Top Chất Hàn Răng Thông Dụng Nhất 2021 Và Lưu ý để Lựa Chọn đúng ...
Hàn răng là kỹ thuật điều trị nha khoa cơ bản thường được dùng để chữa sâu răng, sứt mẻ răng,… Để hàn răng tốt, việc lựa chọn chất hàn răng chuẩn là hết sức quan trọng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau!
1. Các loại chất hàn răng được ưa chuộng nhất hiện nay
Chúng tôi đã tổng kết được 7 loại chất hàn răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
1.1 Chất trám răng Amalgam
Chất trám răng Amalgam hay còn được gọi là trám chì với thành phần chất trám răng chính từ hợp kim đồng, bạc thủy ngân, thiếc. Loại hỗn hợp này mang màu bạc và sẽ dùng để hàn răng hàm hay răng tiền hàm.
Loại chất trám răng này có ưu điểm: Độ bền cao, khả năng chịu sức nhai khá tốt và giá thành lại rẻ hơn so với hàn răng bằng Composite.
Tuy nhiên, nó cũng để lại những nhược điểm khiến cho mọi người phải đắn đo: Tính thẩm mỹ không cao do chất trám màu bạc; miếng trám dễ bong tróc khi ăn nhai; có khả năng gây kích ứng nhiễm độc vì chứa thủy ngân, đặc biệt với phụ nữ đang mang bầu; răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ thức ăn vì Amalgam có khả năng dẫn nhiệt.
Amalgam là chất trám răng bạc được ưa chuộng
1.2 Chất hàn răng Fuji 9
Chất hàn răng Fuji 9 có chất liệu tổng hợp được dùng nhiều trong nha khoa thẩm mỹ GIC (Glass Ionomer Cement) với khả năng hàn răng khá tốt.
Hàn răng bằng Fuji có nhiều ưu điểm nổi bật như: Chất liệu trùng với màu răng nên đem lại tính thẩm mỹ cao (làm được cho răng cửa); chịu được lực và độ mài mòn, không gây độc hại, không làm viêm lợi ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng; bít lỗ răng hợp lý, giảm lưu đường và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa hình thành sâu răng.
Tuy vậy, Fuji 9 cũng có những hạn chế như độ cứng không tốt bằng Amalgam. Do đó, nó không thể sử dụng cho những lỗ sâu to.
1.3. Vật liệu trám răng GIC
Chất hàn răng GIC dùng vật liệu GIC mang màu trắng bột tạo thành những men răng nhân tạo để hàn những lỗ sâu răng hay răng bị nứt vỡ. Đây là phương pháp trám răng mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp điều trị cho những trường hợp mòn cổ chân răng, răng cửa nứt vỡ,…
Chất hàn răng GIC mang đến những ưu điểm tốt, ví dụ: Đạt được tính thẩm mỹ cao nhờ màu trùng với màu răng và khó nhận ra vết trám khi nhìn bằng mắt thường; hỗn hợp có chứa Flour nên có thể chống sâu răng; mức chi phí thấp.
Mặc dù vật, chất liệu này cũng vẫn để lại những nhược điểm: Độ bền thấp hơn so với trám Amalgam, khả năng chịu lực và chống mòn thấp nên không phù hợp để trám răng hàm.
1.4 Vật liệu trám răng Composite
Hàn răng bằng Composite là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với chất liệu tốt hơn so với các loại trám răng thông thường khác. Hàn răng Composite giúp xử lý răng sâu, phục hồi răng mẻ, tăng cường men răng,…
Trám răng Composite mang màu sắc giống răng thật, đáp ứng được độ chịu lực và mài mòn, rất an toàn đối với cơ thể.
Tuy nhiên xét về độ bền, chất liệu Composite lại khó có tuổi thọ tốt như chất liệu vàng.
Composite là vật liệu trám răng quen thuộc nhất hiện nay
1.5 Chất liệu hàn răng vàng
Vàng là một trong các chất liệu trám răng có chi phí đắt đỏ nhất, không được dùng phổ biến nhưng vẫn được khá nhiều bệnh nhân ưa thích.
Trám răng bằng vàng có độ bền cao, thường ít nhất là từ 10 – 15 năm và không bị ăn mòn, lực chịu nhai cũng rất tốt. Đặc biệt, với những người ưa thích sắc vàng thì chất liệu này được cho là thẩm mỹ.
Tuy nhiên, để trám răng vàng, người bệnh cũng phải bỏ ra mức chi phí cao hơn nhiều so với các vật liệu khác; cầu kỳ hơn với 2 lần đến nha khoa mới hoàn thiện xong, có thể gặp sốc điện nhưng là những trường hợp hiếm hoi.
1.6 Trám răng bằng chất liệu sứ
Trám răng sứ được làm từ chất liệu gốm sứ, có thể chống bám bẩn tốt hơn nhiều so với Composite, tuổi thọ kéo dài tới 15 năm. Tuy vậy, mức chi phí cũng đắt đỏ ngang với trám vàng.
1.7 Chất liệu Ionomer thủy tinh
Ionomer thủy tinh là loại trám răng được cấu thành từ vật liệu thủy tinh cùng với Acrylic, thường được sử dụng để trám dưới đường nướu và trám răng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, chất liệu này sẽ giải phóng Fluoride để bảo vệ răng khỏi sâu răng. Thế nhưng, vật liệu này lại yếu và dễ bị mài mòn hơn nhựa Composite. Tuổi thọ trung bình khoảng 5 năm và có mức phí tương đương với nhựa Composite.
Có thể bạn quan tâm
Trám răng Sealant là phương pháp mà nhiều bố mẹ lựa chọn để phòng ngừa sâu răng sớm cho con. Xem ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích!
2. Lưu ý khi lựa chọn chất hàn răng
Sau đây là một vài lưu ý bệnh nhân cần xem xét khi lựa chọn chất hàn răng:
- Đi khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình, sau đó nhờ bác sĩ tư vấn xem có nhất thiết phải trám răng không. Nếu có thì lựa chọn chất liệu thế nào cho phù hợp.
- Thực hiện trám răng ở nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và trình độ chuyên môn tốt, phòng nha sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị hiện đại.
Lưu ý một số điều khi chọn chất liệu trám răng
- Sau khi trám xong, nhờ bác sĩ hướng dẫn chế độ chăm sóc sau trám phù hợp và cẩn thận, áp dụng đúng để gia tăng tuổi thọ cho vết trám răng.
- Để giữ độ cứng cho phần trám răng, không nên nhai mạnh trong vòng 24h sau khi trám răng, hạn chế ăn các đồ dai cứng trong từ 2 -3 tuần tiếp theo để vết trám có thể hồi phục tốt nhất.
Bài viết trên đã tổng hợp những loại chất hàn răng thường được dùng nhiều nhất hiện nay. Parkway hy vọng đã đem đến những kiến thức hữu ích và giúp cho bệnh nhân có lựa chọn đúng đắn về chất liệu hàn răng phù hợp nếu nhất định phải trám răng.
Từ khóa » Hàn Fuji Là Gì
-
Vật Liệu Hàn Răng Fuji Có Những ưu Nhược điểm Nào?
-
Hàn Răng Bằng Fuji Có ưu điểm Và Nhược điểm Gì? - LinkedIn
-
Lợi ích Của Các Cement Trám Fuji (GC) Thường Sử Dụng Trong Nha Khoa
-
Hàn Răng Bằng Fuji Là Như Thế Nào?
-
Trám Răng Bằng Fuji Cho Trẻ Em Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
-
Fuji 9 ( Sản Phẩm Dùng Trong Nha Khoa - Hàn Răng) | Shopee Việt Nam
-
Phân Loại GIC - Big Dental
-
Thông Tin Về đặc Sản Táo Fuji Hàn Quốc
-
Trám Răng Bằng Fuji Có Bền Không? [trám Răng Giá Rẻ]
-
GC FUJI 1
-
HÀN RĂNG BẰNG FUJI - PHỤC... - Nha Khoa Hữu Nghị Việt Đức 6
-
Hàn Răng Bằng Fuji Có Tốt Không? - Medium