Tour Du Lịch Văn Hóa ở Hà Nội: “Đất Vàng” Còn Bỏ Ngỏ?
Có thể bạn quan tâm
- Du lịch, văn hóa và phát triển bền vững
- Hấp dẫn “Ngày hội du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”
- Quảng bá du lịch văn hóa, di sản và biển đảo tại ITE HCMC 2015
Nhờ có sự kiện này, nhiều người phát hiện ra rằng, đất Thủ đô ngàn năm văn hiến Hà Nội thực sự là “mảnh đất vàng” với nhiều điểm du lịch văn hóa cần được khám phá, khuếch trương đối với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng dường như vẫn nhiều chỗ bị... bỏ ngỏ.
Có nhưng còn quá ít
Theo đại diện của Bonbon City Tour, hình thức du lịch này hoạt động từ 9h đến 17h mỗi ngày, mỗi chuyến chở 22 người, cách nhau 30 đến 35 phút. Lộ trình của Bonbon City Tour gồm 9 điểm dừng: Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Văn Miếu, cầu Long Biên, chùa Trấn Quốc, chùa Hòe Nhai.
Trên mỗi xe, được gia công và trang trí theo phong cách Hà Nội xưa, du khách được trang bị ứng dụng di động riêng chứa các thông tin du lịch, nội dung đặc sắc của điểm dừng qua hệ thống audio với 5 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc) và các địa điểm du lịch xung quanh…
Phố bích họa Phùng Hưng đã trở thành điểm đến với nhiều người. |
Với tour du lịch này, Bonbon City Tour kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với những “địa chỉ văn hóa” hội tụ nhiều nét đẹp về văn hóa - lịch sử của Thủ đô Hà Nội.
Theo thông tin mới nhất, từ tháng 12 tới đây, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục thí điểm đục thông 6 vòm cầu đá đoạn từ phố Hàng Cót đến phố Hàng Giấy (thuộc phố Gầm Cầu) làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng không gian văn hóa - thương mại - du lịch khu vực 131 vòm cầu dẫn lên cầu Long Biên.
Bên cạnh phố bích họa Phùng Hưng được khai trương từ đầu năm 2018, đây được xem là một trong những tín hiệu lạc quan trong việc Hà Nội nỗ lực tạo dựng những không gian văn hóa cho chính người dân Thủ đô và cũng là điểm “check – in” thú vị, độc đáo cho khách du lịch trong và ngoài nước khi ghé thăm Hà Nội.
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11), ngày 18-11 vừa qua, chiếu Xẩm Hải Phòng và Nhóm Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý Di tích Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm và biểu diễn "Nghệ thuật Hát Xẩm - Từ hè đường đến sân khấu" tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ (50 Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm - Hà Nội).
Chương trình có sự tham gia trao đổi và trình diễn của NSND Xuân Hoạch - người được xem là "trưởng lão" của làng Xẩm Việt Nam đương đại; Nghệ nhân dân gian Lê Minh Sen (Thanh Hóa) và Đào Bạch Linh (Hải Phòng) cùng một số nghệ nhân "ẩn mình" ở các làng quê, chưa được phong tặng danh hiệu như bà Nguyễn Thị Mận (con gái của nghệ nhân hát xẩm huyền thoại Hà Thị Cầu), ông Lê Văn Vượng cùng đến từ chiếu Xẩm mang tên cố Nghệ nhân Hà Thị Cầu tại Yên Mô - Ninh Bình và một số nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ đến từ nhiều nhóm, hội, địa phương khác nhau.
Khách mời đặc biệt của chương trình còn có cụ Nguyễn Thị Lạt, sinh năm 1923 ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Trong quá trình hành nghề, cụ Lạt từng tiếp xúc với nhiều “huyền thoại của làng xẩm” như: Trùm xẩm Nguyễn Văn Nguyên (Hà Nội), Trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu (Ninh Bình - chồng cố Nghệ nhân Hà Thị Cầu), Trùm xẩm Nguyễn Văn Tự và Lý Văn An (ở Hải Phòng)... cùng một số nghệ nhân xẩm lão làng khác.
Buổi giao lưu khiến nhiều người yêu mến nghệ thuật truyền thống của dân tộc nhận ra rằng, sẽ thật độc đáo nếu nghệ thuật hát xẩm được trình diễn một cách thường xuyên, hoặc theo một lịch cố định nào đó trong tuần và được giới thiệu, quảng bá vào các tour du lịch, chắc hẳn cũng sẽ có nhiều du khách nước ngoài quan tâm.
Bởi lẽ, cũng giống như ca trù, rối nước, hát xẩm là hình thức nghệ thuật chứa đựng những yếu tố truyền thống đậm đặc, đem đến sự tò mò với mong muốn khám phá, tìm hiểu... đối với người nước ngoài khi đến với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thành công của các chương trình biểu diễn “Tứ phủ” (hình thức sân khấu hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam) do đạo diễn Việt Tú và công ty Viet Theatre thực hiện biểu diễn hàng tuần ở Rạp Công Nhân (Phố Tràng Tiền) từ 3 năm nay đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng trong nước và nước ngoài thực sự là một mô hình làm văn hóa gắn với du lịch đáng để các nhà hoạch định văn hóa phải học hỏi.
Cần thêm những nỗ lực
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều nỗ lực để gây dựng những địa điểm, chương trình nghệ thuật nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, cũng như tạo thêm cho người dân và du khách những điểm đến. Ngoài những địa chỉ quen như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng gốm Bát Tràng... thì phố đi bộ Hồ Gươm, dự án nghệ thuật phố bích họa Phùng Hưng đưa vào hoạt động cũng mở ra thêm cho Hà Nội một “nơi hò hẹn” mới.
Mới đây, đã xuất hiện một tour du lịch đưa các em nhỏ đi trải nghiệm với làng tranh dân gian Kim Hoàng (cách Hà Nội hơn 20km), thực sự là một tín hiệu vui và chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng từ các bậc phụ huynh. Chương trình tham quan này cũng hoàn toàn có thể trở thành một “mắt xích” quan trọng trong các tour du lịch giống như việc các công ty lữ hành vẫn đưa khách du lịch về làng tranh Đông Hồ suốt mấy chục năm nay.
Trong lĩnh vực biểu diễn, người ta cũng có thể thấy sự xoay chuyển khi Nhà hát Tuổi trẻ chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới nhằm đánh dấu giai đoạn trưởng thành sau 40 năm cống hiến của một trong những đơn vị nghệ thuật năng động và giàu sức sáng tạo bậc nhất trên địa bàn Thủ đô.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” hiện rất thu hút khách nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam. |
Nhà hát Tuổi trẻ cũng đã cho ra mắt hệ thống bán vé trực tuyến của riêng mình nhằm cung cấp cho khán giả yêu sân khấu một phương thức mua vé thân thiện thuận tiện, hoạt động 24/7 và liên tục cập nhật lịch diễn các chương trình mới đáp ứng nhu cầu của khán giả trên không gian mạng internet.
Việc bán vé này được đánh giá là sẽ tạo điều kiện thuận lợi các tour du lịch, công ty lữ hành du lịch có thể dễ dàng tư vấn, đưa chương trình khám phá văn hóa - nghệ thuật Hà Nội vào chương trình tham quan của khách du lịch trong thời gian lưu trú tại Thủ đô.
Là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của cả nước, Hà Nội thực sự là một nơi lý tưởng để du khách nước ngoài tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nắm bắt được điều này, một số nhà hát truyền thống khác như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã cố gắng liên kết với một số công ty du lịch để đưa chương trình biểu diễn của mình vào các nội dung tham quan, nhưng cũng chưa đạt được những thành công đáng kể.
Vì thế, trong số các bộ môn nghệ thuật truyền thống trong mắt người nước ngoài khi đến với Hà Nội vẫn chỉ được tiếp cận nhiều nhất với rối nước và Nhà hát múa rối Thăng Long vẫn luôn là một “địa chỉ đỏ” khi đỏ đèn suốt 365 ngày/ năm, có ngày 3-5 suất diễn.
Hơn một năm trở lại đây, chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” của Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội biểu diễn hàng tuần tại thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn (Quốc Oai - Hà Nội) mặc dù vướng vào những lùm xùm kiện tụng về bản quyền liên quan đến đạo diễn tài hoa Việt Tú, song nếu chỉ xem với tư cách khán giả thưởng thức, thì đây thực sự là một chương trình xứng đáng với “đồng tiền bát gạo” và công sức đi mấy chục cây số về một vùng quê thuần nông để xem biểu diễn nghệ thuật. Với các làm truyền thông PR hình ảnh ra quốc tế một cách khá bài bản, chuyên nghiệp, chương trình đã thực sự thu hút được nhiều du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội tới xem, nhận được nhiều lời khen ngợi, thích thú.
Vì thế, có thể nói sẽ chẳng bao giờ thừa nếu Hà Nội vẫn tiếp tục xây dựng những chương trình biểu diễn nghệ thuật có tiếng vang, trở thành “điểm đến mới” cho khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Bởi lẽ, có những chương trình nghệ thuật từng gây tiếng vang trên thế giới như chương trình biểu diễn xiếc đương đại “Làng tôi” đã đi khắp thế giới với hàng ngàn buổi diễn với sự yêu mến khâm phục của khán giả khắp nơi, nhưng thực tế lại không có đất sống ổn định trên chính mảnh đất quê hương mình, thì thực sự là một câu hỏi gây... đau lòng.
Nếu chương trình biểu diễn xiếc “Làng tôi” cũng có được một Mạnh Thường Quân đỡ đầu hay có sự đầu tư, nâng đỡ của nhà nước để có sức sống lâu dài, bền bỉ và có tính biểu trưng cho văn hóa Việt thì chắc hẳn cũng sẽ thu về những thành công không nhỏ và không khiến cho nghệ sĩ tham gia chương trình này từng phải ngậm ngùi đến thế...
Từ khóa » Tour Du Lịch Văn Hóa ở Hà Nội
-
Tham Khảo Tour Du Lịch Văn Hóa - Lịch Sử Hà Nội Cùng ABAY
-
Tour Du Lịch Hà Nội 1 Ngày Tham Quan Phố Phường Và Khu Di Tích ở ...
-
Thăm Quan Thành Phố Hà Nội 1 Ngày 2022
-
Tour Du Lịch Hà Nội 1 Ngày - Đi Tham Quan Hà Nội Giá Rẻ - GalaTravel
-
Hà Nội: Phát Triển Không Gian Văn Hoá, Du Lịch đêm - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Hà Nội đẩy Mạnh Xây Dựng Tour Du Lịch Văn Hóa Phố Cổ
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A-Z Giúp Bạn Chinh Phục đất Thủ đô
-
Tour Du Lịch Hà Nội Giá Cực Kỳ Hấp Dẫn Từ 2.850.000 VNĐ
-
TOP 10+ Tour Du Lịch Hà Nội Hot Nhất 2022 Giá Chỉ Từ 770.000đ
-
Hà Giang | Lũng Cú | Sông Nho Quế | Cao Nguyên Đồng Văn (4N3Đ)
-
Du Lịch Hà Nội - Trọn Bộ BÍ KÍP Khám Phá Thủ đô CHI TIẾT - Vinpearl
-
Tour Khám Phá - Trải Nghiệm Vùng đất Tổ: Văn Hoá Dân Tộc đặc Sắc
-
Xây Dựng Tour Du Lịch Giới Thiệu Lịch Sử, Văn Hóa Của Thủ đô
-
Du Lịch Hà Nội Bắt đầu Khởi Sắc Bằng Các Tour Du Lịch Mới