"TOP" Các Loại Sàn Vượt Nhịp được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Bạn có biết rằng sàn vượt nhịp đang trở thành xu hướng tiên phong trong ngành xây dựng hiện đại? Với khả năng vượt nhịp lớn mà không cần hệ dầm phức tạp, sàn phẳng vượt nhịp đã trở thành giải pháp lý tưởng cho các kiến trúc sư và nhà thầu trong việc tối ưu hóa không gian, gia tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sàn vượt nhịp là gì, đặc điểm cấu trúc, ưu điểm và ứng dụng của sàn vượt nhịp trong xây dựng hiện nay.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về công nghệ và cấu trúc cũng như khả năng chịu lực của sàn vượt nhịp. Từ các tòa nhà thương mại cao tầng đến những không gian sống mở rộng, sàn vượt nhịp đã chứng minh được tiềm năng mạnh mẽ của mình, tạo nên những không gian sống và làm việc rộng rãi, thoáng đãng. Hãy cùng tìm hiểu để thấy rõ hơn tiềm năng to lớn của công nghệ sàn tiên tiến này nhé!

Nội dung bài viết hiện 1 Sàn vượt nhịp là gì? 2 Cấu tạo sàn vượt nhịp 3 Khả năng chịu lực và ổn định kết cấu của sàn vượt nhịp 3.1 Phân bố tải trọng qua bản sàn 3.2 Chịu uốn và kéo nhờ cốt thép hoặc cáp dự ứng lực 3.3 Giảm độ võng và chống rung 3.4 Công nghệ vật liệu nhẹ nhưng chịu lực cao 4 Lợi ích khi sử dụng sàn vượt nhịp không dầm 5 Nhược điểm của sàn vượt nhịp là gì? 6 Chi phí xây dựng sàn vượt nhịp là bao nhiêu? 7 Quy trình thi công sàn vượt nhịp chuẩn kỹ thuật 8 Lưu ý cần biết khi thiết kế và thi công sàn vượt nhịp không dầm 8.1 Tính toán tải trọng kỹ lưỡng 8.2 Tính toán và kiểm soát độ co ngót và nứt của bê tông 8.3 Khả năng thích ứng với các hệ thống cơ điện 8.4 Vật liệu sử dụng cho sàn vượt nhịp 8.5 Chọn đơn vị thi công sàn vượt nhịp uy tín

Sàn vượt nhịp là gì?

Để hiểu thế nào là sàn vượt nhịp, trước hết chúng ta cần tìm hiểu nhịp sàn là gì? Nhịp sàn là khoảng cách giữa hai điểm tựa chính của sàn, thường là các cột hoặc tường chịu lực. Nhịp sàn có thể phân loại thành nhịp ngắn (thường dưới 5m), nhịp trung bình (từ 5m đến 10m) và nhịp lớn (trên 10m). Nhịp sàn càng dài thì yêu cầu về kết cấu càng phức tạp, vì sàn phải chịu được tải trọng lớn hơn mà không bị biến dạng hoặc sụt lún.

Vậy sàn vượt nhịp là gì? Trong xây dựng, sàn vượt nhịp là loại sàn bê tông cốt thép có khả năng vượt được khẩu độ lớn (khoảng cách các cột từ 6m đến 20m, thậm chí hơn) mà không cần sử dụng các cột chống hoặc dầm truyền thống. Khái niệm “vượt nhịp” chỉ việc kết cấu sàn có thể chịu lực và duy trì ổn định qua một khoảng cách lớn mà không cần hỗ trợ thêm ở giữa.

Khái niệm sàn vượt nhịp là gì

Giải đáp sàn vượt nhịp là gì

Các loại sàn vượt nhịp lớn được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: sàn dự ứng lực, sàn ô cờ vượt nhịp, sàn phẳng vượt nhịp GreenHN, sàn rỗng vượt nhịp NEVO, sàn hộp vượt nhịp Uboot, sàn xốp vượt nhịp VRO,… Mỗi loại sàn có đặc điểm riêng phù hợp với kiến trúc và kết cấu của các loại công trình khác nhau. 

>> Tìm hiểu thêm: Top các loại sàn phẳng vượt nhịp tốt nhất năm 2024

Cấu tạo sàn vượt nhịp

Cấu tạo của sàn vượt nhịp bao gồm nhiều bộ phận chính, mỗi bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chịu lực và độ ổn định của sàn. Dưới đây là những thành phần cơ bản của sàn vượt nhịp:

  • Bản sàn: Đây là phần chính của sàn, bao gồm lớp bê tông cốt thép nằm ngang chịu tải trọng trực tiếp từ các hoạt động sử dụng sàn. Bản sàn phải có độ dày và kết cấu phù hợp để đảm bảo khả năng chịu lực và vượt nhịp.
  • Cốt thép chịu lực: Cốt thép chịu lực được bố trí bên trong bản sàn, có vai trò tăng cường khả năng chịu uốn và chịu kéo của sàn.
  • Hệ thống cột hoặc tường chịu lực: Là các cột hoặc tường chịu lực chính, hỗ trợ cho sàn và truyền tải trọng xuống móng. Khoảng cách giữa các cột hoặc tường này chính là nhịp sàn.
  • Kết cấu chịu lực trung gian (nếu có): Ở những công trình vượt nhịp lớn, cần sử dụng các vật liệu và kết cấu phụ trợ như hệ dầm ẩn hoặc hệ cáp dự ứng lực để tăng cường khả năng chịu lực và giảm độ võng của sàn.
Cấu tạo sàn vượt nhịp

Các bộ phận này khi kết hợp với nhau sẽ giúp sàn vượt nhịp có khả năng chịu tải tốt, đảm bảo được tính ổn định cho công trình

Hiện nay, sàn vượt nhịp hầu như đều sử dụng phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Vì ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ bớt cột, dầm truyền thống thì sàn phẳng có chiều dày mỏng và khả năng thay đổi công năng vị trí tường xây linh hoạt.

Khả năng chịu lực và ổn định kết cấu của sàn vượt nhịp

Một trong những ưu điểm lớn của sàn vượt nhịp là giảm số lượng cột cần thiết trong công trình, không cần sử dụng hệ thống dầm truyền thống giúp tạo ra không gian rộng và thông thoáng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sàn phải chịu được tải trọng lớn mà vẫn đảm bảo sự ổn định. 

Vậy sàn vượt nhịp chịu lực như thế nào để đáp ứng các yêu cầu về tải trọng? Thay vì dựa vào dầm để chịu tải và hạn chế không gian di chuyển, sàn vượt nhịp có khả năng chịu lực thông qua một loạt các cơ chế kỹ thuật và cấu trúc giúp phân bố và truyền tải trọng đến các thành phần chịu lực của công trình.

Phân bố tải trọng qua bản sàn

Sàn vượt nhịp phải chịu được tải trọng tĩnh (trọng lượng bản thân sàn, cột trụ, tường,…) và tải trọng động (người, thiết bị, nội thất,…). Tải trọng này được phân bố đều qua bản sàn làm từ bê tông cốt thép, cáp dự ứng lực hoặc các loại sàn nhẹ như hộp nhựa rỗng. 

Bản sàn đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ và truyền tải trọng đều đến các bộ phận chịu lực như cột hoặc tường. Khi tải trọng được truyền từ bản sàn, nó sẽ được truyền xuống các cột hoặc tường chịu lực, từ đó tải trọng được phân bổ xuống móng công trình.

Thiết kế sàn vượt nhịp lớn không dầm

Hệ thống kết cấu chịu lực truyền tải trọng xuống cột hoặc tường, từ đó truyền xuống móng

Chịu uốn và kéo nhờ cốt thép hoặc cáp dự ứng lực

  • Cốt thép chịu lực: Trong sàn vượt nhịp thông thường, cốt thép được bố trí trong bản sàn để tăng khả năng chịu uốn (ở phía dưới) và chịu kéo (ở phía trên), đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sàn vượt nhịp lớn. Khi chịu tải, phần dưới của sàn sẽ bị kéo giãn và phần trên bị nén, do đó cốt thép ở phía dưới sẽ giúp chống lại lực kéo, còn bê tông ở phía trên chịu nén.
  • Cáp dự ứng lực: Với các loại sàn vượt nhịp lớn sử dụng công nghệ dự ứng lực, cáp thép được căng trước hoặc sau khi đổ bê tông. Hệ thống cáp này giúp tăng khả năng chịu tải lớn, giảm độ võng của sàn và làm tăng độ cứng của toàn bộ hệ thống.

Giảm độ võng và chống rung

  • Độ võng: Độ võng là sự biến dạng của sàn khi chịu tải trọng. Để kiểm soát độ võng, sàn vượt nhịp thường được thiết kế với các kỹ thuật bổ sung như sử dụng bê tông dự ứng lực hoặc tích hợp công nghệ sàn nhẹ nhưng chịu lực cao (sàn xốp, sàn hộp nhựa, sàn bóng,…)
  • Chống rung: Vật liệu chịu lực tốt và kết cấu vững chắc giúp giảm rung động.
  • Chống biến dạng lâu dài: Sử dụng vật liệu bền bỉ giúp sàn không biến dạng theo thời gian.

Công nghệ vật liệu nhẹ nhưng chịu lực cao

Một số loại sàn vượt nhịp sử dụng các vật liệu nhẹ như hộp nhựa Greenbox, NEVO, Uboot, Tbox,… giúp giảm trọng lượng của bản sàn mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải lớn. Các hộp nhựa rỗng được đặt trong sàn giúp giảm khối lượng bê tông, nhưng vẫn duy trì độ bền và khả năng chịu lực của sàn nhờ sự kết hợp của cốt thép và vật liệu bê tông cốt thép.

Nhìn chung, sàn vượt nhịp chịu lực dựa trên sự phối hợp giữa các yếu tố kỹ thuật như vật liệu chịu lực, bố trí cốt thép, sử dụng công nghệ dự ứng lực, công nghệ sàn nhẹ và tối ưu hóa kết cấu tổng thể của công trình. Điều này giúp đảm bảo sàn không chỉ chịu được tải trọng lớn mà còn duy trì sự ổn định, giảm thiểu độ võng và rung động trong quá trình sử dụng

Công nghệ vật liệu nhẹ nhưng chịu lực cao trong kết cấu sàn vượt nhịp

Công nghệ vật liệu nhẹ nhưng chịu lực cao trong kết cấu sàn vượt nhịp

Lợi ích khi sử dụng sàn vượt nhịp không dầm

Sàn vượt nhịp trở thành giải pháp hiệu quả trong nhiều loại công trình hiện đại, tối ưu cả về chi phí lẫn hiệu quả sử dụng không gian nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

  • Vượt nhịp lớn: Khả năng mở rộng khoảng cách giữa các cột, từ 6m – 20m thậm chí hơn tùy thuộc vào công nghệ và vật liệu sử dụng. 
  • Tạo không gian rộng rãi: Sàn vượt nhịp giúp giảm thiểu số lượng cột trong công trình, tạo không gian rộng rãi và thông thoáng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các công trình thương mại và công nghiệp, nơi cần không gian lớn mà không bị chia cắt bởi cột trụ.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Sàn vượt nhịp không dầm giúp bề mặt trần phẳng và gọn gàng, cải thiện tính thẩm mỹ cho công trình mà không cần phải che giấu các hệ dầm lớn.
  • Tối ưu khả năng chịu lực: Các công nghệ như sàn dự ứng lực giúp tăng khả năng chịu tải và giảm độ võng, đảm bảo sàn có độ ổn định cao ngay cả với nhịp lớn.
  • Tiết kiệm chi phí thi công: Thi công sàn vượt nhịp thường nhanh hơn so với các hệ thống sàn truyền thống nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm thời gian hoàn thiện công trình. Sàn vượt nhịp giúp giảm số lượng cột và dầm cần thiết, tiết kiệm được nguyên vật liệu xây dựng, đồng thời giảm chi phí thi công và thời gian xây dựng.

Sàn vượt nhịp thường được sử dụng trong các công trình có yêu cầu cao về mặt kết cấu và thẩm mỹ như: trung tâm thương mại, sân vận động, văn phòng cho thuê, các tòa nhà cao tầng, nhà phố diện tích lớn, biệt thự, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, cầu đường, khu vui chơi giải trí,… Một số dự án tiêu biểu sử dụng sàn vượt nhịp tại Việt Nam có thể kể đến như: Tòa nhà Landmark 81 TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Keangnam Landmark Tower tại Hà Nội, Sân bay Quốc tế Nội Bài – Nhà ga T2,….

Lợi ích sàn vượt nhịp

Sàn vượt nhịp được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình, nhằm tối ưu hiệu quả về không gian và kết cấu, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng tại Việt Nam

Nhược điểm của sàn vượt nhịp là gì?

Do yêu cầu vượt nhịp lớn, quá trình thiết kế và thi công sàn vượt nhịp cần được thực hiện bởi các kỹ sư và nhà thầu có kinh nghiệm, đòi hỏi sự chính xác cao trong việc bố trí cốt thép và căng cáp dự ứng lực. Vì thế, chủ đầu tư cần hợp tác với các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công có uy tín để đảm bảo chất lượng công trình và mang lại hiệu quả cao nhất trong các dự án xây dựng.

Ngoài ra, sàn vượt nhịp thường yêu cầu sử dụng các vật liệu xây dựng đặc biệt và công nghệ tiên tiến như cáp dự ứng lực, cốt thép chịu lực, hoặc vật liệu nhẹ. Điều này làm tăng chi phí xây dựng so với các hệ thống sàn truyền thống. 

Do đó, chuyên gia xây dựng đưa ra lời khuyên nên sử dụng sàn phẳng vượt nhịp không dầm cho các công trình có quy mô lớn và yêu cầu về không gian mở, tính thẩm mỹ cao. Hiệu quả tốt nhất với công trình có chiều ngang từ 10m trở lên, lưới cột từ 8m – 20m giúp tăng hiệu quả không gian và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Chi phí xây dựng sàn vượt nhịp là bao nhiêu?

Sàn vượt nhịp thường đòi hỏi sử dụng các loại vật liệu xây dựng chất lượng cao và kỹ thuật thi công phức tạp, dẫn đến chi phí cao hơn so với các loại sàn thông thường. Chi phí sàn vượt nhịp dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 VNĐ/m2 sàn, tùy theo nhiều yếu tố như: diện tích sàn, nhịp sàn, loại vật liệu sử dụng, kích thước hộp nhựa, điều kiện thi công,… 

>> Xem chi tiết Chi phí sàn không dầm vượt nhịp hết bao nhiêu?

Để được tư vấn và báo giá thi công sàn vượt nhịp cụ thể và chi tiết nhất, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0967.212.388 hoặc để lại thông tin theo mẫu sau. GreenHN cam kết cung cấp đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho quá trình thi công lắp đặt sàn theo đúng thỏa thuận hợp đồng.

Quy trình thi công sàn vượt nhịp chuẩn kỹ thuật

Việc thi công sàn bê tông vượt nhịp đòi hỏi sự chính xác cao trong từng giai đoạn, đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng để đạt được chất lượng và độ an toàn cao nhất. Dưới đây là tóm tắt những bước cơ bản của quá trình thi công sàn vượt nhịp.

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và mặt bằng thi công

  • Đảm bảo đầy đủ các vật liệu cần thiết như cốt thép, bê tông, ván khuôn, gạch hoặc các vật liệu chịu lực khác.
  • Kiểm tra, dọn dẹp và san phẳng mặt bằng thi công.

Bước 2: Lắp đặt hệ thống ván khuôn và đà giáo

Ván khuôn phải được lắp đặt theo đúng thiết kế, đảm bảo độ chính xác về kích thước và vị trí. Lắp đặt giàn giáo chắc chắn, đảm bảo an toàn khi thi công ở độ cao. Hệ thống giàn giáo cần chịu được tải trọng của bê tông và thiết bị thi công.

Bước 3: Lắp đặt cốt thép

Cốt thép cần được bố trí theo bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo đúng vị trí, khoảng cách và lớp bảo vệ thép. Thép cần được buộc chắc chắn bằng dây thép để tránh dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông. Thép phân phối sẽ được lắp đặt phía trên lớp cốt thép chịu lực, giúp phân phối đều tải trọng trên toàn bộ bề mặt sàn.

Ví dụ bố trí lớp thép dưới cho sàn hộp vượt nhịp:

  • Lớp thép gia cường dưới: Đặt tại khu vực có mô men lớn.
  • Hộp nhựa hoặc xốp: Đặt bên trên, cách lớp thép dưới ít nhất 2cm để tạo khoảng bảo vệ.
  • Lớp thép trên: Chịu tác động của co ngót nhiệt.
  • Lớp thép trên tại vùng mô men âm: Tập trung trong phạm vi L/3 mỗi bên xung quanh mũ cột.
  • Thép gia cường tại góc lỗ mở.
  • Thép dầm chìm gia cường khu vực cầu thang.
Lắp đặt hộp nhựa trong sàn phẳng

Lắp đặt hộp nhựa trong sàn phẳng

Bố trí các hộp nhựa rỗng Greenbox

Bố trí các hộp nhựa rỗng Greenbox

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện, nước ngầm

Nếu có các đường dây điện hoặc ống nước ngầm chạy qua sàn, cần phải kiểm tra và bố trí cẩn thận trước khi đổ bê tông.

Bước 5: Đổ bê tông sàn

  • Kiểm tra ván khuôn và cốt thép: Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ván khuôn và cốt thép để đảm bảo chúng chắc chắn và tuân thủ đúng thiết kế.
  • Chuẩn bị bê tông: Bê tông phải được trộn theo đúng tỷ lệ về xi măng, cát, đá và nước. Đảm bảo chất lượng bê tông đạt tiêu chuẩn về cường độ chịu lực.
  • Đổ bê tông: Bê tông được đổ liên tục và đều trên toàn bộ bề mặt sàn, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng bê tông bị rỗng hoặc rạn nứt do đổ không đều. Khi đổ bê tông, cần sử dụng thiết bị đầm rung để đảm bảo bê tông đặc chắc và không có lỗ rỗng.
  • Bảo dưỡng bê tông: Sau khi đổ bê tông, cần bảo dưỡng kỹ lưỡng để bê tông không bị mất nước quá nhanh, điều này giúp tránh nứt nẻ bề mặt và đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất. Bảo dưỡng có thể bằng cách tưới nước liên tục hoặc phủ màng ẩm lên bề mặt sàn.
Thi công sàn bê tông vượt nhịp cần tuân theo các bước chuẩn kỹ thuật

Thi công sàn bê tông vượt nhịp cần tuân theo các bước chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo độ an toàn, chất lượng và hiệu quả của công trình.

Bước 6: Tháo ván khuôn và hoàn thiện bề mặt sàn

  • Tháo ván khuôn: Sau khi bê tông đạt đủ cường độ thiết kế, thường từ 21-28 ngày, tiến hành tháo ván khuôn và hệ thống giàn giáo.
  • Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng sàn sau khi tháo ván khuôn, bao gồm độ phẳng, khả năng chịu lực và các yếu tố kỹ thuật khác.
  • Hoàn thiện bề mặt sàn: Tiến hành các bước hoàn thiện bề mặt sàn nếu cần, như mài nhẵn hoặc phủ lớp chống thấm, lớp chống mài mòn,…

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu

Tiến hành kiểm tra, đo đạc và nghiệm thu sàn theo tiêu chuẩn đã đề ra. Nếu đạt yêu cầu, sàn sẽ được đưa vào sử dụng. Nếu có lỗi, tiến hành khắc phục và sửa chữa trước khi bàn giao.

san vuot nhip 21

Lưu ý cần biết khi thiết kế và thi công sàn vượt nhịp không dầm

Kinh nghiệm từ các chuyên gia trong việc thiết kế và thi công sàn vượt nhịp không dầm được chia sẻ để giúp chủ đầu tư có được giải pháp hiệu quả và an toàn.

Tính toán tải trọng kỹ lưỡng

Cần tính toán chính xác tải trọng thường xuyên (trọng lượng người, thiết bị) và tải trọng bất thường (gió, động đất) mà sàn sẽ phải chịu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí cốt thép và khả năng chịu lực của sàn.

Việc bố trí cốt thép chịu lực và thép phân phối phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định hiện hành, đảm bảo chịu được tải trọng uốn và lực kéo. Cần lưu ý rằng sàn không dầm vượt nhịp sẽ chịu tải trực tiếp, nên cốt thép phải được bố trí sao cho phù hợp với các điểm chịu tải chính.

Bố trí và lựa chọn cốt thép sàn vượt nhịp đúng kỹ thuật

Bố trí và lựa chọn cốt thép đúng kỹ thuật

Sàn vượt nhịp không dầm dựa vào hệ thống cột hoặc tường chịu lực để truyền tải trọng xuống móng. Vì vậy, khoảng cách giữa các cột phải được tính toán cẩn thận để đảm bảo không gây áp lực quá lớn lên các thành phần chịu lực này.

Tính toán và kiểm soát độ co ngót và nứt của bê tông

Bê tông dễ bị co ngót và nứt khi khô, đặc biệt là trong các công trình có nhịp lớn. Việc kiểm soát độ co ngót và nứt bằng cách sử dụng phụ gia hoặc kiểm soát thời gian bảo dưỡng bê tông là điều cần thiết để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của sàn.

Khả năng thích ứng với các hệ thống cơ điện

Một vấn đề khác là sàn vượt nhịp cần được thiết kế sao cho dễ dàng tích hợp với các hệ thống cơ điện (MEP) như điện, nước, điều hòa không khí,… mà không ảnh hưởng đến tính năng chịu lực hay thẩm mỹ của sàn.

Vật liệu sử dụng cho sàn vượt nhịp

Chất lượng bê tông và cốt thép cần được kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình thi công. Độ bền của bê tông, độ dẻo và độ cứng của cốt thép phải đạt tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng chịu tải và độ bền lâu dài.

  • Vật liệu cách âm, cách nhiệt (nếu cần): Với các công trình yêu cầu cách âm, cách nhiệt tốt, các lớp vật liệu phụ như xốp cách âm, cách nhiệt sẽ được thêm vào trong kết cấu sàn để tăng cường khả năng cách âm và cách nhiệt, giúp tăng sự thoải mái cho người sử dụng.
  • Vật liệu nhẹ hoặc rỗng (trong các sàn nhẹ như sàn hộp, sàn xốp): Các loại sàn vượt nhịp sử dụng vật liệu nhẹ như hộp nhựa Greenbox, NEVO, Uboot hay sàn xốp có các cấu trúc rỗng bên trong để giảm trọng lượng của sàn, đồng thời tăng khả năng vượt nhịp mà không cần thêm dầm.
  • Hệ thống cáp dự ứng lực (trong sàn dự ứng lực): Nếu sử dụng công nghệ sàn dự ứng lực, hệ thống cáp dự ứng lực sẽ được căng trước hoặc sau khi đổ bê tông. Cáp dự ứng lực giúp sàn chịu được tải trọng lớn mà không bị võng hoặc biến dạng.
Sử dụng vật liệu tạo rỗng tăng khả năng vượt nhịp

Sử dụng vật liệu tạo rỗng bên trong để giảm trọng lượng của sàn, đồng thời tăng khả năng vượt nhịp

Chọn đơn vị thi công sàn vượt nhịp uy tín

Thi công sàn vượt nhịp không dầm yêu cầu độ chính xác cao, đặc biệt là trong quá trình đổ bê tông và căng cáp dự ứng lực (nếu có). Do đó, cần thiết phải lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công sàn vượt nhịp chuyên nghiệp, am hiểu về kết cấu chịu lực và công nghệ thi công sàn tiên tiến hiện nay.

GreenHN là nhà thầu xây dựng dày dạn kinh nghiệm với hàng trăm dự án đã và đang triển khai trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đặc biệt với công nghệ sàn vượt nhịp đã được chúng tôi áp dụng trong các công trình tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Cần Thơ,… tạo nên các công trình độc đáo, mang lại giải pháp thiết kế, thi công đột phá. 

>> Tham khảo:

Top 20 Mẫu Biệt Thự Đẹp Nhất Việt Nam

Tổng hợp mẫu văn phòng cho thuê đẹp hiện đại

Tổng hợp mẫu nhà phố đẹp 

Tổng hợp mẫu nhà cấp 4 đẹp

Sàn phẳng GreenHN vượt nhịp tốt

Công nghệ sàn phẳng GreenHN vượt nhịp cao, chống rung tốt

Đặc biệt, GreenHN áp dụng quy trình chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, đảm bảo chuẩn hóa tất cả các giai đoạn từ thiết kế, sản xuất cho đến chuyển giao công nghệ, giúp đạt được các mục tiêu chất lượng đã đề ra đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao, am hiểu sâu sắc về cấu tạo của sàn phẳng vượt nhịp, GreenHN sẽ tư vấn chi tiết để bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng công trình.

Tham khảo bản vẽ thiết kế kết cấu sàn không dầm GreenHN:

Mặt bằng thép lớp dưới sàn phẳng

Mặt bằng thép tăng cường lớp dưới sàn phẳng

Mặt bằng xếp hộp nhựa sàn phẳng

Mặt bằng thép lớp trên sàn phẳng

Mặt bằng thép tăng cường lớp trên sàn vượt nhịp

Mặt bằng thép chống cắt, chống chọc thủng sàn vượt nhịp

Chủ đầu tư/ Khách hàng quan tâm về thi công sàn vượt nhịp vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
  • Hotline: 0967.212.388 – 0922.77.11.33 – 0922.99.11.33
  • Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
  • Youtube: Xây Nhà Trọn Gói – Greenhn
  • Tiktok: Xây nhà trọn gói Greenhn

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu về khái niệm và đặc điểm của sàn vượt nhịp trong xây dựng. Nhờ tiến bộ công nghệ và nhu cầu tối ưu hóa không gian, sàn vượt nhịp sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng và đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên đón đọc những bài viết cùng chủ đề tiếp theo trên greenhn.vn nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Dầm Vượt Nhịp Là Gì