Tra Cứu Thông Tin, Bản đồ Quy Hoạch Các Quận, Huyện Hà Nội đến ...
Có thể bạn quan tâm
Thông tin, bản đồ quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 mới nhất
Bản đồ, thông tin quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Hiện nay, định hướng quy hoạch Hà Nội đang được thực hiện theo: Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Đây là định hướng phát triển thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.
Theo định hướng quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành một vùng đô thị lớn mang chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự kiến, quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà Nội sẽ là khu vực phát triển năng động và đứng đầu về chất lượng đô thị, môi trường đầu tư, an ninh quốc phòng… là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giáo dục quốc tế, khoa học công nghệ đứng đầu não của cả nước.
Dưới đây là chi tiết hình ảnh bản đồ quy hoạch Hà Nội, quy hoạch xây dựng phát triển thủ đô Hà Nội đầy đủ các thông tin:
- Địa giới hành chính: phường xã, quận huyện
- Thông tin địa danh
- Thông tin về quy hoạch dân cư
- Thông tin quy hoạch giao thông Hà Nội
- Quy hoạch sử dụng đất Hà Nội: xây dựng, khuôn viên công viên, cây xanh, trường học, y tế...
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Căn cứ vào Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 về quy hoạch chung thành phố Hà Nội 2030 tầm nhìn 20 năm tiếp theo đến 2050 thì Hà Nội sẽ có một diện mạo mới với quy hoạch các công trình xây dựng phát triển là thành phố cốt lõi trung tâm và nhiều thành phố vệ tinh.
Quy hoạch Hà Nội năm 2030 trong tương lai được thể hiện qua các mô hình và bản vẽ, bản đồ thực tế. Về mặt định hướng quy hoạch thành phố HN sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
Quy hoạch hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng… đầu não trung ương tập trung ở quận Ba Đình, Tây Hồ Tây và khu vực Mễ Trì quận Nam Từ Liêm.Trong đó, có nhiều dự án quy hoạch sẽ thực hiện trong thời gian gần đây:
- Quy hoạch cầu Tứ Liên Hà Nội: nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh qua sông Hồng và không xây dựng các công trình nhà cao tầng để bảo tồn trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa.
- Quy hoạch không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô là nơi xây dựng các công trình văn hóa, giải trí, công viên lớn.
- Xây dựng trung tâm kinh tế mới trên trục đường vành đai 3 đoạn Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ
- Định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng khu đô thị trung tâm tính từ nội đô về các khu vực:
- Quy hoạch phía phía Tây và Nam đến đường vành đai 4
- Quy hoạch phía phía Bắc đến địa phận huyện Đông Anh, Mê Linh
- Quy hoạch phía Đông Hà Nội đến Gia Lâm, Long Biên
- Quy hoạch sử dụng đất Hà Nội theo hướng tăng diện tích xây dựng trường THPT và mầm non
- Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 sẽ đồng bộ và tập trung phát triển giao thông công cộng.
- Định hướng quy hoạch chung Hà Nội về sử dụng đất đó là nhà ở diện tích bình quân ở khu đô thị tối thiểu 30m2 sàn và nông thôn 25m2 sàn sử dụng mỗi người. Đồng thời cải thiện điều kiện sống trong các khu nhà ở cũ, kiểm soát mật độ xây dựng và tầng cao của các dự án mới, tăng không gian công công, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.
- Quy hoạch đường Hà Nội đi Vĩnh Phúc ở trục đường này phát triển các tòa cao ốc và di chuyển một số cơ quan bộ, ngành, thành ủy… của thành phố về khu vực này.
- Phát triển quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm thành khu đô thị rộng lớn khi hoàn thiện đường vành đai 2. Chung cư tập trung ở quận Tây Hồ, khu mở rộng phía Nam của Sông hồng từ sông Nhuận đến đường VĐ4 với các chuỗi khu đô thị Đan Phượng, Hà Nội, Thanh Trì, Hoài Đức với đầy đủ hạn tầng, đồng bộ và hiện đại.
Nhìn chung, về tổ chức quy hoạch không gian thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050 sẽ theo mô hình chùm đô thị với 1 khu đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn) được kết nối bằng quy hoạch đường giao thông vành đai kết hợp các trục hướng về trung tâm, liên kết với các vùng, quốc gia.
Thông tin bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng
Theo định hướng quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng sẽ có định hướng theo mô hình phân tán/tập trung đa trung tâm và các thành phố đối trọng; Trong đó bao gồm:
- Thành phố lõi
- Các thành phố đối trọng tự cung tự cấp trên dưới 1 triệu dân với khoảng cách với thành phố lõi là 30km được kết nối với nhau bởi hệ thống đường vành đai và xuyên tâm hiện đại bao gồm cả BRT, URT, các đường cao tốc Hà Nội đi các thành phố đối trọng…
Bản đồ quy hoạch trung tâm thủ đô và đô thị vệ tinh Hà Nội
Xem, tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội ở đâu?
Hiện nay, để tra cứu, kiểm tra, xem thông tin hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội ngoài cách trực tiếp đến cơ quan quản lý đất đai, phòng tài nguyên môi trường để tìm hiểu, thì có thể sử dụng phần mềm, app xem quy hoạch Hà Nội trên điện thoại thông minh với nhiều tính năng. Với cách xem bản quy hoạch Hà Nội này, bạn có thể:
- Xem quy hoạch Hà Nội tại vị trí hiện tại
- Xem quy hoạch Hà Nội địa chỉ cụ thể
- Xem quy hoạch Hà Nội ở một vị trí bất kỳ được chọn trên bản đồ quy hoạch của TP Hà Nội
- Xem quy hoạch Hà Nội theo đơn vị hành chính
- Xem quy hoạch Hà Nội theo tọa độ
- Cập nhật được những dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cập nhật theo định kỳ hàng năm chi tiết.
Tham khảo: Quy hoạch treo, dự án treo: Thời hạn xóa bỏ, quy định và giải pháp.
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận, huyện Hà Nội 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Ba Đình
Quận Ba Đình, TP Hà Nội là quận nội đô lịch sử có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc: giáp quận Tây Hồ và Trung tâm chính trị Ba Đình
- Phía Đông: giáp các quận Hoàn Kiếm và đê sông Hồng,
- Phía Nam?: giáp quận Đống Đa
- Phía Tây là đường vành đai 2
- Thông tin dự án quy hoạch quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2020 chủ yếu là khu đô thị hiện hữu hạn chế phát triển mà tập trung vào cải tạo, chỉnh trang các khu cũ kết hợp tổ chức xây dựng sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất để bảo tồn, phát huy giá trị đô thị lịch sử.
- Về bản vẽ bản quy hoạch giao thông quận Ba Đình sẽ giúp đồng bộ hạ tầng, nâng cao tính thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị, cải tạo cảnh quan sống. Trong đó trú trọng tới quy hoạch các tuyến đường giao thông:
- Thông trục đường Kim Mã - Trần Phú
- Quy hoạch mở rộng đường Đội Cấn và các tuyến đường phụ trong quận
- Giải quyết các nút giao thông quan trọng như: Điện Biên Phủ - Đống Đa, Kim Mã - Vành đai 2, Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Quán Thánh, Yên Phụ - đường Thanh Niên,...
Xem bản đồ quy hoạch quận Ba Đình đến năm 2020 chi tiết
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm
Theo thông tin quy hoạch quận Bắc Từ Liêm hiện nay có 13 phường bao gồm: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Đây là quận thuộc phía Tây của TP Hà Nội trước đây là quận Từ Liêm và được tách thành 2 quận Bắc và Nam Từ Liêm. Vị trí ranh giới phân khu là:
- Phía Đông: giáp quận Tây Hồ
- Phía Đông Nam: giáp quận Cầu Giấy
- Phía Tây: giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức
- Phía Nam: giáp quận Nam Từ Liêm
- Phía Bắc: giáp huyện Đông Anh.
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm Hà Nội
Một số dự án quy hoạch đô thị quận Bắc Từ Liêm:
- Khu đô thị Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh
- Khu đô thị Tây Hồ Tây
- Khu Ngoại giao đoàn Xuân Đỉnh
- Khu đô thị Tây Tựu
- Khu đô thị Resco Cổ Nhuế
- Khu đô thị Thành phố Giao Lưu
- Khu đô thị Vibex Từ Liêm
- Khu đô thị Đông Ngạc
- Khu công nghiệp Nam Thăng Long
- Khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Cầu giấy
Quận Cầu Giấy có vị trí:
- Phía bắc giáp huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ.
- Phía đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình.
- Phía nam giáp quận Thanh Xuân.
- Phía tây giáp huyện Bắc Từ Liêm.
Theo thông tin quy hoạch xây dựng quận Cầu Giấy sẽ phát triển theo các định hướng từng lĩnh vực như:
- Quy hoạch đường giao thông chính của quận
- Kế hoạch sử dụng đất của nhà nước tầm nhìn 2020 đến năm 2030.
- Định hướng mạng lưới văn hoá, giáo dục và dịch vụ thương mại
- Các khu vực công trình là di tích lịch sử, văn hoá để bảo tồn theo y
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy Hà Nội chi tiết đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Đống Đa
Quận Đống Đa nằm gần khu vực trung tâm thủ đô HN với vị trí địa lý, ranh giới hành chính:
- Phía Đông: giáp quận Hai Bà Trưng
- Phía Đông Bắc: giáp quận Hoàn Kiếm
- Phía Tây: giáp quận Cầu Giấy (đường Vành đai 2).
- Phía Bắc: giáp với quận Ba Đình.
- Phía Nam: giáp quận Thanh Xuân (đường Vành đai 2).
Theo nội dung mà Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đề xuất điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa, tỷ lệ 1/2000 được UBND quận Đống Đa phê duyệt với các nội dung chủ yếu sau:
- Điều chỉnh chức năng khu đất ở các dự án đã được xây dựng, đã được chấp thuận đầu tư, cải tạo xây dựng không gian hoàn chỉnh như: đường Hào Nam kéo dài, công trình hỗn hợp Nhà ga – Trung tâm thương mại, văn phòng, trụ sở UBND phường Cát Linh, trụ sở Công an phường Cát Linh);
- Quy hoạch chi tiết khu vực các nút giao thông Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh. Đồng thời quy hoạch đường giao thông quận Đống Đa cần xây dựng cải tạo như: Yên Lãng, Hoàng Cầu - Hào Nam; đường Trường Chinh – Láng; mở rộng đường Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn
Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Đống Đa đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Hà Đông
Quận Hà Đông là quận có vị trí giao thông kết nối thành phố Hà Nội đến nhiều tỉnh lân cân.
- Phía Bắc giáp: quận Nam Từ Liêm
- Phía Đông: giáp huyện Thanh Trì, Thanh Xuân
- Phía Tây: giáp huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức
- Phía nam: giáp huyện Thanh Oai.
Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông chi tiết điều chỉnh và phê duyệt các diện tích cụ thể cho gần 600 dự án đến năm 2020 bao gồm: Các trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục, thủy lợi, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nghĩa trang và nhiều công trình khác.
Đây là cơ sở để xây dựng các quy hoạch cấp phường như: bản đồ quy hoạch phường Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang… hay quy hoạch khu đô thị Kiến Hưng chi tiết.
Chi tiết bản vẽ, bản đồ quy hoạch quận Hà Đông đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành thuộc khu vực phía Đông Nam thành phố Hà Nội với vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc: giáp quận Hoàn Kiếm
- Phía Đông: giáp sông Hồng
- Phía Nam: giáp huyện Thanh Trì
- Phía Tây: giáp quận Đống Đa, huyện Thanh Trì
Theo thông tin quy hoạch quận HBT chi tiết liên quan đến đất ở, giao thông có các nội dung cơ bản sau:
- Quy hoạch sử dụng đất quận
- Tổ chức không gian kiến trúc theo các định hướng: tôn tạo di tích, cải tạo làng xóm đang đô thị hóa,cấu trúc không gian cây xanh đường phố
- Tận dụng triệt để hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh cách ly, mặt nước, các cơ sở di chuyển, thay đổi chức năng để tăng thêm cây xanh sân chơi, bãi tập, bãi đỗ xe tạo thành hệ thống cây xanh chung bảo vệ môi trường sinh thái.
- Cải tạo, các khu nhà ở cũ, đảm bảo chỉ giới đường, hành lang kỹ thuật
- Quy hoạch mạng lưới giao thông với các tuyến đường xây dựng mới, điều chỉnh mở rộng và kéo dài như: Nguyễn Đình Chiểu - Đại Cồ Việt, Đồng Nhân - Lò Đúc, Yên Bái - Trần Khát Chân,,,
Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm có vị trí ở trung tâm Thành phố Hà Nội với 18 phường, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc, Tây Bắc: giáp quận Ba Đình
- Phía Đông, Đông Bắc” giáp sông Hồng
- Phía Nam: giáp quận Hai Bà Trưng
- Phía Tây: giáp quận Đống Đa
Theo quy hoạch Hà Nội Hoàn Kiếm thì đây là quận trung tâm chính trị, văn hóa. Bởi vậy, nội dung quy hoạch phát triển quận Hoàn Kiếm chia thành 4 khu như sau
- Khu phố cổ: Xây dựng theo hướng quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ
- Khu vực Hồ Gươm và phụ cận: Khi xây dựng phải tuân theo phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều lệ quản lý xây dựng và các quy định trong Phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/2000.
-Khu phố cũ: Được xây dựng, cải tạo các công trình theo các quy định của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
-Khu vực ngoài đê sông Hồng: Được xây dựng, cải tạo các công trình theo các chỉ tiêu sử dụng đất của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000.
Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là quận thuộc cửa ngõ Đông Nam thủ đô Hà Nội, gồm có 14 phường Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở. Vị trí tiếp giáp với các khu vực khác như sau:
- Phía Bắc: giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng.
- Phía Tây, Nam: giáp huyện Thanh Trì.
- Phía Đông: giáp sông Hồng và quận Long Biên.
Quy hoạch phát triển quận Hoàng Mai cơ bản như sau:
- Quy hoạch về địa giới hành chính có 14 phường bao gồm: Phường Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.
Tập trung phát triển đồng bộ với nhiều các khu đô thị như: Đại Kim, Định Công, khu bán đảo Linh Đàm. Đền Lè, Khu đô thị Gamuda City...
- Về quy hoạch hạ tầng giao thông
Phát triển hạ tầng giao thông mạnh với các tuyến đường vành đai quan trọng như: quy hoạch đường vành đai 2.5, vành đai 3 qua các tuyến đường nội khu của quận. Dự kiến mở rộng các tuyến đường:
- Quy hoạch đường Vành đai 2.5 từ nút giao đường Giải Phóng – Kim Đồng đến nút giao đường Lĩnh Nam – Vành Đai 3: Dự kiến mở rộng 40.0m;
- Quy hoạch đường Vĩnh Hưng từ ngã ba Lĩnh Nam – Vĩnh Hưng đến Dốc Đoàn Kết: Dự kiến mở rộng 21.5m;
- Mở rộng các quyến đường: Giải Phóng, Trương Định, Kim Ngưu - Mai Động - Tam Trinh, Lĩnh Nam, Giáp Nhị, Nam Ngư
Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai Hà Nội chi tiết
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Long Biên
Quận Long Biên theo quy hoạch sẽ chuyển từ công nghiệp sang trung tâm đô thị mới của thủ đô HN, phát triển theo hướng trở thành trung tâm chính vị hành chính, kinh tế và văn hóa
Phát triển quy hoạch các khu đô thị tại quận Long Biên với hoàn thiện về thương mại dịch vụ, y tế, giao dịch gắn công nghiệp, công nghệ cao theo hướng các tuyến quốc lộ 1 và 5 đi ccá tỉnh lân cận.
Xây dựng cầu bắc qua sông Hồng để giúp di chuyển tới nội đô nhanh, các tuyến giao thông quan trong kết nối các tỉnh lân cận qua Long Biên vào trung tâm như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng quận Long Biên đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm là quận mới thuộc quận nội thành được thành lập từ năm 2013 sau khi tách từ huyện Từ Liêm cũ. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: quy hoạch đường vành đai III, QL32, Đường Lê Đức Thọ, tỉnh lộ TL70A...
- Phía Bắc: giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía Tây: giáp huyện Hoài Đức
- Phía Nam: giáp quận Hà Đông
- Phía Đông: giáp quận Cầu Giấy, Thanh Xuân.
Quy hoạch đô thị quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phát triển dựa trên bản quy hoạch chung phát triển thành đô thị mới kiểu mẫu: xanh, văn minh, hiện đại.
Hiện nay đã có nhiều công trình và dự án đã, đang, sắp triển khai thuộc quy hoạch của quận như:
- Khu hội chợ triển lãm.
- Thể thao Quốc gia.
- Trung tâm Thể dục.
- Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Dự án thành phố Công Nghệ Xanh
- Dự án khu chức năng đô thị TP xanh - Vinhomes Gardenia
Bản đồ quy hoạch quận Nam Từ Liêm Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch đô thị quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ đơn vị hành chính có tính lịch sử nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội với vị trí địa lý:
- Phía Đông: giáp quận Long Biên
- Phía Tây: giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía Nam: giáp các quận Ba Đình và Cầu Giấy
- Phía Bắc: giáp huyện Đông Anh.
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ là quận thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm chính trị hành chính, kinh tế văn hóa, du lịch… của cả nước. Đây là khu đô thị trung tâm mở rộng từ nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng quận Tây Hồ đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân có vị trí nằm ở khu vực phía Tây Nam của thành phố Hà Nội với ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông.
Theo thông tin quy hoạch đây là khu vực dự kiến phát triển đô thị của thành phố trung tâm với nhiều dự án quy hoạch xây dựng nhà ở và giao thông như: Đường giao thông phát triển phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với nhiều tuyến đường quan trọng như: đường vành đai ba, Nguyễn Trãi, Láng - Thanh Xuân, Định Công - Nguyễn Trãi - Nhân Chính…
Bản đồ quy hoạch chung quận Thanh Xuân Hà Nội đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây là thủ phủ trước đây của tỉnh Hà Tây Cũ. Địa giới hành chính thị xã Sơn Tây:
- Phía Đông: giáp huyện Phúc Thọ
- Phía Tây: giáp huyện Ba Vì
- Phía Nam: giáp huyện Thạch Thất
- Phía Bắc: giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, quy hoạch thị xã Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh ở cửa ngõ Tây Bắc của thành phố HN với trọng tâm:
- Là khu vực quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây với các chức năng hỗn hợp và có đặc thù riêng, hoạt động độc lập tương đối.
- Hỗ trợ đô thị trung tâm về các lĩnh vực nhà ở, đào tạo, phát triển công nghiệp, dịch vụ.
- Mang chức năng là đô thị bảo tồn thành cổ Sơn Tây, làng cổ đường Lâm...
Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hà Nội 2030 - 2050
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì là huyện nội thành của thành phố HN và thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, địa giới hành chính của huyện Ba Vì như sau:
- Phía Đông: giáp thị xã Sơn Tây
- Phía Đông Nam: giáp huyện Thạch Thất
- Phía Nam: giáp huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình
- Phía Bắc giáp: thành phố Việt Trì, Phú Thọ
- Phía Tây giáp: huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Bắc: giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 quy hoạch huyện Ba Vì sẽ là:
- Hành lang xanh và phát triển du lịch, sản xuất, nghiên cứu nông nghiệp, bảo tồn làng nghề.
- Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.
- Khu dân cư phát triển mô hình nông thôn mới và khu đô thị và thị trấn phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng…
Về cơ bản, thông tin quy hoạch huyện Ba Vì được phê duyệt sẽ được phát triển theo mô hình cấu trúc 3 trục ngang để kết nối huyện Ba Vì với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận nhờ phát triển giao thông ở các tuyến QL32, đường cao tốc Hồ Chí Minh…
Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì thành phố Hà Nội đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ là một huyện nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội với vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông: giáp huyện Thanh Oai
- Phía Tây Bắc: giáp quận Hà Đông
- Phía Bắc, Tây Bắc: giáp huyện Quốc Oai
- Phía Nam: giáp huyện Mỹ Đức
- Phía Đông Nam: giáp huyện Ứng Hòa
- Phía Tây, Tây Nam: giáp huyện Lương Sơn
Kế hoạch, thông tin quy hoạch huyện Chương Mỹ:
- Phát triển là đô thị công nghiệp, dịch vụ. hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại để trở thành động lực thúc đất khu vực hành lang xanh.
- Thực hiện quy hoạch phát triển khu, cụm trường đại học, trường nghề ra ngoại thành.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đến năm 2030
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng là huyện ngoại thành Hà Nội có vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Mê Linh.
- Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm.
- Phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
- Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.
Theo Quy hoạch chi tiết huyện Đan Phượng thì mục tiêu sẽ phát triển các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị, trở thành đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc, hỗ trợ tích cực cho khu trung tâm thành phố theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc của TP Hà Nội, với vị trí:
- Phía đông: giáp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Phía Đông Bắc: giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
- Phía Đông Nam: giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm
- Phía Nam: giáp các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm
- Phía Tây: giáp huyện Mê Linh
- Phía Tây Nam: giáp huyện Đan Phượng
- Phía Bắc: giáp huyện Sóc Sơn.
Theo thông tin quy hoạch quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ có khoảng 49% - 60% diện tích đất phát triển đô thị phân chia thành các khu vực: trung tâm, nông thôn (phần ngoài đê sông Hồng, sông Đuống và khu vực nông thôn còn lại)
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm là huyện thuộc phía Đông của thủ đô Hà Nội với các vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông, Đông Bắc: giáp tỉnh Bắc Ninh
- Phía Nam, Đông Nam: giáp tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây: giáp quận Long Biên, Hoàng Mai
- Phía Bắc, Tây Bắc: huyện Đông Anh
Kế hoạch quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm đến năm 2020 cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là một quận phía Đông của thủ đô.
Với nhiều quy hoạch chi tiết các khu đô thị huyện Gia Lâm đã phê duyệt như: quy hoạch khu đô thị Gia Lâm, quy hoạch các phân khu đô thị trên địa bàn huyện như: Phân khu đô thị N9, N11, GN, quy hoạch hai bên đường Dốc Hội - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị Trâu Quỳ, xã Yên Thường, Ninh Hiệp, Đình Xuyên,…
Bản đồ quy hoạch chung huyện Gia Lâm đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức
Hoài Đức là một huyện cửa ngõ phía Tây Hà Nội với địa giới:
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Tây giáp huyện Quốc Oai và Phúc Thọ;
- Phía Nam giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai;
- Phía Đông giáp quận Hà Đông và Nam Từ Liêm
Thông tin quy hoạch huyện Hoài Đức hiện nay đang được tập trung đầu tư và phát triển để lên quận vào năm 2020. Với nhiều các quy hoạch chi tiết các khu đô thị huyện Hoài Đức đã được phê duyệt như:
- Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 6
- Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 02 phân khu đô thị S1, S2- tuyến số 1
- Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3
- Phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kim Chung- Di Trạch, Khu chức năng đô thị La Phù, khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng, Trung tâm thị trấn Trạm Trôi...
- Tầm nhìn tương lai Hoài Đức sẽ là trung tâm phát triển với nhiều khu đô thị mới quy mô đầu tư “siêu dự án”.
Bản đồ quy hoạch chung huyện Hoài Đức đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh
Huyện Mê Linh có vị trí tại phía Tây Bắc Hà Nội và có 18 xã, thị trấn, tiếp giáp:
- Phía Bắc, Tây: giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp huyện Đan Phượng qua sông Hồng
- Phía Đông Bắc: giáp huyện Sóc Sơn
- Phía Đông: giáp huyện Đông Anh.
Theo quy hoạch huyện Mê Linh là vành đai xanh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường; định hướng là đô thị công nghiệp sạch đa ngành. Là trung tâm dịch vụ thương mại và y tế cấp vùng phía Bắc
Đến năm 2020, trở thành vùng đô thị đạt trình độ phát triển của Thành phố, có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản hoàn chỉnh, an ninh chính trị ổn định;
Đến 2030, trở thành vùng đô thị, dịch vụ sinh thái, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đời sống người dân đạt trên mức bình quân chung toàn Thành phố, có môi trường trong lành.
Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh, Hà Nội chi tiết (Nguồn:thongtinquyhoach)
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức
Huyện Mỹ Đức là huyện ngoại thành phía Tây Nam cách trung tâm thành phố Hà Nội 54km với vị trí:
- Phía Bắc: giáp huyện Chương Mỹ;
- Phía Đông: giáp huyện Ứng Hoà qua sông Đáy;
- Phía Tây: giáp huyện Lương Sơn, Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình;
- Phía Nam: giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Theo quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 thì huyện Mỹ đức sẽ phát triển theo mô hình phân tán với thị trấn Đại Nghĩa là đô thị thị hạt nhân trung tâm và 3 cụm đổi mới là An Mỹ, An Phú, Hương Sơn cơ bản theo hương sau:
Cụm đổi mới An Mỹ: hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, vùng chăn nuôi, vùng rau sạch, vùng lúa chất lượng cao; Cụm đổi mới An Phú: phát triển du lịch, thương mại dịch vụ hỗ trợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch và nghề sen; Cụm đổi mới Hương Sơn: phát triển dịch vụ phục vụ du lịch lễ hội chùa Hương, lễ hội Festival Hoa sen.
Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Phú Xuyên
Huyện Phú Xuyên là huyện thuộc ngoại thành thành phố Hà Nội với vị trí:
- Phía Bắc: giáp huyện Thường Tín, Thanh Oai
- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên - Hà Nam;
- Phía Đông: Khoái Châu - Hưng Yên;
- Phía Tây: giáp huyện Ứng Hòa
Thông tin quy hoạch huyện Phú Xuyên đến năm 20130 về sử dụng đất, không gian đô thị, giao thông đường bộ. Tính chất quy hoạch huyện Phú Xuyên là:
- Khu vực phát triển mới về đô thị, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ và có vai trò là cực tăng trưởng mới tại cửa ngõ phía Nam của Hà Nội.
- Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường sắt, có vai trò trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động từ các vùng lân cận vào Hà Nội và ngược lại.
- Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, làng nghề thủ công truyền thống có thương hiệu, có giá trị cao và vùng cân bằng sinh thái tự nhiên của Hà Nội, giới hạn sự phát triển của đô thị vệ tinh với hành lang xanh, dựa trên nền tảng hệ sinh thái vùng trũng của hệ thống sông Hồng, sông Nhuệ.
Đồng thời thông tin quy hoạch huyện phú Xuyên Hà Nội thành các vùng phát triển đô thị là vùng xây dựng thuộc đô thị vệ tinh và Vùng kiểm soát phát triển đô thị - hành lang xanh
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên đến năm 2030
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ
Quy hoạch huyện Phúc Thọ nằm ngoài thành của TP Hà Nội ở vị trí giáp ranh:
- Phía Tây: giáp thị xã Sơn Tây
- Phía Nam: giáp huyện Thạch Thất
- Phía Đông Nam: giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức
- Phía Đông: giáp huyện Đan Phượng.
- Phía bắc: giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía đông Bắc: giáp huyện Mê Linh, Đan Phượng
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, thì quy hoạch huyện Phúc Thọ phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị và nông thôn cao, phát triển ổn định bền vững;
Bản đồ quy hoạch chung huyện Phúc Thọ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai là huyện nằm ở khu vực phía tây thành phố Hà Nội với vị trí địa giới tiếp giáp các khu vực xung quanh:
- Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức;
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình;
- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Theo quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai sẽ phát triển với tính chất là huyện ngoại thành phía Tây Nam, trong hành lang xanh của thành phố Hà Nội. Trong đó tập trung phát triển là nông nghiệp sinh thái kết hợp các làng nghề và cụm đổi mới gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch và bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái chất lượng cao, phát triển kinh tế tổng hợp.
Bản đồ quy hoạch chung huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành của TP Hà Nội có vị trí:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Theo thông tin quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì Sóc sơn huyện phát triển với:
- Tính chất cơ bản là thương mại - dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng;
- Hướng tới một huyện phát triển xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia, của Vùng và Thủ đô Hà Nội
- Tập trung phát triển thành đô thị vệ tinh của thành phố trung tâm
- Bản vẽ, bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn Hà Nội
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất
Thạch Thất là huyện lỵ nằm ở phía Tây bắc của thành phố Hà Nội với vị trí:
- Phía Bắc: giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía Đông: giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
- Phía Nam: giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình).
- Phía Tây: giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Nội dung thông tin quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất với tính chất là huyện phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ, du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái.
Bản đồ quy hoạch chung huyện Thạch Thất đến năm 2030
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai
Quy hoạch huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội có ranh giới với các khu vực khác:
- Phía Bắc, Tây Bắc: giáp quận Hà Đông
- Phía Tây: giáp huyện Chương Mỹ
- Phía Tây Nam: giáp huyện Ứng Hòa
- Phía Đông Nam: giáp huyện Phú Xuyên
- Phía Đông: giáp huyện Thường Tín
- Phía Đông Bắc: giáp huyện Thanh Trì
Theo thông tin quy hoạch huyện Thanh Oai sẽ được phân thành 5 khu vực phát triển theo các định hướng khác nhau phù hợp với đặc trưng, thế mạnh của các địa phương như: phát triển theo hướng nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp và theo hướng đô thị - dịch vụ - công nghiệp, cân đối với phát triển nông nghiệp.
Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì
Thanh Trì là huyện phía Nam, Đông Nam của TP Hà Nội, trong đó:
- Phía Tây Bắc: giáp quận Thanh Xuân
- Phía Bắc: Giáp quận Hoàng Mai
- Phía Tây: giáp quận Hà Đông
- Phía Đông: Giáp: huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Phía Nam: giáp huyện Thanh Oai, Thường Tín
Huyện Thanh Trì được quy hoạch chung xây dựng về sử dụng đất và giao thông cơ bản gồm:
- Quy hoạch đất ở huyện Thanh Trì theo 2 loại đất là đô thị và làng xóm. Đồng thời, có những điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất đến năm 2020.
- Đối với quy hoạch giao thông huyện Thanh Trì bao gồm đường quốc lộ 1A (bảo trì, cải tạo, mở rộng), đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua Thanh Trì mở rộng đường. Ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh lộ 70, 70B, đê sông Hồng, vành đai 3 và đường liên xã và đường sắt giúp kết nối giao thông tốt với các tỉnh và trong nội huyện.
Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì đến năm 2020
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín
Huyện Thường Tín là huyện ngoại thành Hà Nội có kết nối với các tuyến đường giao thông Bắc Nam quan trọng đó là QL1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Vị trí của huyện Thường Tín với các khu vực lân cận là:
- Phía Bắc: giáp huyện Thanh Trì
- Phía Nam: giáp huyện Phú Xuyên
- Phía Đông: giáp tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng
- Phía Tây: giáp huyện Thanh Oai
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì Thường Tín được định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tương xứng với vị trí ở vùng đô thị phía Nam Hà Nội, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đô thị trung tâm Hà Nội.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Thường Tín, Hà Nội đến năm 2030
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa
Huyện Ứng hòa thuộc khu vực phía Nam của TP Hà Nội. Trong đó:
- Phía Bắc: giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai
- Phía Nam: giáp huyện Duy Tiên, Kim bảng tỉnh Hà Nam
- Phía Tây: giáp huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên.
Thông tin quy hoạch huyện Ứng Hòa đến năm 2020 về: Không gian quy hoạch huyện Ứng Hòa theo kiểu phân tán với một số đô thị hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, dự án công cộng, dịch vụ thương mại tại:
Thị trấn Vân Đình Cụm đổi mới Quán Tròn, xã Quảng Phú Cầu - Trường Thịnh Cụm đổi mới Khu Cháy, xã Đồng Tân - Trung Tú và cụm đổi mới Hoà Nam, xã Hoà Nam)
Bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Thông tin quy hoạch đường giao thông Hà Nội
Thông tin quy hoạch đường nội đô
Bên cạnh việc quy hoạch không gian, sử dụng đất nhằm có những quy hoạch tiết tiết trong xây dựng nhà, các công trình nhà đất thì sở, viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cũng tiến hành thực hiện dự án quy hoạch xây dựng đường giao thông đô thị kết nối với các đô thị vệ tinh, các trục giao thông nội vùng quan trọng đã được phê duyệt thông qua như:
- Quy hoạch giao thông, đường nội đô tại Hà Nội
Quy hoạch mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đường 70, đường 72 Minh Khai, Nguyễn Khoái, Nguyễn Đức Cảnh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Võ Thị Sáu, Trường Chinh, Bạch Đằng, Giải Phóng, Hoàng Văn Thái, Láng, Lê Duẩn, Lê Quang Đạo, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Xiển, Trương Định, đường trục nam Hà Nội
- Quy hoạch giao thông đô thị với các khu đô thị vệ tinh Hà Nội: quy hoạch đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên, Hà Đông – Xuân Mai, trục Hồ Tây – Ba Vì, Tây Thăng Long, Đỗ Xá – Quan Sơn, Trục kinh tế Bắc – Nam, Miếu Môn – Hương Sơn, trục kinh tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài – Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm quan trọng.
Thông tin, bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội
* Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
Các quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội với tổng chiều dài là 410km trong đó có 342km cầu cạn, mặt đất và 68,6km còn lại là đường hầm. Trong đó có tuyến 2, 2A nên có thể xem là có 9 tuyến đường sắt Hà Nội trên cao và ngầm bao gồm:
- Tuyến 1: gồm 2 nhánh kết hợp đường sắt đô thị Hà Nội với đường sắt quốc gia (dài 36km)
- Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên
- Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy);
- Tuyến 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt (dài 42km bao gồm tuyến đi trên cao và đi ngầm theo hướng chạy vành đai kết hợp trung tâm)
- Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông (14 km): sắp khai thác
Sơ đồ quy hoạch đường sắt Hà Nội các tuyến
- Tuyến 3: Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai (26 km chia thành 26 ga): đang thi công dự kiến khai thác 2023 bao gồm đi trên cao đoạn Trôi - Cầu Giấy và còn lại đi ngầm.
- Tuyến 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình - đường vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm hiện chưa thi công
- Tuyến 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc (dài 39km). Chưa thi công.
- Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi (dài 43km). Chưa thi công.
- Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội (dài 28km). Chưa thi công.
- Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển tuyến số 2) - vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá (dài 37km).
Trong đó dự kiến vận hành một số tuyến thuộc từ năm 2020 - 2030 như:
- Tuyến 1- đoạn 1.IIA: Ngọc Hồi - Yên Viên;
- Tuyến 2: đoạn 2.1: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; đoạn 2.2: Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, đoạn 2.3: Nam Thăng Long - Nội Bài;
- Tuyến 3 - đoạn 3.1: Nhổn - ga Hà Nội (2023), đoạn 3.2: Ga Hà Nội - Hoàng Mai, đoạn 3.3: Nhổn - Trôi – Phùng ;
- Tuyến 5: đoạn 5.1: Văn Cao - Vành đai 4;
- Tuyến 8: đoạn 8.1: Sơn Đồng - Mai Dịch.
- Những tuyến thuộc quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội còn lại sẽ vận hành sau năm 2030.
* Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm với đô thị vệ tinh
Theo quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội sẽ có các tuyến có chức năng kết nối đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh như:
- Tuyến 2 kéo dài từ: Nội Bài - Trung Giã (Sóc Sơn), chiều dài 9km.
- Tuyến 2A kéo dài từ: Hà Đông - Xuân Mai (dài khoảng 20km theo quốc lộ 6)
- Tuyến 3 kéo dài từ: Nhổn - Sơn Tây theo quốc lộ 32 dài khoảng 30km
- Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai: đi từ Sơn Tây theo QL21 đến Hòa Lạc, Xuân Mai dài khoảng 32km.
Thông tin, bản đồ quy hoạch đường vành đai Hà Nội
Theo quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội sẽ có tổng cả 6 tuyến đường vành đai bao gồm quy hoạch đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 4, 5. Quy hoạch các tuyến đường vành đai Hà Nội được phát triển với vai trò là giảm tải giao thông, ách tắc ở thủ đô và giúp phát triển kinh tế xã hội nhờ vào việc kết nối giao thông liên tỉnh thuận lợi.
Hình ảnh đường vành đai Hà Nội thực tế
Thông tin quy hoạch chi tiết đường vành đai Hà Nội cơ bản như sau:
Quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội
Theo bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội thì đây là tuyến đường vành đai đầu tiên được hình thành bởi các con đường: Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân.
Tiến độ: hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016.
Quy hoạch đường vành đai 2 Hà Nội
Bản đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 2 Hà Nội cho thấy đây là tuyến đường nội đô khép kín có tổng chiều dài là 43,6km và giá trị đầu tư khoảng hơn 50 nghìn tỷ đồng.
Lộ trình của quy hoạch đường vành đai 2 sẽ chạy qua cầu Vĩnh Tuy – đường Minh Khai - Đại La - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Ngã tư Sở -Láng - Cầu Giấy -Bưởi - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp -Trường Sa – cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - Nguyễn Văn Linh - Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.
Tiến độ: đã hoàn thành
Bản đồ quy hoạch chi tiết các tuyến đường vành đai 1, 2 và 2.5, 3 Hà Nội
Quy hoạch đường vành đai 2.5 Hà Nội
Xem bản đồ quy hoạch đường vành đai 2.5 Hà Nội cho thấy đây là xuyên đường chạy xuyên tâm thủ đô với tính chất là tuyến phụ trợ cho đường vành đai 2, 3. Chiều dài đường khoảng 30km nằm hoàn toàn trong nội đô đi qua các quận: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tuyến nằm hoàn toàn trong nội đô Hà Nội.
Quy hoạch đường vành đai 3 Hà Nội
Quy hoạch đường vành đai 3 Hà Nội có chiều dài 65km và thiết kế 3 cây cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng, có cầu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cầu cạn cao tốc với tốc độ tối đa 90km/h. Đây là tuyến đường đi qua các quận/huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.
Quy hoạch tuyến đường vành đai 3 bao gồm: đường Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp. Trong đó đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng.
Quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội
Theo bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội sẽ là tuyến đường với chức năng kết nối giao thông Hà Nội đi tuyến tỉnh. Thiết kế đường 6 làn xe cao tốc và có đường gom đô thị. Mặt đường có chiều rộng từ 90m đến 135m.
Chiều dài toàn tuyến theo quy hoạch đường vành đai 4 đó là: 136,6 km chạy qua 16 quận, huyện Hà Nội và các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh và Bắc Giang.
Tiến độ: khởi công năm 2010 dự kiến hoàn thành 2020.
Bản đồ quy hoạch các tuyến đường vành đai 4, 5 Hà Nội
Quy hoạch đường vành đai 5 Hà Nội
Dự án quy hoạch đường vành đai 5 Hà Nội là tuyến đường vành đai ngoài cùng của thủ đô Hà Nội kết nối 36 quận huyện của 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Tổng chiều dài tuyến đường là: 331,5km không tính 41km đường đi cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3. Theo quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 chính tuyến sẽ có đường gom, đường song hành quy mô từ 4 - 6 làn xe với nhiều tuyến cao tốc.
Tiến độ: đang thi công
Thông tin quy hoạch đường cao tốc Hà Nội
Quy hoạch đường cao tốc Hà Nội đến năm 2030 sẽ xây dựng các tuyến cao tốc 4-8 làn xe song hành với quốc lộ để giảm tải. Mục tiêu hoàn thiện 7 tuyến đường cao tốc Hà Nội: Quy hoạch cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai (đã xong), Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Hải Phòng (sắp khánh thành), Hà Nội – Hòa Bình, Cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa (đã xong).
Thông tin quy hoạch giao thông hàng khôngTheo quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ phát triển các dự án:
Quy hoạch sân bay Nội Bài mở rộng và cải tạo, nâng cấp với các giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2030.
Ngoài ra, quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm sử dụng dân dụng nội địa tầm ngắn, quân sự. Quy hoạch sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn dùng cho quân sự và dân sự khi cần, sân bay Bạch Mai là sân bay cứu hộ và trực thăng.
Thông tin, bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh Hà Nội
Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 thì sẽ phát triển 1 đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh bao quanh gồm có:
- Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm với chức năng là đô thị khoa học công nghệ và đào tạo với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút di dân.
- Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm có chức năng là đô thị dịch vụ – công nghiệp.
- Quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên: nằm ở phía Nam đô thị trung tâm mang chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung tâm trung chuyển hàng hóa và chủ yếu tập trung xây dựng các cơ sở kinh tế về công nghiệp, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao nhằm thu hút và cung cấp nguồn lực tại chỗ và các vùng hoạt động kinh tế lân cận.
- Quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây: nằm ở phía Tây Bắc đô thị trung tâm, là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng.
- Quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn: nằm ở phía Bắc đô thị trung tâm, là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái với định hướng phát triển dựa trên cơ sở trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố, phát triển công nghiệp sạch của thành phố, trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.
Bạn đọc có thể tìm kiếm nhiều thông tin dự án đô thị mới hot nhất cập nhật liên tục trên bất động sản ancu.me.
Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội
Quy hoạch khu đô thị Hà Nội tại các quận/huyện
Hiện nay, có rất nhiều quy hoạch các khu đô thị Hà Nội đã được phê duyệt chi tiết nằm kế hoạch thực hiện quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội như:
- Quận Hà Đông: Bản đồ quy hoạch khu đô thị Thanh Hà, Kiến Hưng, Dương Nội, Mậu Lương, Văn Quán, Phú Lương, Xa La…
- Quận Tây Hồ: quy hoạch khu đô thị Ciputra, Xuân Phương, Tây Hồ Tây
- Huyện Thanh Trì: quy hoạch khu đô thị Cầu Bươu, Pháp Vân, Tứ Hiệp...
- Quận Thanh Xuân: quy hoạch khu đô thị mới Đại Kim Định Công, Tây Nam Kim Giang, Kim Văn Kim Lũ, Geleximco, Phùng Khoang...
- Huyện Gia Lâm: quy hoạch khu đô thị Vincity, Đặng Xá...
- Quận Hoàng Mai: quy hoạch khu đô thị Linh Đàm, khu đô thị mới Thịnh Liệt
- Huyện Hoài Đức: quy hoạch khu đô thị nam An Khánh, La Phù, Vân Canh...
- Quận Nam Từ Liêm: quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Mỗ Lao, Mỹ Đình 2
- Huyện Quốc Oai: quy hoạch khu đô thị ngôi nhà mới
- Quận Bắc Từ Liêm: quy hoạch khu đô thị thành phố giao lưu, Bắc Cổ Nhuế Chèm
- Quận Long Biên: quy hoạch khu đô thị Việt Hưng, Khai Sơn, Sài Đồng
- Quận Cầu Giấy: khu đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Nam Trung Yên, Yên Hòa…
- Huyện Mê Linh: quy hoạch khu đô thị Chi Đông
- Huyện Sóc Sơn: quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn
Nhìn chung, quy hoạch khu đô thị ở Hà Nội là quy hoạch chi tiết và sẽ phải tuân thủ theo kế hoạch, bản đồ quy hoạch chung xây dưng thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo phê duyệt.
Thông tin quy hoạch khu công nghiệp Hà Nội
Danh sách các dự án quy hoạch khu công nghiệp Hà Nội
Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn. Tạo các sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước.
- Theo kế hoạch phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có 33 khu công nghiệp và khu công nghệ cao.
Hiện thành phố đã có 19 KCN và Khu công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào mạng lưới quy hoạch các KCN cả nước tới năm 2015 như:
Quy hoạch khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, KCN Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Nội Bài, Hà Nội – Đài Tư, Thạch Thất – Quốc Oai, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Khu công nghệ cao sinh học Từ Liêm, Khu Công viên CNTT Hà Nội,...
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy hoạch thủ đô Hà Nội đã và đang thực hiện theo dự kiến đến năm 2030. Hy vọng bạn đọc sẽ có được nhiều những thông tin hữu ích quy hoạch định hướng phát triển không gian, giao thông, hạ tầng của thành phố Hà Nội, trung tâm đầu não của quốc gia.
Xem thêm thông tin Bản đồ quy hoạch các quận tphcm để nắm rõ những chủ trương quy hoạch đất sắp tới.
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội Mới Nhất
-
Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội đến 2030
-
Quy Hoạch Hà Nội - Bản đồ
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 1/500 Năm 2025 đến Năm 2030 Mới Nhất
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội Mới Nhất Có Gì?
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội 1/500 Năm 2021 đến Năm 2030, 2050
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội Pdf - Đất Vàng Việt Nam
-
Cổng Thông Tin Quy Hoạch Sử Dụng đất: Trang Chủ
-
QUY HOẠCH HÀ NỘI 2030 - Dia Chinh Hn
-
Bản đồ Quy Hoạch TP Hà Nội Mới Nhất 2021 - Quế Đất
-
Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội đến 2030 | Đất Xuyên Việt
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Hà Nội đến Năm 2030 - Nhà Ở Ngay
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội, Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch 2022 đến 2030
-
Bản đồ Quy Hoạch Hà Nội Mới Nhất 2022 - Bất động Sản House Viet