TOPIC 39: CÁC THÀNH PHẦN “ KỊ” NHAU TRONG MỸ PHẨM
Có thể bạn quan tâm
🍀Một quy trình chăm sóc da hoàn thiện thường có rất nhiều bước với rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Việc lựa chọn các sản phẩm cho từng bước chăm sóc da mà từng bước phải liên hệ chặt chẽ và phải đảm bảo là các thành phần trong đó không “kị” nhau, có thể hỗ trợ cho nhau để giúp điều trị, chăm sóc da là một điều cần thiết và quan trọng.
Kết hợp sản phẩm này và sản phẩm kia đôi khi cũng cần phải cẩn thận bởi có thể hai sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng đều rất tốt, nhưng có thể chúng lại "chống" nhau và khiến cho làn da của bạn bị kích ứng và mẩn đỏ. Đặc biệt là các sản phẩm treatment, đòi hỏi bạn phải có kiến thức hiểu biết trong việc lựa sản phẩm và sử dụng đúng cách.
Chăm sóc da là một nghệ thuật và chủ nhân là một nghệ sĩ. Các bạn cần phải trang bị cho mình đủ kiến thức cần thiết để tránh những kích ứng không đáng có. Và giờ hãy cùng A Little London đi tìm hiểu về các cặp thành phần không nên “ yêu” nhau trong 1 routine skincare nhé!
1. Cặp đôi đầu tiên: Benzoyl Peroxide và Retinol
Cả Retinol lẫn Benzoyl peroxide đều là những thành phần mỹ phẩm có khả năng trị mụn, trị vết thâm và sẹo mụn khá tốt. Vì vậy mà phái đẹp thường kết hợp sử dụng cả hai thành phần này cùng lúc nhằm tăng hiệu quả trị mụn.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu cách thức hoạt động của cả hai thành phần này thì có lẽ chúng ta mới hiểu được nguyên nhân vì sao không nên sử dụng Retinol và Benzoyl peroxide cùng lúc.
- Retinol hoạt động bằng cách đẩy nhanh tốc độ sừng hoá da và hạn chế sự thất thoát collagen trong da. Vì vậy, retinol có thể là một thành phần chống lão hóa rất hiệu quả để chống lại các dấu hiệu lão hoá. Retinol đầu tiên sẽ được chuyển đổi thành Retinaldehyde và sau đó Retinaldehyde phải được chuyển thành Retinoic Acid thì mới có hiệu quả cao.
- Còn Benzoyl peroxide phân tách thành acid benzoic và oxygen khi tiếp xúc với da. Benzoyl peroxide hoạt động bằng cách đưa oxygen vào sâu bên trong lỗ chân lông, theo đó, vi khuẩn p. acnes (vi khuẩn gây mụn) sẽ chết do nó chỉ sống trong môi trường thiếu oxygen. Acid benzoic đóng vai trò như một chất tẩy tế bào chết sâu, loại bỏ da chết và bã nhờn bên trong lỗ chân lông. Benzoyl Peroxide trị mụn dưới da và có tác dụng làm se nhân mụn nhanh, vì vậy da của bạn sẽ thường bị khô, bong chóc, có thể bị đỏ nhẹ, ngứa, kích ứng nhẹ thậm chí cảm giác cháy da khi mới dùng.
Vậy có thể sử dụng Benzoyl Peroxide với Retinol hay không⁉️
=> Benzoyl Peroxide + Retinol = không nên: Benzol Predioxide có tác dụng tẩy da chết, giúp lỗ chân lông sạch thoáng còn Retinol lại giúp trị mụn trứng cá, nên 2 thành phần này kết hợp để trị mụn thì chỉ có thể chấm lên nốt mụn. Cả hai thành phần đều rất khắc nghiệt nên nếu sử dụng cho toàn khuân mặt sẽ gây ra các hiện tượng lột da, đỏ, gây kích ứng
Tuy nhiên, có 1 vài nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể sử dụng cùng lúc Benzoyl Peroxide với Retinol mà không cần phải ngại ngần. Dĩ nhiên là độ khô da, bong tróc, hay kích ứng tăng lên là chắc chắn (Nguồn: The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, October 2010, trang 26-28). Nhưng bạn có thể hạn chế những điều này bằng cách sử dụng những sản phẩm Benzoyl Peroxide có nồng độ thấp, hoặc có chứa những thành phần làm dịu da, giảm kích ứng và tái tạo cấu trúc da. Đương nhiên là làn da bạn phải thật là khỏe đã nhé.
2. Cặp đôi số 2: Vitamin C + AHA
Vitamin C (Acid L-ascorbic) thường được sử dụng rất rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ khả năng giúp các tế bào sản xuất ra các sợi collagen, làm săn chắc da, ngăn ngừa lão hóa bằng cách chống các gốc tự do và thậm chí được cho là giúp ngăn ngừa các thiệt hại do nắng mặt trời. Bạn có thể thấy Vitamin C xuất hiện trong kem dưỡng trắng da ban đêm, ban ngày, thậm chí là cả kem chống nắng nữa.
Trong khi đó, AHA (Alpha Hydroxy Acids) lại là những axit từ trái cây, sữa, đường và thực vật. Bạn có thể thấy AHA dưới dạng Glycolic Acid (axit từ cây mía), Lactic Acid (axit từ sữa), Madelic Acid (axit từ trái táo), Citric Acid (axit từ trái cam hoặc chanh) và Tartaric Acid (axit từ trái bưởi). AHA được sử dụng nhiều trong điều trị mụn, tẩy da chết và các sản phẩm dưỡng da bởi nó có tác dụng làm mỏng bề mặt da trên cùng, từ đó giúp tái tạo lớp da mới, đẹp hơn, mềm mịn hơn.
AHA là “liều thuốc” hữu hiệu cho những làn da mịn màng. Trong khi vitamin C được biết đến là thành phần có tác dụng dưỡng trắng sáng, làm mờ vết thâm, sạm trên da.
Mặc dù cả hai thành phần này đều rất tốt nhưng sự kết hợp giữa Vitamin C và AHA lại không cho kết quả tích cực một chút nào. Lý do là vì:
✔️Vitamin C là một chất ít ổn định, thường nhạy cảm với pH và nồng độ các chất khác trong môi trường, tiêu biểu là AHA. Hay nói cách khác, chính AHA làm thay đổi độ pH của Vitamin C đồng thời làm mất đi tính chống oxy hóa của thành phần dưỡng da này.
✔️Độ pH có trong AHA là môi trường không tốt để vitamin C có thể phát huy tác dụng dưỡng da của mình.
=> Bởi vậy, nếu đã sử dụng vitamin C thì bạn đừng dại sử dụng AHA và ngược lại. Nếu có sử dụng nên sử dụng cách ngày là tốt nhất.
3. Cặp đôi số 3: Vitamin C + Niacinamide
L-Ascorbic Acid là dạng Vitamin C được nghiên cứu nhiều nhất vì khả năng thẩm thấu và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ vượt trội hơn những dẫn xuất Vitamin C khác. Nó đặc biệt yêu cầu dung dịch hỗn hợp chứa nó phải có độ pH nhỏ hơn 3.5 để có thể tạo ra hiệu quả cho da, pH cao hơn con số này, sản phẩm chứa L-Ascorbic Acid bạn đang sử dụng sẽ vô tác dụng.
Bên cạnh đó, Niacinamide lại không cần một độ pH thấp để hoạt động, chỉ trong khoảng PH trung tính bằng 5 là hoạt động tối ưu. Vậy khi niacinamide gặp serum Vitamin C có độ pH thấp hơn 3.5, niacinamide sẽ chuyển biến thế nào?
Niacinamide vốn là một thành phần khá bền vững, tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, nó có thể biến thành niacin. Niacin là một dạng Vitamin B3 khác cũng rất có hiệu quả trong việc làm trắng, sáng da, tuy nhiên nó có thể gây nên hiện tượng da bị đỏ, ngứa và hiện tượng này xuất hiện ở khá nhiều người khi sử dụng chất Niacin. Khi nó gặp độ pH rất thấp và nhiệt độ cao. Niacinamide khi được dùng chung trong một dung dịch chứa L-Ascorbic Acid với độ pH thấp sẽ từ từ chuyển biến thành Niacin và điều này có thể gây ra việc da mặt bị đỏ và ngứa ở một số người. Vì vậy, nếu bạn bị viêm mụn hoặc ban đỏ, bạn không nên sử dụng hai loại thuốc này cùng nhau.
=> .Vitamin C + Niacinamide = không nên
4. Cặp đôi số 4: AHA + Niacinamide
Tương tự như trường hợp của vitamin C, các loại acid trong nhóm AHA có độ pH thấp nên nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trung tính của niacinamide. Hơn nữa, khi hai chất này dùng chung sẽ tạo ra nicotinic acid, có thể khiến da bị kích ứng và mẩn đỏ. Vậy không những mỹ phẩm bị vô hiệu hóa tác dụng mà tình trạng da bạn còn có thể tệ hơn.
5. Cặp đôi số 5: BHA/AHA + Retinol
Các cặp đôi quá giống nhau thì chỉ nên làm bạn thân theo kiểu thân ai người ấy lo, chứ không nên yêu nhau vào 1 cặp skincare nhé. Ví dụ, đã có 1 tinh chất serum tẩy da chết AHA thì không nhất thiết phải dùng một kem dưỡng chứa BHA nữa.Dưỡng da cũng giống như măm măm á, phải càng ngày ăn càng ngon. Chính vì thế mà các nàng đẹp không chỉ dừng lại ở các bước chăm sóc da cơ bản, mà càng ngày càng có “gu” với những phương pháp chuyên sâu sử dụng các thành phần như AHA/BHA – giải pháp tẩy da chết hóa học cho làn da mụn, lão hóa.
Retinol: hiểu đơn giản là Vitamin A – siêu sao hàng đầu trong việc làm giảm các nếp nhăn, chống lão hóa cho da, trị sẹo rỗ, thâm mụn. Retinol không giống như tẩy tế bào chết, nhưng vẫn là một chất lột da. Trộn retinol với các chất tẩy da chết khác có thể gây khô da và làm hư hại hàng rào bảo vệ của da.
Cả Retinol và AHA/BHA đều hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da nhưng không thể, hay nói chính xác hơn là không nên dùng chung cùng 1 lúc. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng việc kết hợp Retinol cùng với BHA hay AHA sẽ gây nên tình trạng tổn thương ở da đáng kể. Bởi vì, bản chất của Retinol là chất chuyển hóa tế bào cao nên khi kết hợp BHA và lại gây nên sự xung đột trong quá trình chuyển hoá.
Để sử dụng Retinol cùng BHA/AHA hiệu quả và an toàn cho da nhất, bạn chỉ nên sử dụng hoặc Retinol hoặc acid trong một khoảng thời gian để chúng thể hiện rõ lợi ích nhất trước khi bổ sung dạng còn lại. Cụ thể hơn, bạn chỉ nên bắt đầu sử dụng Retinol với lượng bằng hạt đậu 1 lần/ tuần và quan sát phản ứng của da trước khi tăng lên 2 lần/tuần và sau đó là 3 lần. Duy trì tần suất này vài tuần để da kịp thích ứng trước khi thêm BHA/AHA vào chu trình dưỡng da. Khi này bạn có thể dụng acid vào đêm không dùng Retinol với tần suất 1 lần/ tuần sau đó tăng dần tần xuất đến tối đa là cách ngày nếu sử dụng xen kẽ với Retinol.
6. Acid Citric và các thành phần mỹ phẩm khác
Không được phái đẹp “nhẵn mặt” như BHA/ AHA hay retinol nhưng trên thực tế, acid citric có thể dễ dàng tìm thấy trong bất cứ lọ kem dưỡng ẩm hay sản phẩm dưỡng ẩm nào. Đây đồng thời cũng là một thành phần thường gặp trong mỹ phẩm.
Khi sử dụng riêng biệt, acid citric mang đến khá nhiều hiệu quả trong việc chăm sóc da như: khiến da mềm mại hơn, cải thiện độ sáng và độ trắng của da, giúp da được cung cấp nước đầy đủ và làm thông thoáng lỗ chân lông…
Vậy nhưng, khi kết hợp cùng bất kỳ một thành phần mỹ phẩm nào khác, đặc biệt là các thành phần có tác dụng quá nổi trội và dễ dàng ảnh hưởng đến da, acid Citric sẽ ngay lập tức mất đi tác dụng vốn có. Đối với các cô nàng có làn da mụn, da nhạy cảm thì nặng hơn nữa có thể gặp kích ứng, sưng tấy hoặc bong tróc da, da đỏ tấy đau rát.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể trang bị cho mình được nhưng kiến thức cần thiết trước khi bắt tay vào công cuộc làm đẹp, cải thiện da và tránh những tai nạn không đáng có.
Nếu có thắc mắc gì bạn có thể comment trực tiếp tại post này hoặc inbox cho shop để được tư vấn và “ chăm sóc” nhiệt tình nha. A Little London chào tạm biệt, hẹn gặp lại bạn ở topic sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~LITTLE LONDON – GÓC NHỎ LONDON TRONG LÒNG HÀ NỘIĐịa chỉ được tin tưởng và yêu thích nhất do Group chính thức của Shopee Việt Nam bình chọn.- Ngôi sao mạng xã hội Shopee Social Award 2019 https://shopee.vn/- TOP 6 Shop mỹ phẩm chất lượng tại https://toplist.vn/- TOP 10 Shop mỹ phẩm uy tín tạihttps://bloganchoi.com/- TOP 10 Shop mỹ phẩm chất lượng giá rẻ tạihttps://www.top10vietnam.vn/🍀Cửa hàng: 1/C2, Ngõ 261, Trần Quốc Hoàn, Hà Nội🍀Page:https://www.facebook.com/little.london/🍀Shopee :https://shopee.vn/little_london🍀Lazada :https://www.lazada.vn/shop/little-london/🍀Website:https://littlelondon.vn/🍀Youtube:http://bit.ly/ALLyoutube🍀Hotline : 096 7517 119🍀Email : Sales@littlelondon.vn
Từ khóa » Niacinamide Kỵ Với Gì
-
Cách Sử Dụng Niacinamide Hiệu Quả Và Những Lưu ý - Her Skincare
-
Niacinamide Kỵ Với Gì? Cách Giải Quyết - Thuật Ngữ Mụn
-
Niacinamide Nên Kết Hợp Với Chất Gì Mang Lại Hiệu Quả Cao - DA101
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Niacinamide Cho Người Mới Bắt đầu
-
Niacinamide Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Niacinamide An Toàn ...
-
Top 9 Niacinamide Không được Dùng Chung Với Gì 2022 - Học Tốt
-
Niacinamide Và Vitamin C Có Thể Sử Dụng Cùng Nhau Không?
-
Kết Hợp BHA Và Niacinamide đem Lại Kết Quả Không Thể Ngờ
-
Sử Dụng Mỹ Phẩm Chứa Niacinamide, Bạn Cần Lưu ý 4 điều Này!
-
Cách Sử Dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1 ...
-
Niacinamide Là Gì? Công Dụng, Lưu Ý Phải Biết Trước Khi Dùng ...
-
KẾT HỢP CÁC HOẠT CHẤT DƯỠNG DA MẠNH BẬC NHẤT
-
BHA Không Nên Kết Hợp Với Gì Trong Các Sản Phẩm Skincare?
-
Top 9 Niacinamide Nên Kết Hợp Với Gì 2022 - Thả Rông