốt nhưng giữ được một đổ ẩm vừa phải. Để bạn không cần tưới nhiều nhưng cây vẫn có đủ nước để hút từ từ.
Giá thể thường dùng cho cây trong nhà bao gồm: Trầu, sơ dừa, mùn, đá perlife, sỏi đất nung, xỉ than, một ít phân và đất thịt chỉ chiếm khoảng 30-40%.
Một số hình ảnh cây trồng trong nhà
Dưới đây là một số hình ảnh công ty WEBCAYCANH chúng tôi, tư vấn cây và giao cây đến cho khách.
Cây được tư vấn nên đặt ở chỗ nào và trồng loại cây gì? Để cây có thể sống và phát triển tốt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết trồng cây gì trong nhà. Hãy liên hệ với công ty để được tư vấn miến phí và chu đáo nhất.
Từ khóa » Cây Xanh Trồng Trong Nhà đẹp
-
Tổng Hợp 20 Loại Cây Xanh Trồng Trong Nhà Giúp Thanh Lọc Không Khí
-
10 Loại Cây Xanh Trong Nhà đẹp, Hợp Phong Thủy, Dễ Chăm Sóc - Eva
-
20 Loại Cây Xanh Trong Nhà Dễ Trồng Làm Nổi Bật Không Gian Nội Thất
-
Cây Xanh Trong Nhà - Quang Cảnh Xanh
-
100+ Cây Cảnh Trong Nhà Dễ Trồng - Thu Hút Tài Lộc - CMT Garden
-
Top 20 Loại Cây Trồng Trong Nhà Có ý Nghĩa Phong Thủy Tốt Nhất
-
Top 15 Loại Cây Trồng Trong Nhà đẹp Và Dễ Chăm Sóc Nhất
-
Top 20 Cây Trồng Trong Nhà Theo Phong Thủy để Hút Tài Lộc - CafeLand
-
15 Loại Cây Cảnh Trồng Trong Nhà Giúp Thanh Lọc Không Khí - Vietnamnet
-
Tổng Hợp Các Loại Cây Cảnh Trong Nhà Tốt Cho Sức Khỏe Lẫn Tài Vận
-
99 Loại Cây Cảnh đẹp Và Dễ Trồng Trong Nhà, Sân Vườn Công Trình Và ...
-
Top 50 Loại Cây Trồng Trong Nhà Đẹp - MOW Garden
-
18+ Cây Trồng Trong Nhà Tốt Nhất (Phong Thủy & Sức Khỏe) - VN THING