Top Mẫu Thiết Kế Bếp Dưới Gầm Cầu Thang đẹp Và Chuẩn Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Yếu tố phong thuỷ là tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế nội thất nhà ở. Từng không gian trong ngôi nhà đều cần đảm bảo giá trị thẩm mỹ và phong thuỷ. Quý khách hàng cần nghiên cứu và tìm hiểu cách bố trí sắp xếp nội thất, đặc biệt là khu vực bếp nấu sao cho đảm bảo sự hưng thịnh, vượng khí cho gia đình. Với những ngôi nhà có thiết kế cầu thang nhưng diện tích không quá lớn, thông thường các kiến trúc sư sẽ chọn lựa bố trí bếp dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên thiết kế khu vực này như thế nào để đảm bảo phong thuỷ tài lộc và sự sang trọng là điều không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ. Trong bài viết hôm này, Anviethouse sẽ chia sẻ với quý khách hàng top mẫu thiết kế bếp dưới gầm cầu thang đẹp và chuẩn phong thuỷ cũng như ưu điểm trong cách bố trí này.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Những ưu điểm của việc thiết kế bếp dưới gầm cầu thang
- 1.1 Giúp tiết kiệm không gian
- 1.2 Tạo sự gọn gàng và khoa học cho không gian
- 1.3 Khắc phục những khuyết điểm trong không gian
- 2 Theo phong thủy thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang có được không?
- 3 Một số lưu ý về phong thủy khi thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang
- 4 Cách bố trí bếp dưới gầm cầu thang hợp phong thủy bạn nên biết
- 4.1 Lưu ý đến kích thước tủ bếp
- 4.2 Lưu ý đến màu sắc chủ đạo trong không gian bếp
- 4.3 Thiết kế ánh sáng cho không gian bếp
- 4.4 Bố trí bàn ăn phù hợp trong không gian bếp
- 5 15 ý tưởng thiết kế bếp dưới gầm cầu thang đẹp và hợp phong thủy
- 6 Thiết kế thi công nội thất bếp uy tín và chuyên nghiệp tại Anviethouse
Những ưu điểm của việc thiết kế bếp dưới gầm cầu thang
Việc thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang đang dần trở thành xu hướng nổi bật trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, đặc biệt với những công trình có diện tích vừa và nhỏ. Cách sắp xếp này được giới chuyên môn đánh giá cao về tính tiện ích và giá trị thẩm mỹ. Anviethouse đã tóm lại 3 ưu điểm nổi bật nhất của việc thiết kế mẫu bếp dưới gầm cầu thang.
Giúp tiết kiệm không gian
Với nhà ở có diện tích rộng lớn thì việc bố trí nội thất khá dễ dàng. Tuy nhiên với những không gian sống nhỏ có diện tích khiêm tốn thì việc bố trí nội thất sao cho đảm bảo đầy đủ công năng nhưng vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cao là vấn đề rất khó. Phòng bếp dưới chân cầu thang là giải pháp tối ưu nhất. Chúng mang đến một không gian tiện nghi, thông thoáng cho gia đình.
Khu vực gầm cầu thang tưởng chừng khá chật hẹp. Tuy nhiên chúng là khoảng không gian lý tưởng để bố trí nội thất. Nó giúp tiết kiệm diện tích, từ đó mở rộng không gian sinh hoạt chung.
Ngày trước khi vực này được mệnh danh là góc chết khi thiết kế nhà ở. Tuy nhiên theo quan điểm thiết kế hiện đại ngày nay, đây là không gian tiện ích cho các gia đình nhỏ.
Với góc bếp nhỏ xinh này, bạn có thể tự do sáng tạo nhiều món ăn ngon cho gia đình.
Tạo sự gọn gàng và khoa học cho không gian
Việc thiết kế mẫu bếp dưới gầm cầu thang sẽ tạo sự thú vị cho gia chủ. Tuy nhiên bạn cần lưu chăm chút không gian luôn gọn gàng và tươm tất, sạch sẽ. Hạn chế để nhà bếp trở nên bừa bộn hay lộn xộn, trông rất mất thẩm mỹ. Bạn có thể tận dụng chiều cao trên tường ở cầu thang để tạo thành kệ gắn tường tiện dụng. Hệ thống cửa trượt tiết kiệm không gian sử dụng.
Kích thước tủ cần được tính toán kỹ lưỡng. Nó phải phù hợp với chiều cao và chiều sâu của gầm cầu thang.
Khắc phục những khuyết điểm trong không gian
Khu vực dưới gầm cầu thang được coi là không gian chết. Vì thế việc tận dụng chúng và biến hoá thành góc bếp nhỏ xinh là giải pháp tuyệt vời. Chúng giúp khắc phục khuyết điểm trong không gian nhà ở của bạn. Bạn có thể sử dụng khu vực này để bố trí những đồ nội thất điện tử quan trọng. Ví như tủ lạnh, tủ bếp, bồn rửa,…
Theo phong thủy thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang có được không?
Một số quan điểm cho rằng phòng bếp không nên đặt dưới gầm cầu thang. Bởi lẽ đây là khu vực di chuyển đi lại thường xuyên mỗi người của gia đình. Vì thế các dòng khí từ tầng nấu nướng sẽ đi lên tầng trên. Điều này ảnh hưởng đến lưu thông khí tại phòng bếp.
Một quan điểm khác cho rằng bếp nấu thuộc khí hỏa trong phong thuỷ. Việc đặt bếp nấu dưới gầm cầu thang sẽ làm cho gia đình bị xào xáo, lục đục. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, con cái không nghe lợi, công việc không thuận lợi.
Hiện nay, vẫn chưa có những lời khẳng định chắc chắn về việc có được thiết kế bếp dưới gầm cầu thang hay không. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thời đại, sự sáng tạo trong phong cách thiết kế nhà bếp hiện nay.Bạn có thể bố trí tủ bếp hay các thiết bị điện tử dưới gầm cầu thang.
Điều này không gây ảnh hưởng xấu đến phong thuỷ nhà ở. Những gia đình phương tây vẫn đang áp dụng cách bố trí này nhằm tối ưu diện tích nhà ở. Điều quan trọng bạn cần chú ý các yếu tố như hướng, vật liệu bếp nấu. Tất cả cần đảm bảo phù hợp mệnh của gia chủ. Đây là cách hoá giải phong thuỷ hiệu quả khi thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang.
Một số lưu ý về phong thủy khi thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang
Nên đặt bếp ở hướng xấu nhìn về hướng tốt. Việc bố trí như này giúp gia đình xua tan những điều không may mắn, mang hạnh phúc và tài lộc đến cho các thành viên.
Không nên đặt bếp gần nhà xe để tránh hỏa hoạn, bụi bặm. Đặt bếp tránh xa những chỗ nuôi động vật để tránh ô uế.
Tuyệt đối không thiết kế bếp quay ra cửa chính.
Không đặt bếp đối diện với các không gian: Nhà vệ sinh, phòng khách, phòng ngủ.
Không đặt bếp áp vào tường bàn thờ, buồng cầu.
Không đặt bếp tại vị trí có xà ngang đè qua.
Cách bố trí bếp dưới gầm cầu thang hợp phong thủy bạn nên biết
Lưu ý đến kích thước tủ bếp
Bạn cần đo đạc chính xác kích thước chiều sâu, chiều cao, chiều rộng của gầm cầu thang từ đó thiết kế nội thất bếp sao cho phù hợp; tránh những sai sót quá lớn hoặc quá bé khiến công trình trở nên mất cân đối.
Lưu ý đến màu sắc chủ đạo trong không gian bếp
Những màu sắc nhã nhặn thường được ưu tiên sử dụng khi làm bếp dưới gầm cầu thang. Gam màu không cần phải quá nổi bật đồng thời ốp gạch hoặc kính phía trên tủ bếp để tránh bị bẩn sơn tường. Với màu của bếp thì nên chọn màu sắc hợp mệnh của gia chủ để mang lại may mắn.
Thiết kế ánh sáng cho không gian bếp
Gầm cầu thang là khu vực ít nhận được ánh sáng tự nhiên. Nếu đụng vách ngăn phòng khách thì càng khó nhận ánh sáng mà đây lại là yếu tố quan trọng cho việc nội trợ.
Vì vậy khi thiết kế bếp dưới gầm cầu thang cần lựa chọn những loại đèn có nhiều bóng. Đèn chùm hiện đại, đơn giản là một gợi ý được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tránh những đèn chùm rườm rà, không phù hợp với không gian nhỏ.
Bố trí bàn ăn phù hợp trong không gian bếp
Nếu thiết kế nhà bạn ngăn cách phòng khách với không gian phía trong cầu thang thì bàn ăn nên được bố trí phía sau cầu than, song song với hướng lan can cầu thang. Bạn có thể chọn bàn theo kiểu hình tròn hoặc hình chữ nhật để tiết kiệm diện tích.
Ngoài ra bạn chỉ nên đặt tủ bếp dưới cầu thang. Bếp và bồn rửa nên thiết kế bên cạnh tủ bếp, không đặt trực tiếp dưới cầu thang. Tủ bếp chữ L là sự lựa chọn tốt nhất cho phòng bếp dưới chân cầu thang. Thiết kế tủ giúp bạn tránh đạt trực tiếp bếp ở vị trí dưới gầm cầu thang,. Từ đó hoá giải phong thuỷ xấu.
15 ý tưởng thiết kế bếp dưới gầm cầu thang đẹp và hợp phong thủy
Mẫu 1: Thiết kế phòng bếp hiện đại và chuyên nghiệp dưới chân cầu thang
Mẫu 2: Thiết kế tủ bếp chữ I tiện ích dưới gầm cầu thang
Mẫu 3: Không gian phòng bếp nhỏ và tiện ích dưới chân cầu thang
Mẫu 4: Không gian bếp hiện đại và thanh lịch
Mẫu 5: Tủ bếp gọn gàng và tối ưu công năng
Mẫu 6: Không gian bếp gọn gàng và khoa học
Mẫu 7: Phòng bếp nhỏ thẩm mỹ
Mẫu 8: Không gian bếp hiện đại và tiện ích
Mẫu 9: Không gian bếp hiện đại và sang trọng
Mẫu 10: Tủ bếp dưới gầm cầu thang khoa học
Mẫu 11: Không gian bếp gỗ óc chó sang trọng
Mẫu 12: Mảng xanh tạo điểm nhấn cho không gian
Mẫu 13: Không gian phòng bếp tiện nghi và khoa học
Mẫu 14: Mảng xanh tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian bếp
Mẫu 15: Nội thất thanh lịch phong cách tân cổ điển
Có thể quý vị quan tâm:
Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống 5m đẹp và tiện ích
Mẫu thiết kế nhà bếp đẹp và hiện đại bạn không thể bỏ qua
Mẫu thiết kế tủ bếp chữ I ấn tượng
Thiết kế thi công nội thất bếp uy tín và chuyên nghiệp tại Anviethouse
Anviethouse tự hào là đơn vị thiết kế thi công nội thất bếp uy tín hiện nay. Chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư có năng lực chuyên môn cao. Kiến trúc sư Anviethouse còn có sự am hiểu văn hoá phong thuỷ của người Việt Nam.
Đặc biệt công ty có xưởng sản xuất nội thất riêng với trình làm việc chuyên nghiệp. Từ khâu lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ 2D, 3D, thi công nội thất và hoàn thành công trình. Từng giai đoạn thiết kế và thi công nội thất đều được giám sát chặt chẽ.
Anviethouse mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng với mức giá ưu đãi. Công ty có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng. Với vốn kiến thức sâu rộng cùng tư duy sáng tạo vượt bậc, đội ngũ kiến trúc sư Anviethouse đã tạo nhiều mẫu thiết kế bếp ăn dưới gầm cầu thang đẹp – tiện nghi và khoa học. Công ty luôn không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mỗi ngày nhằm mang đến những thiết kế chất lượng nhất cho quý khách hàng. Nếu bạn muốn sở hữu những mẫu thiết kế bếp dưới gầm cầu thang đẹp và hợp phong thủy xin vui lòng liên hệ công ty Anviethouse qua số hotline 0965.445.110 để được tư vấn cụ thể và báo giá mới nhất. Anviethouse hân hạnh phục vụ quý khách hàng mọi lúc mọi nơi.
5/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Gầm Cầu Thang Phòng Bếp
-
Có Nên đặt Bếp Dưới Gầm Cầu Thang? Cách Bố Trí Như Thế Nào?
-
Cách Bố Trí Bếp ở Dưới Cầu Thang Hợp Phong Thuỷ
-
Tổng Hợp 20+ Mẫu Thiết Kế Tủ Bếp Dưới Cầu Thang đẹp Nhất 2022
-
Cách Bố Trí Bếp Dưới Cầu Thang Hợp Phong Thủy, Mang Lại Tài Lộc ...
-
Bếp Dưới Gầm Cầu Thang Thiết Kế Hợp Phong Thủy Và Tiện Nghi ...
-
Quá đỉnh Với Cách Thiết Kế Bếp Nhỏ Dưới Gầm Cầu Thang Hiệu Quả ...
-
Thiết Kế Bếp Dưới Cầu Thang - Ý Tưởng Biến Tấu đầy Sáng Tạo - WEDO
-
Kinh Nghiệm Thiết Kế Cầu Thang Ở Phòng Bếp Hợp Phong Thủy
-
20 ý Tưởng Thiết Kế Tủ Bếp Dưới Gầm Cầu Thang Tiết Kiệm Diện Tích
-
Cách Hóa Giải Bếp đặt Dưới Cầu Thang - Nội Thất Toàn Cầu
-
Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Bếp Dưới Gầm Cầu Thang đẹp Tiện Nghi
-
Thiết Kế Tủ Bếp Dưới Gầm Cầu Thang Có Tốt Hay Không?
-
Những Thiết Kế Bếp Gần Cầu Thang Sáng Tạo Không Nên Bỏ Lỡ