Tra Cứu Vi Phạm Giao Thông Tại Đà Nẵng Như Thế Nào?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vi phạm giao thông là gì?
  • Tại sao phải tra cứu vi phạm giao thông?
  • Sự cần thiết phải tra cứu vi phạm giao thông?
  • Hướng dẫn tra cứu vi phạm giao thông tại Đà Nẵng
  • Những lưu ý khi tra cứu vi phạm giao thông ở Đà Nẵng

Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm giao thông đang có nhiều thay đổi với trợ giúp của các thiết bị công nghệ. Điều này khiến cho nhiều khách hàng hoang mang trong việc xác định liệu mình có vi phạm giao thông hay không và phải nộp phạt như thế nào?.

Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng vẫn cách Tra cứu vi phạm giao thông tại thành phố Đà Nẵng một cách cụ thể, rõ ràng hơn để quý độc giả tham khảo.

Vi phạm giao thông là gì?

Vi phạm giao thông là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đã không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định về giao thông trong việc điều khiển phương tiện giao thông.

Tại sao phải tra cứu vi phạm giao thông?

Hiện nay, việc tra cứu vi phạm giao thông chủ yếu được áp dụng cho các hành vi vi phạm bị phạt nguội. Đây là hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông có ghi nhận được các hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.

Hiện nay, hình thức kiểm tra, theo dõi giao thông qua camera dã được triển khai tại nhiều thành phố trên cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,….

Từ đây, có thể thấy, nếu việc kiểm tra, giám sát giao thông được thực hiện qua các camera, người điều khiển giao thông sẽ không thể biết được mình có vi phạm luật giao thông hay không. Do đó, người tham gia giao thông cần phải tra cứu để nắm bắt các thông tin trên.

Sự cần thiết phải tra cứu vi phạm giao thông?

Trước khi đi vào nội dung về tra cứu vi phạm giao thông tại thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ giới thiệu về sự cần thiết phải tra cứu vi phạm giao thông:

– Đối với người tham gia giao thông:

+ Việc tra cứu sẽ giúp người tham gia giao thông giám sát việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo việc xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

+ Nâng cao hiểu biết về pháp luật giao thông đối với bản thân người tham gia giao thông.

– Đối với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông:

+ Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Vì vậy, việc tra cứu hành vi vi phạm giao thông giúp nhà nước phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật các hành vi trên, đặc biệt là đối với những người luôn tìm cách quanh co, từ chối hợp tác để xử lý.

+ Đảm bảo các chế tài xử phạt là công bằng, minh bạch và đúng pháp luật.

+ Việc tra cứu cũng giúp nhà nước quản lý trật tự giao thông trên phạm vi cả nước.

Hướng dẫn tra cứu vi phạm giao thông tại Đà Nẵng

Tra cứu vi phạm giao thông tại Đà Nẵng sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu thông tin vi phạm giao thông

Để tra cứu vi phạm giao thông cần truy cập vào trang web https://vpgtcatp.danang.gov.vn/

Đây là trang web chính thức được cơ quan công an thành phố Đà Nẵng dùng để thông báo về các hành vi vi phạm, trong đó chủ yếu là các hành vi bị phạt nguội.

Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị kết quả như sau:

Khi đó Quý vị cần nhập biển số xe mà Quý vị muốn tra cứu vào ô “Biển kiểm soát” và mã bảo mật để tiến hành tra cứu.

Lưu ý khi nhập biển kiểm soát:

– Nhập biển số xe tra cứu: Nhập biển số các ký tự đánh vào phải liền nhau, có gạch nối giữa mã vùng và số xe:

+ Đối với ô tô: Nhập biển số các ký tự đánh vào phải liền nhau, có gạch nối giữa mã vùng và số xe, cụ thể đối với biển số loại 4 số (ví dụ 43A-1234), đối với biển số loại 5 số (ví dụ 43A-123.45).

+ Đối với mô tô:Nhập biển số các ký tự đánh vào phải liền nhau, có gạch nối giữa mã vùng và số xe, cụ thể đối với biển số loại 4 số (ví dụ 43-X1-1234), đối với biển số loại 5 số (ví dụ 43-B1-123.45).

– Biển kiểm soát phải được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống, nếu có hành vi vi phạm giao thông, hệ thống sẽ hiển thị ngày giờ vi phạm, hành vi vi phạm kèm hình ảnh được chụp từ camera giám sát.

– Hành vi vi phạm được ghi trong ô “vi phạm”

– Ngày giờ diễn ra hành vi vi phạm được hiển thị trong ô “ngày giờ”

– Địa điểm diễn ra vi phạm được hiển thị trong ô “địa điểm”

Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp cho Quý vị cơ quan xử lý vi phạm

Quý vị cần kiểm tra và xác minh các thông tin liên quan được ghi trên hệ thống nêu trên như: biển số, địa chỉ liên hệ, loại xe,…để tránh sai sót trong việc xử lý vi phạm.

– Trong trường hợp Quý vị cần có bằng chứng để đối chiếu cụ thể, chính xác, Quý vị có thể tham khảo các hình ảnh được hiển thị dưới kết quả trên. Chẳng hạn:

Nếu cần thiết phải đem theo bằng chứng để so sánh với biên bản của cơ quan xử lý vi phạm, Quý vị có thể in những hình ảnh này ra để đem theo bằng cách nhấn vào nút “in bằng chứng” ở góc bên phải màn hình.

Bước 3: Nếu phương tiện có cảnh báo vi phạm hành chính về trật tự ATGT, người điều khiển phương tiện giao thông phải đến Cơ quan ra thông báo xử phạt để nộp phạt và xác nhận đã xử lý, hoàn thiện các thủ tục liên quan trước khi đi đăng kiểm xe trong thời hạn quy định của pháp luật.

Khi đi phải mang theo giấy phép lái xe và các loại giấy tờ phù hợp với phương tiện vi phạm.

Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Những lưu ý khi tra cứu vi phạm giao thông ở Đà Nẵng

Khi thực hiện tra cứu vi phạm giao thông ở Đà Nẵng cần lưu ý những điều sau đây:

– Nhập biển số xe theo đúng hướng dẫn, chẳng hạn như biển số viết liền nhau hay các gạch nối cách số.

– Khi nhập thông tin cần nhập cả mục biển số xe, số tem, giấy chứng nhận kiểm định.

– Trường hợp chủ xe cho người khác mượn xe bị phạt nguội nếu không chứng minh được thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy sau khi nhận được thông báo có vi phạm hành chính, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra thông báo, cá nhân vi phạm phải tiến hành nộp phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định cụ thể ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tra cứu vi phạm giao thông tại thành phố Đà Nẵng mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Từ khóa » Tra Cứu Phạt Giao Thông đà Nẵng