Trả Hồ Sơ Vụ “siêu Lừa” Cấu Kết Cán Bộ Ngân Hàng Chiếm đoạt Hơn ...

Trước đó, vụ án này được đưa ra xét xử gần đây nhất vào ngày 5/1/2022, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sau khi tiến hành xét hỏi một số bị cáo, Hội đồng xét xử nhận thấy cần làm rõ, bị hại trong vụ án là ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có hay không dấu hiệu đồng phạm lừa đảo với bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (sinh năm 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thực chất, quan hệ vay nợ của bị cáo Thành và ông Toàn ra sao? Hồ sơ vụ án cũng chưa làm rõ được tổng số tiền lãi ông Toàn nhận từ Thành và số tiền lãi Thành nhận từ các ngân hàng là bao nhiêu, số tiền mà bị cáo Thành còn nợ ông Toàn có đúng là 122 tỷ đồng không?

Ngoài ra, hành vi của bị cáo Quản Trọng Đức (nguyên Giám đốc Ngân hàng Việt Á, Chi nhánh Hà Nội) cũng được Hội đồng Xét xử yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ để chứng minh có hay không dấu hiệu đồng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện tại, bị cáo Đức bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong phiên xét hỏi chiều 5/5, bị cáo Thành cho rằng quan hệ với ông Toàn là vay nợ. Về hình thức, bị cáo Thành và ông Toàn sẽ cùng gửi tiền ngân hàng qua hợp đồng tiền gửi đồng sở hữu. Hợp đồng lập hai bản, ngân hàng giữ một bản, còn một bản ông Toàn giữ. Bị cáo Thành nói sau đó sẽ mượn ông Toàn hợp đồng này để photo, từ đó làm hồ sơ chứng minh tài chính để vay tiền thực hiện các dự án. Thành sẽ trả ngay cho vợ chồng ông Toàn khoản lãi ngoài 4,2% một tháng, song vợ chồng ông Toàn hoàn toàn không biết Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm này để làm gì sau đó. Lời khai này mâu thuẫn với nội dung mà bị cáo Thành khai trước đó tại cơ quan điều tra rằng ông Toàn biết Thành sẽ tìm cách để rút tiền trong sổ tiết kiệm này.

Một mâu thuẫn khác xuất hiện trong phần thẩm vấn là ông Toàn cho rằng mới nhận 4 tỷ đồng tiền lãi từ Thành và chưa nhận lại tiền gốc, trong khi Thành khẳng định đã trả được 35 tỷ đồng, song "không có giấy tờ bằng chứng".

Theo cáo trạng, từ năm 2016-2018, do thua lỗ trong kinh doanh nên Nguyễn Thị Hà Thành đã thực hiện hành vi lừa đảo, nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân trong xã hội theo cách vay người sau trả cho người trước. Tổng cộng, Thành thực hiện 27 vụ lừa đảo với tổng số tiền hơn 430 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt của Ngân hàng Việt Á gần 274 tỷ đồng./.

Từ khóa » Siêu Lừa