TPHCM: Chợ Truyền Thống Mở Cửa, Giá Rẻ, Sức Mua Vẫn Yếu - Công An
Có thể bạn quan tâm
Nguồn cung hàng hóa dồi dào sau nới lỏng giãn cách
Kể từ ngày 30-9 đến nay, khi TPHCM bắt đầu kiểm soát được dịch Covid-19, điều chỉnh biện pháp phòng chống (PC) dịch, từng bước nới lỏng giãn cách (GC), các chợ TT, đặc biệt là những chợ nhỏ, chợ DS đã hoạt động rất nhộn nhịp.
Theo Sở Công thương (CT) TPHCM, trong tổng số 234 chợ TT ở TPHCM, tính đến ngày 15-10 TP đã có 68 chợ TT mở cửa hoạt động trở lại, trong đó những chợ có quy mô lớn như Bến Thành (Q1), Bình Tây (Q6), An Đông (Q5)... Riêng chợ An Đông cho mở lại với tất cả ngành hàng.
Cũng theo số liệu của Sở CT, chỉ tính riêng ngày 15-10 có đến 20 chợ TT được tổ chức hoạt động trở lại, gồm: chợ Phạm Văn Hai, chợ Nghĩa Hòa, chợ Tân Hưng, chợ Tân Phước, chợ phường 11, chợ Nam Hòa, chợ Trần Văn Quang, chợ Tân Trụ (Q.Tân Bình); chợ Thái Bình (Q1); chợ Dân Sinh, chợ Bàn Cờ (Q3); chợ Tự Đức (TP.Thủ Đức); chợ Khu phố 2 (Q.Bình Tân); chợ Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh); chợ Bình Tây (Q6); chợ Hiệp Thành, chợ Bà Bầu, chợ An Sương (Q12); chợ Rạch Ông, chợ Phạm Thế Hiển (Q8). Quan sát các chợ TT, dù đã mở cửa hoạt động nhưng vẫn chưa hết công suất, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu, như rau củ quả, thịt heo, gà, bò, hải sản các loại, trái cây...
Sở CT TPHCM đang có kế hoạch từng bước mở lại nhiều chợ TT khác. Theo đó, từ nay đến cuối tháng sẽ mở lại khoảng vài chục chợ TT lớn như chợ Tân Thành, chợ Đồng Khánh (Q5); chợ Bà Chiểu, chợ Thanh Đa, chợ Văn Thánh, chợ Thị Nghè (Q.Bình Thạnh); chợ Nguyễn Đình Chiểu (Q.Phú Nhuận); chợ Phước Lộc (huyện Nhà Bè); chợ Nhị Thiên Đường, chợ Xóm Củi (Q8); chợ Bình Hưng Hòa, chợ Da Sà, chợ Bình Long, chợ Kiến Đức (Q.Bình Tân); chợ Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận)...
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, 8 quận huyện vẫn chưa thực hiện việc mở cửa lại các chợ TT, gồm các quận 4, 6, 7, Phú Nhuận, Gò Vấp cùng các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè. Thời gian tới, các quận huyện này sẽ có kế hoạch mở cửa các chợ trong điều kiện bình thường mới, đảm bảo công tác phòng dịch.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hàng hóa (HH), đặc biệt là các loại hàng thực phẩm rất phong phú và giá cả một số mặt hàng bắt đầu tiệm cận với mức trước dịch. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân, đặc biệt là sau thời gian dài thực hiện GC nghiêm ngặt, tiền tích lũy của người dân đã cạn kiệt. Đó là lý do sức mua trong những ngày qua khá yếu, dù HH, đặc biệt là ở các chợ DS rất đa dạng.
Quan sát giá cả ở các chợ DS, một hệ thống chợ tự phát trong thời gian dịch vẫn lén lút hoạt động, nay hoạt động rất mạnh. Điển hình như chợ DS trên đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh), chợ Căn cứ 26 (Q.Gò Vấp)..., giá cả nhiều mặt hàng phong phú, rất rẻ nhưng tiểu thương than bán chậm, sức mua yếu hơn nhiều so với những ngày GC (dù bán lậu).
Nhiều chợ truyền thống tại TPHCM đã mở cửa trở lạiHiện theo quy định của các quận huyện, những chợ được mở lại phải tuân thủ nghiêm quy định PC dịch của UBNDTP ban hành như áp dụng 5K, người vào chợ phải khai báo y tế, tiêm đủ 2 mũi vắc-xin PC Covid-19, GC tối thiểu 2m trở lên... Chính vì vậy các chợ DS ven đường, ven lộ càng có đông người mua, vì đơn giản, khỏi khai báo y tế, khỏi bị kiểm tra...
Tâm lý người dân giờ đi chợ đã thoải mái vì tuyệt đại đa số đã được tiêm vắc-xin, giá cả HH cũng ngày càng rẻ. Ra chợ lúc này người mua được quyền lựa chọn, không phải mua theo kiểu "combo". Đặc biệt, người mua lại không bị mất tiền ship, có thời điểm rất cao như trong những ngày thành phố thực hiện GC nghiêm ngặt.
Cuộc cạnh tranh với các siêu thị…
Một điểm tích cực dễ thấy nhất là khi các chợ TT và chợ DS đồng loạt mở cửa, ST và các chuỗi cửa hàng được phép bán "độc quyền" trong thời gian GC, đặc biệt trong thời gian GC nghiêm ngặt, phải hạ giá để cạnh tranh, giữ khách, khi mà người tiêu dùng cũng đã cạn kiệt tiền tích lũy, chi tiêu dè dặt.
Quan sát các ST của Sai Gòn Co.oop sáng 15-10, lượng khách vẫn ít so với thời kỳ GC, người vào mua chủ yếu là tầng lớp trung lưu, có tiền hơn là những công nhân, lao động thu nhập thấp. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, các chuỗi ST vẫn là nơi bán đầy đủ các mặt hàng nhất, dù giá có nhỉnh hơn bên ngoài.
Các chuỗi cửa hàng của Vissan cũng tương tự, HH rất phong phú, nhưng ít người mua. Giá thịt heo vẫn còn cao, như nạc đùi, nạc vai heo 57.000 đồng/300gr, cốt lết 145.000 đồng/kg, ba rọi 102.500 đồng/500gr, thịt nách heo 132.000 đồng/kg... Trong khi giá heo hơi ở miền Trung và Tây nguyên ngày 15-10 giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg, còn trung bình 41.000 - 42.000 đồng/kg; có nơi như Thanh Hóa, Nghệ An vẫn ở mức rất thấp, chỉ 38.000 đồng/kg. Giá heo hơi toàn miền Nam dao động quanh ngưỡng 39.000 - 41.000 đồng/kg.
Trong khi thịt heo, thịt bò ở các chợ TT và chợ DS bao giờ cũng rẻ hơn tại các siêu thị. Hiện chợ TT, chợ DS đang chuẩn bị mở thêm nhiều chợ nữa, đặc biệt chợ DS hoạt động rất nhộn nhịp, đẩy các chợ online buộc phải giảm giá để níu chân khách bằng cách giảm giá, lựa chọn HH chất lượng hơn để phục vụ cho một số KH vẫn còn thói quen sử dụng hình thức mua HH thiết yếu trên mạng như trong thời gian GC. Hiện những kênh bán hàng online như Tiki, Shopee, Lazada... không chỉ liên tục chạy luân phiên chương trình ưu đãi dành cho nhiều nhóm ngành hàng, mà bình quân mỗi tháng đều tổ chức "tiệc" giảm giá sốc cho KH.
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên (Satra) đang nhanh chóng đưa vào hoạt động trở lại số lượng lớn cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satra (Satrafoods), siêu thị Satramart trên địa bàn TP; triển khai phương thức bán hàng online thông qua đa dạng ứng dụng công nghệ.
Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) triển khai đợt khuyến mãi giảm giá cho hơn 11.000 nhu yếu phẩm và nhiều chương trình "siêu ưu đãi" khác. Siêu thị khuyến mãi thì trên nhiều nhóm bán hàng online, người bán cũng liên tục giảm giá trái cây, rau củ quả... để kéo khách mua. Tại các shop online trên mạng, nhiều nơi rao trứng gà 27.000 đồng/10 quả, hột vịt lộn 50.000 đồng/10 quả, trứng vịt 35.000 đồng/10 quả, dừa xiêm 15.000 đồng/trái..., gần bằng với mức giá trước khi TPHCM thực hiện GC.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở CT TPHCM, ngành Công thương TP đã làm việc với doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất - kinh doanh... chuẩn bị nguồn cung HH tiêu dùng thiết yếu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản của nhiều địa phương, phục vụ người dân, phù hợp với bối cảnh từng bước nới lỏng GC xã hội.
Theo quy luật cung - cầu, hàng về càng nhiều thì giá sẽ giảm theo. Từ ngày 1-10, các chợ đầu mối đã mở cửa hoạt động trở lại, thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây, HH sẽ về ngày càng tăng.
Khi Nghị quyết 128 của Chính phủ dần có hiệu lực, việc vận chuyển HH từ các tỉnh về TPHCM sẽ dễ dàng hơn, chắc chắn HH lưu thông dễ dàng, thì giá ngày càng rẻ đi, trong khi nhiều tỉnh thành vẫn đang tồn lượng hàng tiêu dùng rất lớn.
Xuân NhânTừ khóa » Chợ Phú Nhuận Mở Cửa Chưa
-
Quận Phú Nhuận Mở Lại Chợ Nguyễn Đình Chiểu ... - Báo Thanh Niên
-
68 Chợ Truyền Thống Tại TP.HCM Mở Cửa Trở Lại - Hoạt động Của địa ...
-
Chợ Phú Nhuận Lại Ngưng Hoạt động, Lấy Mẫu Xét Nghiệm Hơn ...
-
Đã Mở Cửa 68 Chợ Truyền Thống Tại TP.HCM
-
Nước Mía Chợ Phú Nhuận - Phan Đình Phùng ở Quận Phú ... - Foody
-
Quận Phú Nhuận Lên Phương án Mở Lại Chợ Truyền Thống Hoạt động ...
-
TP HCM: Thêm 3 Chợ Truyền Thống được Mở Cửa Bán Thực Phẩm
-
68 Chợ Truyền Thống Tại TPHCM đã Hoạt động Trở Lại - Báo Lao Động
-
Bún Thịt Nướng, Gỏi Cuốn & Hủ Tiếu - Chợ Phú Nhuận - Loship
-
TPHCM Mở Lại Chợ Truyền Thống - Tiền Phong
-
[PDF] DANH SÁCH CÁC ĐIỂM PHONG TOẢ TẠI TP.HCM (Cập Nhật 19 Giờ
-
Chợ Truyền Thống Chậm Mở Cửa Lại - Báo Phụ Nữ
-
Chợ Truyền Thống TP.HCM được Hoạt động Trở Lại - Covid 19