Top Những Tỷ Phú Giàu Nhất Châu Á Hiện Nay - Way

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc những thập kỷ gần đây đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng cá nhân siêu giàu của châu Á. Trong vòng 4 năm qua, số lượng những người có tổng giá trị tài sản đầu tư trên 1 triệu USD ở Châu Á nhiều hơn bất cứ lục địa nào trên thế giới.

Top Những Tỷ Phú Giàu Nhất Châu Á hiện nayTop Những Tỷ Phú Giàu Nhất Châu Á hiện nay

Châu Á đang ngày càng nổi lên nhiều cường quốc tài chính. Cũng vì lẽ đó mà ngày càng nhiều tỷ phú mới xuất hiện tại châu Á, trong đó, có tới 10 người lọt top 50 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản cộng gộp lên tới 205 tỷ USD. Dưới đây tôi xin giới thiệu danh sách top 10 người giàu nhất châu Á:

1. Wang Jianlin (Trung Quốc)

Ông trùm bất động sản 61 tuổi của Trung Quốc đang sở hữu khối tài sản 29,2 tỷ USD.

Wang Jianlin là người đàn ông giàu nhất châu Á, đồng thời cũng là người giàu nhất Trung Quốc. Ông trùm bất động sản này từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc từ năm 1970-1986 trước khi bước vào kinh doanh. Hiện nay, ông đang nắm trong tay hàng trăm công ty thông qua tập đoàn Dalian, bao gồm cả hãng sản xuất du thuyền Sunseeker Anh và công ty AMC Entertainment của Mỹ.

Từ năm 2014 đến năm 2015, Wang đã gia tăng khối tài sản của ông lên hơn hai lần, từ 13,2 tỷ USD lên 29,2 tỷ USD sau khi công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc Wanda Commercial Properties và công ty sở hữu hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất châu Á Wanda Cinema Line IPO thành công. Không những thế ông còn không ngừng đầu tư mua lại nhiều công ty nước ngoài và mới đây nhất ông đã chi 3,5 tỷ USD để mua lại hãng sả xuất phim nổi tiếng Hollywood Legendary Entertainment.

2. Jack Ma (Trung Quốc)

Tỷ phú công nghệ 51 tuổi Jack Ma đang sở hữu khối tài sản 26,5 tỷ USD và là người giàu thứ hai ở Trung Quốc.

Ông sáng lập Alibaba vào năm 1999. Mười lăm năm sau khi thành lập, công ty thương mại điện tử đã phá vỡ kỷ lục IPO với tổng giá trị thu về là 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau IPO, vận may của Alibaba bắt đầu trượt dốc. Cổ phiếu của công ty đã giảm 22% trong năm 2015 do tác động của nền kinh tế Trung Quốc. Ông thừa nhận rằng năm tới sẽ là một năm khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc , nhưng ông vẫn tin tưởng vào sự thành công lâu dài của Alibaba.

3. Mukesh Ambani (Ấn Độ)

Thêm một tỷ phú Ấn Độ có tên trong danh sách. Tỷ phú 58 tuổi Mukesh Ambani đang sở hữu khối tài sản 24,8 tỷ USD.

Mukesh Ambani lên làm Chủ tịch của Reliance Industries khi cha ông (người sáng lập của công ty) qua đời vào năm 2002. Tập đoàn công nghiệp khổng lồ này tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 62 tỷ USD từ năng lượng, hóa dầu, dệt may, tài nguyên thiên nhiên, bán lẻ, và gần đây nhất là viễn thông.

Là người giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani đã chi ra 1 tỷ USD để xây một biệt thự cao tới 27 tầng tại Mumbai.

4. Alwaleed bin Talal bin Abdul Aziz al Saud (Ả-rập Xê-út)

Tỷ phú 60 tuổi người Ả-rập Xê-út hiện nắm giữ khối tài sản 22,5 tỷ USD.

Hoàng tử Alwaleed - cháu trai của Abdul Aziz al Saud, vị vua đầu tiên của Vương quốc Ả-rập Xê-út đã làm nên khối tài sản 22,5 tỷ USD nhờ những khoản đầu tư khôn ngoan vào một loạt các công ty trên khắp nước Mỹ và Trung Đông. Ông thành lập Kingdom Holding Co. vào năm 1980 và kể từ đó đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ bất động sản đến giải trí, giáo dục. Ông cũng có cổ phần trong các công ty như Twitter, The Four Seasons, Time Warner, và Motorola.

Khối tài sản của Hoàng tử Alwaleed vẫn còn khá nhiều bí ẩn. Thậm chí năm 2013, ông từng khởi kiện Forbes với cáo buộc đánh giá thấp tài sản của ông. Tuy nhiên, vào mùa hè năm ngoái, ông đã công bố tặng toàn bộ tài sản của mình để làm từ thiện.

5. Li Ka-shing (Hồng Kông)

Ở tuổi 87, ông trùm đầu tư Li Ka-shing đang nắm giữ khối tài sản 19,5 tỷ USD.

Mặc dù có khởi đầu khiêm tốn, nhưng nhà đầu tư Li Ka-shing đã vươn lên thành người đàn ông giàu nhất Hồng Kông. Sau khi cha ông qua đời vì bệnh lao, ông đã bỏ học năm 16 tuổi để trở thành lao động chính của gia đình. Khi đó ông đã làm thuê trong một nhà máy sản xuất hoa nhựa. Sáu năm sau, ông đã mở nhà máy riêng của mình, tiền thân của đế chế kinh doanh CK Hutchison Holdings ngày nay. CK Hutchison Holdings có một danh mục đầu tư rộng lớn trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất, năng lượng, viễn thông và công nghệ.

6. Lee Shau Kee (Hồng Kông)

Tỷ phú Hồng Kông hiện đã 87 tuổi và đang nắm giữ khối tài sản 18,5 tỷ USD.

Lee Shau Kee trốn khỏi Trung Quốc đến Hồng Kông vào năm 1948, nhưng mãi đến năm 1973 ông mới thành lập công ty bất động sản Henderson. Trong 43 năm qua, Henderson đã trở thành một nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Hồng Kông và Trung Quốc, tạo ra doanh thu hàng năm hơn 3 tỷ USD và giúp tỷ phú họ Lee thành một trong những người giàu nhất châu Á.

Ngoài kinh doanh, tỷ phú Lee còn được biết đến là một nhà từ thiện rất tích cực. Ông đã quyên góp hơn 100 triệu USD trong những năm qua cho các hoạt động từ thiện trong lĩnh vực giáo dục, các chương trình đào tạo nông dân. Hồi thánh 10 năm ngoái, để chào đón sự ra đời của đứa cháu thứ bảy, ông đã cho đi 15 triệu đô la Hồng Kông - khoảng 1,9 triệu USD cho bạn bè và nhân viên của mình.

7. Ma Huateng (Trung Quốc)

Tỷ phú công nghệ 44 tuổi của Trung Quốc hiện đang nắm giữ khối tài sản 17,1 tỷ USD.

Ma Huateng thành lập cổng thông tin Internet lớn nhất Trung Quốc, Tencent Holdings vào năm 1998 khi mới 26 tuổi. Công ty của ông hiện sở hữu một số nền tảng thành công và được sử dụng rộng rãi nhất Trung Quốc, bao gồm cả dịch vụ tin nhắn QQ, dịch vụ tin nhắn trên điện thoại di động WeChat), ứng dụng thương mại điện tử di động WeChat Wallet và một cộng đồng game trực tuyến lớn nhất Trung Quốc -Tencent Games.

8. Azim Premji (Ấn Độ)

Tỷ phú 70 tuổi của Ấn Độ làm nên khối tài sản 16,5 tỷ USD nhờ công ty công nghệ Wipro.

Năm 1966, khi 21 tuổi, Azim Premji đã bỏ học Đại học Stanford để tiếp quản công ty Western India Vegetable Products (sau này đổi tên thành Wipro) sau cái chết của cha ông. Dưới sự lãnh đạo của Premji, Wipro đã đa dạng hóa sản xuất từ đồ dùng vệ sinh, các sản phẩm tắm cho tới công nghệ thông tin và công ty đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Hiện nay, Wipro là công ty công nghệ lớn thứ ba của Ấn Độ, với doanh thu 7,6 tỷ USD năm 2015.

Premji cũng nổi tiếng với sự hào phóng của mình. Ông đã ký cam kết Pledge Giving, cam kết tặng ít nhất một nửa tài sản của mình để làm từ thiện, và vào năm 2015 ông được Hurun India Philanthropy vinh danh là người "hào phóng nhất Ấn Độ" năm thứ ba liên tiếp.

9. Dilip Shanghvi (Ấn Độ)

Ông trùm dược phẩm 60 tuổi người Ấn Độ hiện đang nắm giữ tài sản khoảng 16,4 tỷ USD.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Calcutta vào năm 1982, Dilip Shanghvi bắt đầu làm việc tại công ty thuốc của cha ông, nơi ông đã nhìn thấy cơ hội để sản xuất Lithosun, một loại thuốc điều trị rối loạn hưng phấn-trầm cảm đang rất thiếu ở Ấn Độ. Đó là động lực để ông thành lập công ty Sun Pharmaceutical Industries vào năm 1983 với số vốn đầu tư chỉ 1.000 USD vay từ cha ông.

Trong năm đầu tiên hoạt động, Sun Pharma đã thu về 100.000 USD doanh thu và đến năm 1994 công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay. Năm 2012, Shanghvi đã thôi giữ chức Chủ tịch của công ty và hiện chỉ đảm nhận vị trí giám đốc điều hành. Sun Pharma hiện nay có doanh thu khoảng 4,5 tỷ USD mỗi năm.9. Di

Đầu năm 2015, Shanghvi từng trở thành người giàu nhất Ấn Độ trong một khoảng thời gian khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh. Ngoài kinh doanh, Shanghvi cũng dành khá nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động từ thiện ở vai trò người sáng lập và Chủ tịch của Shantilal Shanghvi Foundation, hướng đến mục tiêu cải thiện giáo dục, phúc lợi xã hội, và giúp đỡ cộng đồng.

10. Lei Jun (Trung Quốc)

Ở tuổi 45, ông chủ công ty sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi Lei Jun hiện đang nắm trong tay khối tổng tài sản 14,4 tỷ USD.

Giống như nhiều tỷ phú Trung Quốc thế kỷ 21, Lei Jun kiếm được khối tài sản khổng lồ trên nhờ công ty sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi của mình. Xiaomi đã vươn lên thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ tư trên thế giới và lớn nhất ở Trung Quốc chỉ trong khoảng ba năm sau khi thành lập.

Lei bắt đầu sự nghiệp trong ngành công nghệ thời gian chỉ một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp đại học. Thời điểm đó, ông đã gia nhập Kingsoft, một công ty phần mềm Trung Quốc tương tự như Microsoft ở vị trí một kỹ sư. Tại Kingsoft, Lei từng là giám đốc công nghệ, Chủ tịch và giám đốc điều hành, trước khi từ chức vào năm 2007. Năm 2010, sau khi trải qua một vài năm làm một nhà đầu tư mạo hiểm, ông đã thành lập Xiaomi cùng một cựu giám đốc điều hành Google Trung Quốc.

Mrs Ngọc Mai

Từ khóa » Top Người Giàu Nhất Châu á