Topping Là Gì? Topping Cream Là Gì? Và Những điều Cần Biết

Trà sữa đang trở thành loại thức uống được giới trẻ ưa chuộng nhất. Ngoài hương vị đặc trưng của phần cốt trà thì topping chính là thành phần làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món đồ uống này. Hãy cùng CET học cách làm topping trà sữa hot nhất hiện nay nhé! Tự tay chế biến giúp bạn an tâm sử dụng và hợp với khẩu vị của bản thân.

  1. Topping Là Gì?
  2. Cách Làm Một Số Loại Topping Trà Sữa Quen Thuộc
    1. Trân châu đen truyền thống
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    2. Trân châu trắng giòn
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    3. Thạch viên phô mai tươi
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    4. Thạch củ năng nhiều màu
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    5. Thạch rau câu
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    6. Thạch pudding
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
    7. Thạch khoai dẻo
      1. Nguyên liệu
      2. Cách thực hiện
  3. Các Lưu Ý Và Cách Bảo Quản Topping

Topping Là Gì?

Khái niệm “topping” được dùng để chỉ những nguyên liệu đặt trên bề mặt của thức ăn, đồ uống. Cụ thể, đối với trà sữa, những loại trân châu, thạch, pudding,… ăn kèm chính là topping. Hiện nay, nhiều cửa hàng kinh doanh trà sữa đã sáng tạo nên vô vàn các loại topping từ nhiều nguyên liệu khác nhau với màu sắc và hình dáng đa dạng. Thực khách luôn bị kích thích và hấp dẫn bởi hình ảnh những ly trà sữa “full topping”.

các loại topping

Các loại topping khi kết hợp cùng trà sữa sẽ có tác dụng chống ngán.

Topping quen thuộc và ra đời sớm nhất chính là trân châu, vào những năm 80 của thế kỷ trước. Những viên bột làm từ bột khoai, có hình dáng như những hạt minh châu, dai dai, giòn giòn hòa quyện cùng vị thơm của trà, vị ngọt béo của sữa. Hãy cùng CET học cách làm topping handmade tại nhà nhé!

Quản trị NHKS Tìm hiểu ngay Kỹ thuật chế biến món ăn Tìm hiểu ngay Kỹ thuật pha chế đồ uống Tìm hiểu ngay Kỹ thuật làm bánh Tìm hiểu ngay Hướng dẫn du lịch Tìm hiểu ngay Marketing Tìm hiểu ngay Tạo Mẫu Và Chăm Sóc Sắc Đẹp Tìm hiểu ngay

Cách Làm Một Số Loại Topping Trà Sữa Quen Thuộc

Trân châu đen truyền thống

Nguyên liệu

  • Bột năng: 200g
  • Bột gạo: 100g
  • Bột cacao: 20g
  • Đường bột: 30g
  • Mật ong: 20ml

Cách thực hiện

Bạn trộn đều bột năng, bột gạo, bột cacao và đường bột với nhau, sau đó cho từ từ nước sôi vào, dùng đũa hoặc muỗng trộn bột. Khi bột kết dính vào nhau, bạn nhồi bột bằng tay đến khi thu được một khối bột dẻo mịn, chú ý nhiệt độ để tránh bị phỏng.

Bạn vo tròn bột, tạo hình thành từng viên nhỏ, cỡ hạt đậu phộng rồi cho vào dĩa hoặc khay đựng có phủ một lớp bột năng mỏng, lần lượt thực hiện đến khi hết bột. Đun sôi nước rồi thả trân châu vào luộc, cùng lúc đó chuẩn bị một tô nước đá lạnh. Khi bạn thấy trân châu nổi lên thì dùng vá vớt ra, cho vào ngay tô nước để không bị dính lại với nhau.

Sau đó, bạn để trân châu ráo nước rồi ngâm với mật ong. Công đoạn này giúp trân châu có độ ngọt tự nhiên và bảo quản được lâu hơn.

trân châu

Trân châu là loại topping xuất hiện từ lâu nhưng vẫn được yêu thích tới tận bây giờ.

Trân châu trắng giòn

Nguyên liệu

  • Bột rau câu dẻo: 20g
  • Bột rau câu giòn: 5g
  • Đường trắng: 250g

Cách thực hiện

Bạn nấu 1 lít nước, khi nước sôi thì hạ lửa vừa và cho bột rau câu giòn vào khuấy tan đều. Bạn sẽ trộn phần rau câu dẻo với đường rồi thêm từ từ vào nồi. Trong quá trình nấu, bạn dùng vá khuấy đều để đường tan hết và tránh vón cục. Đến khi nước sôi và sệt lại thì bạn vớt bọt rồi tắt bếp.

Chuẩn bị một tô nước đá, thêm một ít dầu ăn vào. Cho hỗn hợp rau câu đang nóng vào trong một bình đựng tương tự chai tương ớt để nhỏ giọt tạo hình. Bạn lót một khăn mỏng khi cầm để không bị nóng rồi nhẹ tay nhỏ từng giọt rau câu vào tô, sau khi tiếp xúc với đá lạnh, các hạt sẽ đông lại ở dạng hình tròn.

Cuối cùng vớt ra và rửa với nhiều lần nước để sạch dầu ăn. Khi chưa dùng đến bạn có thể cho vào hộp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

thạch thủy tinh

Trân châu trắng làm tại nhà vẫn ngon như ở quán. Nguồn: Internet

Thạch viên phô mai tươi

Nguyên liệu

  • Phô mai con bò cười: 1 hộp
  • Đường trắng: 50g
  • Bột năng: 50g

Cách thực hiện

Bạn cắt phô mai thành những miếng vừa ăn, rồi lăn qua đường, khi này bạn có thể dùng tay để vo tròn từng miếng phô mai. Tiếp tục phủ bên ngoài bằng một lớp bột năng, để yên khoảng 3-5 phút cho đường và bột thấm đều vào viên phô mai.

Chuẩn bị nước để luộc, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ rồi lần lượt thả từng viên phô mai đã chuẩn bị vào, đảo nhẹ để không dính vào nhau hoặc đáy nồi. Bạn chuẩn bị nước đường bằng cách hòa tan 50g đường trắng với 70ml nước lọc. Cho những viên phô mai đã chín bạn để nguội bớt thì cho vào ngâm với nước đường.

Những viên phô mai béo ngậy trông thật hấp dẫn. Nguồn: Internet

Thạch củ năng nhiều màu

Nguyên liệu

  • Củ năng: 500g
  • Đường cát: 200g
  • Bột năng: 300g
  • Một ít lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc
  • Nước lọc: 1 lít

Cách thực hiện

Củ năng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu; còn lá cẩm, lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn từng loại với 200ml nước để vắt lấy nước cốt; hoa đậu biếc rửa sơ rồi hãm với 100ml nước ấm. Chia củ năng thành 4 phần, đựng vào 4 tô khác nhau rồi lần lượt cho nước màu vào ngâm để tạo màu. Bạn sẽ có màu xanh, màu đỏ, màu xanh dương và màu trắng nguyên bản.

Khi củ năng đã thấm màu thì vớt ra ngoài để ráo hoặc thấm khô nước để lúc phủ bột năng lên không bị vón cục hoặc nhão. Bạn rây bột vào từng tô để tạo lớp bột áo bên ngoài (mỗi tô thực hiện 3 lần để bột dính đều).

Chuẩn bị nước sôi, lần lượt luộc thạch củ năng các màu, khi thấy bột trong suốt và nổi lên trên bề mặt thì vớt ra cho vào tô nước đá lạnh. Khoảng 5 phút sau bạn lấy thạch ra và để ráo, có thể ngâm vào nước đường hoặc mật ong để bảo quản.

thạch phô mai

Thạch củ năng là một loại topping được nhiều bạn ưa thích.

Thạch rau câu

Nguyên liệu

  • Bột rau câu dẻo: 10g
  • Đường trắng: 100g
  • Nước lọc: 700ml
  • Các nguyên liệu tạo màu: syrup trái cây, bột matcha, nước lá dứa, cafe,…

Cách thực hiện

Trộn đều đường cát trắng với bột rau câu dẻo, bước này sẽ giúp bột rau câu tan nhanh hơn trong nước và không bị vón cục. Cho nước lọc vào nồi, nấu sôi rồi cho bột rau câu vào, đồng thời khuấy đều và chỉnh lửa nhỏ nấu đến khi hỗn hợp chuyển sang trong suốt là tắt bếp.

Chuẩn bị syrup tạo màu hay bột matcha, nước cốt lá dứa,… cho vào hỗn hợp nước rau câu, nhớ khuấy cho đều để thạch đều màu như mong muốn. Cuối cùng, bạn rót thạch vào khuôn, khoảng 30 phút là thạch sẽ đông lại, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo. Khi sử dụng, bạn nên cắt thạch thành từng miếng nhỏ.

thạch cũ năng

Thạch rau câu dai giòn mang đến sự lạ miệng khi thưởng thức. Nguồn: Internet

Thạch pudding

Nguyên liệu

  • Sữa tươi không đường: 220ml
  • Sữa đặc: 20ml
  • Gelatin: 5g
  • Bột matcha: 5g
  • Bột cacao: 10g
  • Vani: 3ml
  • Đường: 50g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Kem phô mai: 50g

Cách thực hiện

Đầu tiên bạn sẽ ngâm gelatin với nước lạnh cho nở mềm; hòa tan bột matcha và bột cacao với nước ấm; tách riêng lòng đỏ, lòng trắng trứng gà. Tiếp theo, bạn làm hỗn hợp pudding, cho lòng đỏ và kem phô mai vào âu, dùng máy đánh trứng để hòa quyện các nguyên liệu với nhau, tạo thành hỗn hợp mịn.

Thêm sữa tươi vào hỗn hợp trên rồi đặt lên bếp nấu với lửa nhỏ, cho đường vào khuấy đều để hòa tan. Khi hỗn hợp ấm nóng thì bạn cho gelatin vào trộn đều và tắt bếp. Chia hỗn hợp thành ba phần bằng nhau, sau đó lần lượt cho matcha, cacao vào để tạo màu. Bạn sẽ có được pudding ba màu vàng, xanh, nâu đẹp mắt.

Sử dụng rây để lọc lại hỗn hợp giúp pudding khi đông mịn màng hơn. Cuối cùng thêm vani rồi đổ hỗn hợp vào cốc nhỏ, cho vào ngăn mát tủ lạnh, khoảng 1 tiếng sau pudding sẽ đông và có thể dùng kèm cùng trà sữa các loại.

thạch rau câu

Pudding trà xanh sau khi hoàn thành. Nguồn: Internet

Thạch khoai dẻo

Nguyên liệu

  • Khoai lang ruột vàng: 150g
  • Khoai lang ruột tím: 150g
  • Khoai lang ruột trắng: 150g
  • Bột năng: 180g (chia mỗi phần 60g)

Cách thực hiện

Sơ chế khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khoanh và đem đi hấp chín. Khi khoai chín, bạn sẽ dùng muỗng tán nhuyễn từng loại khoai. Cho 60g bột năng vào mỗi phần khoai, dùng tay nhồi kỹ để thu được khối bột khoai dẻo mịn. Chia bột thành những phần nhỏ, vo tròn thành từng viên bột nhỏ, dùng bột năng phủ mỏng trên dĩa để các viên khoai không dính vào nhau. Đun nước sôi rồi cho các viên khoai vào luộc, khi chín bạn vớt ra và ngâm sơ trong âu nước đá. Cuối cùng, bạn sẽ để ráo thạch khoai dẻo là có thể thưởng thức.

pudding trà xanh

Thạch khoai dẻo với nhiều màu sắc làm tăng sự bắt mắt cho ly trà sữa. Nguồn: Internet

Các Lưu Ý Và Cách Bảo Quản Topping

Pudding và thạch sau khi hoàn thành có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong 2-3 ngày. Bạn nhớ đậy nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại trước khi cho vào tủ để không bị ám mùi.

Riêng các topping làm bằng bột như trân châu, khoai dẻo, thạch củ năng,… bạn nên ngâm trong mật ong hoặc nước đường để không bị cứng, bảo quản được lâu và có vị ngọt đặc biệt. Nếu bảo quản trong tủ lạnh khiến topping bị cứng thì bạn có thể luộc sơ lại nhưng sẽ dễ làm mềm, nhão và không giữ được độ dai như ban đầu. Chính vì vậy, bạn nên làm vừa đủ sử dụng trong ngày để hương vị topping và trà sữa lúc nào cũng tuyệt vời.

Trên đây là một số cách làm topping thông dụng hiện nay được nhiều người ưa thích. Hi vọng sẽ giúp bạn vào bếp thực hiện một cách dễ dàng. Hãy tiếp tục theo dõi CET để cập nhật thêm nhiều công thức làm đồ uống thơm ngon cho mùa hè này nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Từ khóa » Topping Có Nghĩa Là Gì