Top Truyện Ngụ Ngôn Hay Và ý Nghĩa, đơn Giản Mà Sâu Sắc

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Ở thể loại truyện ngụ ngôn, điều đặc biệt nhất là gửi gắm những tư tưởng của tác giả chủ yếu là châm biếm, hoặc phê phán một lối sống tiêu cực của con người. Những câu chuyện ngụ ngôn có rất nhiều trên thế giới, phong phú về hình thức thể hiện lẫn nội dung truyền tải.

Cùng Sách Hay 24H cập nhật những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa nhất

Hãy cùng Sách Hay 24H cập nhật những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa nhất được tổng hợp dưới dây nhé.

1. Truyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân

Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.

Truyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân

Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách thích ứng với hoàn cảnh sống khắc nghiệt, trong cuộc sống, chúng ta có những lúc sẽ rơi vào những nghịch cảnh vô cùng khó khăn, điều quan trọng không phải ngồi và than vãn, mà phải biết lợi dụng khó khăn để biến nó thành cơ hội, không được bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh.

2. Truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa

Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt.

Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều.

Truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa

Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: "Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây".

Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.

Trong cuộc sống, thành quả luôn đi kèm với nỗ lực, nỗ lực bao nhiêu thì thành quả đạt được bấy nhiêu, vì vậy không nên vì lười biếng mà gian trá, không cố gắng thực hiện đúng chức phận của mình. Lười biếng, thoái thác công việc sẽ phải nhận hậu quả thích đáng.

3. Truyện ngụ ngôn Rùa học bay

Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay.

– Cố lên nào… 1, 2, 3… Cố lên…

Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi:

– Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế?

Rùa thở dài đáp:

– Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ.

Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa:

– Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà.

Truyện ngụ ngôn Rùa học bay

Rùa nhăn mặt trả lời:

– Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ.

Chim Sẻ cười:

– Nhưng mà anh đâu có cánh!

Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển.

– Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ!

Chim Sẻ lại nói:

– Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây!

Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ:

– Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được.

Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng:

– Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm.

Rùa liền hét to:

– Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với!

Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa:

– Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được!

Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin:

– Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi.

Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên:

– A ha! Mình sắp biết bay rồi!

Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì.

– Cứu với! Ai cứu tôi với…

Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn.

Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng.

Câu chuyện khuyên chúng ta phải nhận thức đúng đắn về bản thân mình, thay vì ước vọng những khả năng không bao giờ thuộc về mình thì hãy cố gắng phát huy những ưu điểm của bản thân mình.

4. Truyện ngụ ngôn Con cóc và con chuột

Xưa có một con Cóc làm bạn với một con Chuột thân lắm. Chuột thường vẫn xuống nhà Cóc chơi luôn.

Sau Cóc nghe nói vợ Chuột mới nằm bếp, Cóc nghĩ mình là bạn, muốn đến mừng. Nhưng Chuột làm tổ trên cây cao, Cóc không biết làm sao lên được. Một hôm, Cóc gặp Chuột đang đi chợ, Cóc nói với Chuột rằng:

– Tôi nghe bác mới ở cữ cháu trai, lấy tình anh em, tôi cũng muốn đến, trước là thăm hai bác, sau là mừng cho cháu. Song tôi không biết làm thế nào mà lên chơi được.

Chuột nói:

– Bác có lòng lên chơi với thầy cháu và mừng cho cháu, thì tôi cũng có cách đưa bác lên dễ lắm.

Truyện ngụ ngôn Con cóc và con chuột

Cóc bảo:

– Làm thế nào mà lên được?

Chuột nói:

– Tôi có cái đuôi dài, bác ngậm vào cái đuôi ấy, tôi lên được thì bác cũng lên được.

Cóc nghe nói vui lòng ngậm vào đuôi Chuột để Chuột kéo lên cây. Đến lúc lên tới gần cửa, Chuột đực trong nhà chạy ra vồn vã hỏi:

– Ô kìa bác Cóc! Lâu nay chúng tôi vẫn mong bác, mời bác lên chơi.

Cóc thấy nói, mở miệng để đáp lại, nhưng chưa kịp đáp thì đã rơi bịch xuống đất, xương sống gãy và lưng cong lại.

Từ đó, Cóc có bệnh đau lưng, hễ khi nào giở trời, thì cứ ngồi mà nghiến răng kèn kẹt.

Câu chuyện ngụ ngôn nhắc nhở ta phải biết cẩn thận, không nên vội vã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, truyện còn giải thích một cách hóm hỉnh vì sao con Cóc ngày nay lưng bị cong lại và nghiến răng kèn kẹt.

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện cực ngắn, thông qua những tình huống trào phúng để gửi gắm những bài học riêng mà tác giả mong muốn truyền đạt. truyện ngụ ngôn ở Việt Nam là một bộ phận của văn học dân gian, thể hiện tài năng cũng như phẩm chất của những người dân lao động xưa.

Xem thêm:

  • Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
  • Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Vn