Trả Góp Là Gì? Mua Trả Góp Không Thanh Toán đúng Hạn Bị Xử Lý Thế ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mua hàng trả góp là gì?
  • 2 2. Hình thức mua hàng trả góp:
  • 3 3. Mua trả góp không thanh toán đúng hạn bị xử lý như thế nào?

1. Mua hàng trả góp là gì?

Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả, mà có thể thanh toán nó theo kỳ hạn (6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…) với nhiều mức lãi suất khác nhau (một số công ty còn hỗ trợ trả góp không tính lãi suất).

Một trong số những dịch vụ trả góp thường thấy có thể kể đến như: Trả góp ACS, trả góp PPF, trả góp Home Credit,… Song song với hình thức trả góp trực tiếp truyền thống, hiện nay còn hình thức trả góp online, trả góp qua thẻ tín dụng…, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Mua trả góp được hiểu là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Thông thường, kỳ hạn trả nợ là 1 năm, 3 năm, 5 năm hoặc 7 năm, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…). Lãi suất cho vay trả góp thường do bên cho vay và bên vay tự thỏa thuận.

Ví dụ: Một người vay 100 triệu tiền với lãi suất 9%. Như vậy nợ gốc là 100 triệu đồng + nợ lãi là 9 triệu đồng = tổng nợ gốc lãi là 109 triệu đồng. Nếu phân bổ thành kỳ hạn 1 năm trả, thì số tiền phải trả mỗi tháng là 9 triệu đồng. Nghĩa là mỗi tháng người vay phải trả thêm là 750 nghìn đồng ngoài số tiền gốc phải trả.

2. Hình thức mua hàng trả góp:

Hình thức mua trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Thông thường, kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…). Lãi suất cho vay trả góp thường do bên cho vay và bên vay tự thỏa thuận, có nhiều hình thức lãi suất và có cả 0 lãi suất.

Các hình thức trả góp hiện nay:

-Trả góp 0%

Thông thường, khi mua trả góp một mặt hàng nào đó người dùng sẽ phải trả trước tối thiếu một phần sản phẩm và phải chịu lãi suất với các mức loại các nhau (tùy từng hình thức trả góp sẽ có mức lãi suất và mức trả trước tối thiểu riêng)

-Trả góp qua công ty tài chính

 Mua hàng trả góp qua công ty tài chính là hình thức khách hàng vay tiền để mua sản phẩm bằng uy tín của mình, không cần phải thế chấp tài sản (nhà đất, xe…), không công chứng giấy tờ, không chứng minh tài chính và cũng không cần để lại giấy tờ cho công ty tài chính giữ. Tuy nhiên khách hàng phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất thông thường của ngân hàng.

 Hiện có các công ty tài chính đang hỗ trợ mua Trả GópHome Credit, Fe Credit, ACS, HD SaiSon

– Trả góp qua thẻ tín dụng, trả góp qua ngân hàng

Đầu tiên bạn cần hiểu thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng có tính năng thanh toán mà không cần tiền có sẵn trong thẻ. Nói cách khác là bạn sẽ mượn tiền của ngân hàng để thanh toán và tới cuối kỳ sẽ cần trả lại đầy đủ cho ngân hàng. Số tiền trong thẻ tín dụng được ngân hàng cấp gọi là hạn mức thẻ tín dụng. Tùy vào hồ sơ mở thẻ cũng như điều kiện mà bạn đáp ứng với ngân hàng mà hạn mức này sẽ cao hoặc thấp khác nhau. Khi đã được ngân hàng duyệt và chấp nhận mở thẻ tín dụng thì bạn có thể sử dụng để thanh toán các dịch vụ tiện ích như mua sắm, giải trí, du lịch… rất tiện ích.

Hiện nay, thẻ tín dụng có 2 loại là:

Thẻ tín dụng nội địa: Chỉ có thể thanh toán trong nước.

Thẻ tín dụng quốc tế: Có liên kết Mastercard/Visa, có thể thanh toán trong và ngoài nước.

 Vậy trả góp qua ngân hàng hay trả góp qua thẻ tín dụng là hình thức mua trả góp áp dụng đối với quý khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng liên kết với các đơn vị trả góp. Điểm đặc biệt của chương trình trả góp bằng thẻ tín dụng là cho phép bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng và trả dần trong vòng từ 3 – 12 tháng mà không phải bổ sung bất kỳ giấy tờ chứng minh nào cũng như được hưởng thêm ưu đãi 0 lãi suất hãy lãi suất 0%.

Nhìn chung, các hình thức trả góp của các ngân hàng, công ty tài chính ngày càng đơn giản (hồ sơ chỉ bao gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu, biên lai điện,…) với đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện để cá nhân,  tổ chức giải quyết vấn đề tài chính với mức lãi suất ưu đãi, tiện lợi, phù hợp nhất.

3. Mua trả góp không thanh toán đúng hạn bị xử lý như thế nào?

Khi người mua hàng trả góp đến kỳ hạn mà không trả tiền hoặc có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bị xử lý dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Điều 453 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, quy định về cho vay trả góp: “Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn”.

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính: “Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng…”.

Như vậy, việc mua hàng trả góp tại một cửa hàng là việc người mua ký kết một hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó.

Khi mua hàng trả góp, người mua đã thiết lập hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong.

Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng trả góp thì bên mua phải tuân thủ quy định về Nghĩa vụ trả tiền quy định tại Điều 440 Bộ Luật Dân sự 2015 thì:

“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2.Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản.

Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3.Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”

Trường hợp người mua quá hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà người mua vẫn không có khả năng chi trả số tiền mua tài sản đó cho bên bán thì căn cứ Điều 357 Bộ Luật Dân sự 2015 người mua phải có trách nhiệm như sau:

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2.Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

Căn cứ quy định trên, với việc chậm trả tiền thanh toán thì người mua sẽ phải trả lãi với đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Mức lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định về lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ Luật này.

Nếu phía bên bán yêu cầu người mua thanh lý nợ kịp thời nhưng người mua vẫn không có đủ khả năng xoay xở kịp.

Trường hợp này, người mua có thể thỏa thuận với người bán về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ lẫn bồi thường chi phí chậm trả.

Nếu không thỏa thuận được và người mua không trả số tiền hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì người bán sẽ có quyền khởi kiện người mua tới cơ quan tòa án cấp huyện nơi người mua cư trú, buộc người mua thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra, nếu người mua có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì người mua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)

Từ khóa » Nợ Trả Góp Không Thanh Toán