Top Những Mẫu Bonsai Cây Lộc Vừng đẹp - Chậu Xi Măng

Cây Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là loại cây thân gỗ có có kích thước và chiều cao khá lớn thường mọc nhiều ở bờ sông, bờ suối. Lại cây này phù hợp với khí hậu của các nước Đông Nam Á nên được phân bố và trồng rất phổ biến ở nước ta.

Đặc điểm cây Lộc Vừng

Tóm tắt nội Dung

Thân cây Lộc Vừng sẽ chuyển đổi màu sắc từ xanh sang màu xám nâu trong quá trình phát triển của mình. Cây càng lớn, càng già thì vỏ cây sẽ bị nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật, thịt vỏ có màu đỏ hồng, sẽ chảy dịch màu đỏ như máu nếu chúng bị làm trầy xướt vỏ thân.

Cây có đặc điểm là nhiều nhánh với tán rộng nhìn rất um tùm. Lá Lộc Vừng có màu xanh mướt, thuộc loại lá đơn có hình bầu dục.

Hoa Lộc Vừng thường  nở rộ vào đầu tháng 3 và chỉ nở vào ban đêm. Cụm hoa mọc dài từ 6 đến 10cm, màu đỏ tươi tắn và đầy quyến rũ. Hoa Lộc Vừng nhỏ nhưng có mùi thơm nồng và lan toả rất xa. Cây thường cho hoa rất nhiều nên rất thu hút chim, ong và bướm.

Theo đánh giá của các nghệ nhân trong giới cây cảnh, cây Lộc Vừng có thân và gốc đẹp, dáng đứng mạnh mẽ, hoa nở đẹp và có hương thơm ngào ngạt nên rất thích hợp làm cây cảnh Bonsai. Ngoài ra,

Lộc Vừng còn có ý nghĩa mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ  đúng với cái tên “Lộc” của mình. Hiện nay, Lộc Vừng cùng với scây Sanh, Sung, Tùng là bốn cái tên được rất nhiều người chú ý trong giới cây cảnh bonsai.

Chăm sóc cây lộc vừng

Lộc Vừng là cây rất dễ trồng và chăm sóc vì có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt nên không kén nơi trồng. Vì cây có bộ rễ khỏe và thân cây mạnh, rễ cây sẽ phát triển rất sâu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất.

Nếu trồng bên ngoài bạn không cần phải tưới nước quá nhiều, còn trồng trong những chậu bonsai thì nên tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ cho cây phát triển.

Tuy là cây dễ trồng nhưng khi trồng dưới dạng bonsai thì bạn cần lưu ý các đặc điểm như: Nên chọn kích thước chậu phù hợp với kích thước của cây sao cho hoà hợp nhất.

Đáy chậu cần có lổ thoát nước để tránh việc cây bị ngập úng. Trước khi bứng cây Lộc Vừng, bạn cần cắt hết đọt non, lá non của cây, nên cắt bỏ cành nửa già, nửa non, tỉa bớt lá cho cây giống.

Rễ cây phải cắt gọn, dứt khoát, không để bầm dập, trầy xướt để cây dễ dàng thích ứng với môi trường đất mới. Lưu ý, khi mới trồng xong bạn không nên bón phân ngay vì bộ rễ của cây còn rất yếu cây sẽ không hấp thụ được cũng như dễ làm chết cây.

Khi chăm sóc cây mới bứng, bạn không nên để chậu cây ngoài ánh nắng trực tiếp hoặc để dưới những tán cây lớn quá rợp, tốt nhất đặt cây ở nơi có ánh nắng khoảng 50% là phù hợp.

Là loại cây ưu nắng, có khuynh hướng mọc về hướng có ánh sáng nên đặc tính hấp thụ nắng của cây sẽ quyết định đến thế đứng và hình dáng của chậu bonsai Lộc Vừng.

  1. Cách làm cây Lộc Vừng ra hoa

Cây Lộc Vừng là cây ưa nắng nên trồng nơi có nhiều ánh sáng và cung cấp đủ nước thì cây sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích.

Nhưng nếu trồng cây Lộc Vừng trong chậu bonsai thì cần đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng và phải thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt cũng như có đủ chất dinh dưỡng để ra hoa vào đúng mùa.

Ngoài ra, đất cũng là nhân tố đóng vai trò quan trọng cho việc ra hoa của cây. Đất trồng của cây nên là đất xốp và thoáng khí bằng cách trộn thêm trấu hoặc một số đất cục nhỏ. Vì cây càng tươi tốt, lá cành nhiều càng xanh thì sẽ cho ra hoa nhiều và đẹp.

Nếu bạn quan sát thấy lá cây không đủ xanh hoặc có nhiều lá ngã vàng thì cần thay đất trong chậu cho cây ngay nhé. Ngoài ra, việc chăm sóc cây khi mới bứng, nhất là bộ rễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa của cây Lộc Vừng sau này nên bạn cần đặc biệt chú ý đến thời gian chăm sóc cây lúc này.

Ý nghĩa phong thủy cây Lộc Vừng

Nhiều người tin tưởng vào phong thuỷ nên cái tên cây Lộc Vừng cũng nói lên tất cả. Chữ Lộc ứng với tài lộc, tiền tài còn Vừng là tượng trưng cho số nhiều, sự thịnh vượng. Vì thế,

Lộc Vừng được rất nhiều người săn tìm trồng ở những nơi sảnh đường, nhà ở, công ty,..nhằm mang lại may mắn. Việc ra hoa của cây là nhân tố để người chơi cảnh tin là thời gian làm ăn may mắn của mình đã tới, sẽ thành công trong việc kinh doanh, làm mọi việc đều suôn sẻ, may mắn.

Hoa Lộc Vừng có màu sắc rực rỡ và hương thơm ngào ngạt tượng trưng cho sự thịnh vượng. Thân và gốc cây to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển cùng tuổi thọ cao mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.

Cây được uốn nắn tạo hình theo nhiều kiểu dáng khác nhau  được nhiều người dân ở Hà Nội chọn cây làm cây kiểng đón năm mới. Ngoài ra, Lộc Vừng còn được làm quà biếu những dịp tân gia, khai trương,…thay lời chúc mang lại tài lộc cho gia chủ.

Top 10 cây Lộc Vừng bonsai đẹp nhất

So với những loại cây cảnh khác thì cây cảnh bonsai Lộc Vừng chưa được áp dụng rộng rãi vì cây chủ yếu để làm cảnh lớn để sân vườn hoặc ngoài sảnh. Hoặc nếu chơi bonsai thì các thế Lộc Vừng thường chỉ được các nghệ nhân tạo dáng theo một số thế cơ bản hoặc một vài thế tự sáng tạo mà thôi.

Có thể nói, Lộc Vừng bonsai được nhiều người chú ý vì cây có tuổi thọ đến trăm tuổi, hoa đẹp và mang lại phong thuỷ tốt cho gia chủ. Dưới đây chúng ta cùng chiêm ngưỡng một số dáng và thế đứng của những cây Lộc Vừng bonsai đẹp nhất hiện nay nhé!

Ngũ thân bonsai

Đây là thế có đặc điểm nhiều thân cây Lộc Vừng sẽ vươn lên và phát triển chung từ một gốc, các thân cây sẽ được xếp thành hàng ngang thể hiện sự đoàn kết và sung túc. Mỗi tán cây sẽ hoà làm một hoặc tạo thành những vòm lá nhỏ cách nhau.

Thế ngũ thân Lộc Vừng có nhiều biến thể; có thế duy nhất một tán lá với nhiều dây hoa trông giống như một chiếc dù được trang trí; các cây được xếp theo hình vòng với nhiều tán nhỏ tạo ra sự đoàn kết chắc chắn.

Thân đôi bonsai

Với thế thân đôi bonsai Lộc Vừng này thì thông thường các nghệ nhân chỉ tập trung nhiều vào hoa chứ không chú trọng vào vòm lá. Bởi lá lộc vừng khá to hướng và mềm mọc theo hướng xuống còn hoa của cây thì có dây dài và cũng trĩu xuống nên chỉ cần biến thế làm sao cho hoa được nổi bật không bị lớp lá che khuất là đạt.

Thân đôi bonsai là thế cây rất phổ biến, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong nhiều loại cây cảnh bonsai hiện nay. Với thế bonsai này sẽ cho bạn cảm nhận thấy được nhiều cây trên  hai thân duy nhất, các nhánh trên thân tỏa ra theo các vòm nhỏ, xếp thành từng tầng lớp cao thấp khác nhau.

Quân tử bonsai

Là chỉ một cây duy nhất với dáng thẳng đứng, cành nhánh được cát tỉa ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát. bất khuất.

Thân và tán cây được tạo thế cân đối so với chậu trồng biểu hiện cho người có kỷ cương, là nguời quân tử thực thụ.

Để tạo được thế này chúng ta có thể dùng vật cản nắng che xung quanh cây để kích thích quá trình vươn lên cao và không phân nhánh cho cây.

Bán thác bonsai

Là thế cảnh cây mọc nửa trong nửa ngoài nhờ hiện tượng cây có xu hướng tìm đến nơi có ánh sáng hoặc nguồn nước. Các nghệ nhân sẽ cho một phần cây mọc trong chậu và phần còn lại cho vươn ra bên ngoài với kích thước thường dài hơn so với cây.

Phần vươn ra ngoài chậu phải nghiêng xuống đất nhưng không được vượt qua đáy chậu. Khi chăm sóc bạn phải thường xuyên uốn nắn và kéo dài để duy trì thế nghiêng nếu không cây phát triển theo hướng ánh sáng và sẽ phá mất thế cây của bạn.

Thế nghiêng bonsai

Đây là dáng cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn nghiêng qua một bên mép chậu và có xu hướng ngóc lên. Tuy thân cây đỗ nghiêng nhưng các tán lá phải rậm rạp và mọc đối xứng.

Nên tạo phần thân ở gốc cây phải dầy và to xù xì để tạo sự cổ kính cũng như chắc khỏe. Khi cắt tỉa tạo hình bạn cần lưu ý tạo làm sao cho những vòm nhánh ở gần gốc cây đầy hơn khi lên ngọn, để tạo được cảm giác cây đang lộng gió.

Thế chổi ngược bonsai

Thế một cây với tán cây đước cắt tỉa đối xứng như một chiếc chổi để ngược trông rất độc đáo. Với thế này, bạn tạo được nhiều nhánh cho cây cũng như tạo được thế vòm càng cong thì nhìn cây sẽ càng đẹp hơn.

Để duy trì được thế cho cây bạn nên chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên để tạo ra nhiều nhánh nhỏ cho cây. Lộc Vừng bonsai sẽ đẹp nhất khi rụng lá với thế chổi ngược này.

Thế nghịch suy phong bonsai

Đây là thế có thân cây ngược hướng với gió nhưng các nhánh và tán cây lại xuôi theo chiều gió, tạo cảm giác như như đang có gió rất mạnh thổi vào cây vậy.

Các nghệ nhân uốn nắn thân cây phát triển theo một hướng bằng việc  kéo bằng dây để cố định hoặc dùng ánh sáng chiếu một bên thân cây để cây phát triển về hướng mình mong muốn.

Thế long giáng bonsai

Đặc điểm của thế này là phải tạo được nhiều nhánh trong một thân cây. Với nhánh thân cao nhất tượng trưng cho cho phần đầu của rồng, nhánh dài kế tiếp là đuôi của rồng trong khi các nhánh còn lại được tạo hình đối xứng qua lại để làm tứ chi.

Đây được đánh giá là một trông những thế dị của cây cảnh và ít được phổ biến vì cần công nghệ uốn nắn rất cầu kì và công phu.

Thế gỗ lụa bonsai

Thế này thường áp dụng cho những cây cảnh lâu năm với phần vỏ bong tróc, xù xì thể hiện sự cổ kính nên khó tìm được cây cảnh bonsai dạng này.

Về kỹ thuật tạo dáng và ý nghĩa phát triển đa phần không có cách lý giải. Phần tróc vỏ cây được xem như nơi hứng chịu nhiều tác động môi trường nhất.

Thế cây trôi biển bonsai

Rể phủ trên đá phổ biến ở những cây ven hồ. Khác với phần thân bị tróc vỏ. Cây có rễ mọc dài hơn bao phủ hầu như toàn bộ phần đá. Thế này trông rất đẹp với một số cây nhỏ có bộ rễ dài.

Một cách tạo kiểu là dùng rất nhiều chất dinh dưỡng để kích thích rễ phát triển. Trông khi phần rễ tự thích nghi và tăng kích thước như vỏ cây bao bộc bảo vệ nó trước nắng mặt trời.

Trên đây là một vài kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc và một số thế bonsai Lộc Vừng đẹp cho bạn tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời và kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể chăm sóc những chậu bonsai Lộc Vừng của mình một cách tốt nhất nhé.

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Cây Lộc Vừng Cảnh Bonsai