Trả Lời Bạn đọc: Chỉ Số đường Huyết Tăng Cao Có Nguy Hiểm Không

1. Kiến thức chung về tăng chỉ số đường huyết

1.1. Thế nào là tăng đường huyết

Tăng đường huyết là thuật ngữ dùng để chỉ lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, người bị chứng tiền tiểu đường cũng có thể gặp tình trạng này.

1.2. Vì sao chỉ số đường huyết tăng cao

Chỉ số đường huyết tăng cao chủ yếu là do:

- Bệnh tiểu đường: đây là nguyên nhân chính làm tăng chỉ số đường huyết và chỉ số insulin ở bệnh nhân tiểu đường thường không ổn định.

- Không tiêm insulin bổ sung.

chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không

Không tiêm insulin có thể là nguyên nhân tăng chỉ số đường huyết

- Có dùng một số loại thuốc, đặc biệt là steroid.

- Trải qua một thời gian dài chịu căng thẳng làm cho các hormone giữ glucose trong máu tăng lên.

- Ăn quá nhiều tinh bột, chất ngọt nhân tạo, chất béo,...

- Bình minh: có một thực tế được ghi nhận đó là vào khoảng 8 - 10 giờ sáng có một số hormone như cortisol, glucagon, epinephrine,... làm cho gan giải phóng glucose vào trong máu.

1.3. Dấu hiệu nào cho thấy có sự gia tăng chỉ số đường huyết

Không phải ở tất cả mọi người các dấu hiệu tăng đường huyết đều giống nhau. Có những người tăng đường huyết mà không hề có dấu hiệu nào khác thường cho đến khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp bị tăng đường huyết sẽ có dấu hiệu sau:

- Tiểu nhiều lần trong một ngày, nhất là buổi đêm.

- Luôn cảm thấy miệng bị khô và khát nước.

- Thị lực suy giảm theo hướng mờ và nhìn kém, mắt nhức mỏi.

- Cảm thấy nhanh đói.

- Thường xuyên thấy cơ thể bị mệt mỏi.

- Cân nặng giảm sút nhanh chóng.

- Rất dễ bị nhiễm trùng và khi có vết thương thì thường lâu lành.

1.4. Chỉ số đường huyết như thế nào được xem là cao

Trước khi lo nghĩ chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không thì bạn cần phải biết được như thế nào mới được xem là chỉ số đường huyết cao. Bình thường, để đảm bảo nhu cầu năng lượng của tế bào, đường huyết sẽ phải nằm ở một khoảng giới hạn nhất định. Nếu nó vượt quá ngưỡng giới hạn này sẽ được xem là cao. Cụ thể như sau:

Bảng đường huyết đo lường sau bữa ăn

Bảng đường huyết đo lường sau bữa ăn

- Với những người bình thường

Khi nhịn đói trên 8 tiếng thì chỉ số đường huyết ở người bình thường dao động trong khoảng 4.0 - 5.9 mmol/l (72 - 108 mg/dL) và dưới 7.8 mmol/l (140 mg/dL) vào 2 tiếng sau ăn. Nếu khi đo chỉ số đường huyết có kết quả lớn hơn khoảng này thì được xem là tiền tiểu đường hoặc đã bị tiểu đường vì có chỉ số đường huyết tăng cao.

- Với bệnh nhân bị tiểu đường

Ngưỡng an toàn về chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường khác nhau ở mỗi type. Trong quá trình theo dõi và điều trị cho bệnh nhân, giới hạn đường huyết khi nào tăng cao là do bác sĩ xác định. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường lâu năm tức là cơ thể đã quen với đường huyết ở ngưỡng cao rồi nên nếu cố gắng điều trị đưa đường huyết về giá trị bình thường lại rất dễ làm hạ đường huyết vì cơ thể không thích nghi được.

2. Giải đáp băn khoăn: chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không

Chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào các biến chứng mà nó gây ra. Cụ thể là:

2.1. Biến chứng cấp tính

Tăng chỉ số đường huyết được xem là nguy hiểm khi nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh do không được cấp cứu ngay. Những biến chứng này gồm:

- Nhiễm toan ceton

Người bị tiểu đường tuýp 1 thường dễ gặp biến chứng này khi chỉ số đường huyết tăng cao. Lúc này, đường huyết sẽ vượt quá 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL và khiến cho tế bào bên trong cơ thể thiếu năng lượng trầm trọng. Để khắc phục tình trạng ấy, cơ thể sẽ tự sinh ra cơ chế “đốt cháy” chất béo và hậu quả của nó chính là làm tích tụ ceton trong máu.

Thông qua thăm khám, kiểm tra bác sĩ mới trả lời chính xác được chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không

Thông qua thăm khám, kiểm tra bác sĩ mới trả lời chính xác được chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không

Nhiễm toan ceton tức là một lượng lớn ceton tích tụ trong máu. Nó làm cho cơ thể bị nhiễm độc và sinh ra các triệu chứng: khó chịu, bồn chồn, thở có mùi giấm hay giống như mùi hoa quả lên men.

- Gia tăng áp lực thẩm thấu

Chỉ số đường huyết tăng quá mức khiến cho nước thẩm thấu nhiều vào lòng mạch và dịch của cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu. Hậu quả là cơ thể bị mất dịch nghiêm trọng.

2.2. Biến chứng lâu dài

Chỉ số đường huyết tăng cao nguy hiểm không xin được trả lời là rất nguy hiểm với những trường hợp biến chứng lâu dài vì nó làm tổn thương mạch máu và hệ thống thần kinh. Các biến chứng cần thận trọng đó là:

- Tại mạch máu lớn

Gia tăng chỉ số đường huyết trong thời gian dài dễ làm xơ vữa động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

- Tại mạch máu nhỏ

Khi chỉ số đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh và tác động xấu đến thận và mắt như: suy thận, thị lực giảm sút, mù lòa,...

- Tổn thương hệ thần kinh

Những người bị tổn thương hệ thần kinh do tăng chỉ số đường huyết quá cao có thể bị rối loạn các cơ quan trong cơ thể, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn cảm giác,...

3. Lưu ý cần nhớ

Từ chia sẻ về chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không ở trên chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không thể chủ quan trước tình trạng này. Đặc biệt, nếu có các hiện tượng sau, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa:

- Tiêu chảy và nôn mửa với tần suất cao nhưng hoạt động ăn uống vẫn diễn ra bình thường.

- Bị sốt cao trên 24 giờ.

- Chỉ số đường huyết trên 240 mg/dl dù đã sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.

- Khó duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng cho phép.

Mong rằng chia sẻ về chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không trên đây đã giải tỏa được băn khoăn của bạn đọc. Nếu vẫn còn thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về tình trạng này bạn đọc có thể gọi ngay đến tổng đài 1900565656, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng đưa ra những thông tin chính xác về vấn đề bạn quan tâm từ đó định hướng giúp bạn có biện pháp xử trí đúng đắn.

Từ khóa » Bảng đo đường Huyết Tiểu đường