Trả Lời Câu Hỏi (Answering Questions) - Học Tiếng Anh - Tienganh123

1. Độ dài của câu trả lời (How long is an answer?) Có những câu hỏi có thể được trả lời bằng một từ hoặc một cụm từ, nhưng cũng có những câu hỏi cần được trả lời bằng một hoặc nhiều câu. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể. Didn't you hear about the bank robbery? ~ No. (Bạn không biết gì về vụ cướp ngân hàng à? ~ Không.) I've got a hat. ~ What colour? ~ Brown. (Mình có một cái mũ. ~ Màu gì? ~ Màu nâu.) Do you like school? ~ Yes, I do. It's OK. (Con có thích trường học không? ~ Có ạ. Trường học cũng ổn ạ.) You haven't got central heating? ~ No, we haven't. (Các bạn không có điều hòa trung tâm à? ~ Không, bọn mình không có.) How long do you practise? ~ About half an hour. (Bạn luyện tập bao lâu rồi? ~ Khoảng nửa giờ đồng hồ.) Why did you sell the car? ~ It was giving me too much trouble. I was spending more money on it than it was worth spending money on. (Sao bạn lại bán ô tô? ~ Nó mang lại quá nhiều rắc rối cho mình. Mình đã mất cho nó nhiều hơn số tiền nó đáng phải mất.) How is Lucy? ~ She's a lot better now. In fact I think she'll be back at school next week. (Lucy thế nào? ~ Con bé khỏe hơn rất nhiều rồi. Thực ra mình nghĩ con bé sẽ quay lại trường vào tuần tới.)

Để trả lời câu hỏi chúng ta chỉ cần đưa ra thông tin phù hợp chứ không cần nhắc lại toàn bộ các từ có trong câu hỏi. Không cần thiết phải nói 'No, I didn't hear about the bank robbery' (Không, tôi không biết gì về vụ cướp ngân hàng), hay 'The hat is brown.' (Chiếc mũ màu nâu.)

Lưu ý: - Chúng ta có thể nhắc lại các từ trong câu hỏi khi muốn nhấn mạnh, chẳng hạn như khi bạn chối bỏ việc gì đó. Did you break this glass? ~ No, I did not break that glass. (Con đã làm vỡ chiếc cốc này phải không? ~ Không, con không làm vỡ chiếc cốc đó.) - Không phải lúc nào cũng có sự liên kết về mặt ngữ pháp trong câu hỏi và câu trả lời. Điều quan trọng là thông tin đưa ra phải phù hợp. What time will you be home? ~ Well, these meetings go on a long time. (Mấy giờ anh sẽ về nhà? ~ Chà, những cuộc họp này sẽ kéo dài lắm.) Ở đây, câu trả lời muốn chỉ ra rằng cuộc họp sẽ kéo dài và 'tôi sẽ về nhà muộn'. - Người nghe có thể không cần trả lời câu hỏi. What's your favourite subject? ~ I haven't really got a favourite subject. (Môn học yêu thích của bạn là gì? ~ Không có môn gì mình thực sự thích cả.) Are you a member of this club?~ Why do you ask? (Bạn là thành viên của câu lạc bộ này à? ~ Sao bạn lại hỏi thế?) Where are my keys? ~ You ought to know where they are. (Chìa khóa của mình đâu nhỉ? ~ Bạn phải biết chúng ở đâu chứ.)

2. Câu trả lời ngắn với 'Yes/no' (Yes/no short answers) Đôi khi chúng ta có thể trả lời câu hỏi chỉ đơn giản với 'yes' hoặc 'no', nhưng người nói tiếng Anh thường dùng câu trả lời ngắn như 'Yes, I do' hoặc 'No, we haven't'. Câu trả lời ngắn thường có liên quan đến chủ ngữ và trợ động từ trong câu hỏi. Dạng thức của câu trả lời ngắn là 'yes + đại từ + trợ động từ' và 'no + đại từ + trợ động từ + n't'. Khẳng định Phủ định Is it raining? ~ Yes, it is. No, it isn't. (Trời đang mưa à? ~ Ừ, đúng rồi./Không, không phải.) Have you finished? ~ Yes, I have. No, I haven't. (Bạn xong chưa? ~ Rồi, mình xong rồi./Chưa, mình chưa xong.) Can we turn right here? ~ Yes, we can. No, we can't. (Chúng ta có thể rẽ phải ở đây không? ~ Có, chúng ta có thể./ Không, chúng ta không thể.)

Chúng ta dùng trợ động từ 'do' trong các thì đơn. Do you play the piano? ~ Yes, I do. (Không dùng: Yes I play.) (Bạn chơi đàn dương cầm không? ~ Có, mình có chơi.) Did Roger cut the grass? ~ No, he didn't. (Roger đã cắt cỏ chưa? ~ Chưa, anh ấy chưa cắt.)

Trong các câu hỏi có 'be' thì nó được dùng như một trợ động từ. Is the chemist's open today? ~ No, it isn't. (Hàng thuốc hôm nay có mở không? ~ Không, nó không mở.) Are you warm enough? ~ Yes, I am, thanks. (Bạn có đủ ấm không? ~ Mình có, cảm ơn bạn.)

Chúng ta thường thêm các thông tin liên quan vào sau câu trả lời 'yes/no' hoặc các câu trả lời ngắn. Were you late? ~ Yes, I missed the bus. (Bạn bị muộn à? ~ Ừ, mình bị nhỡ xe buýt.) Were you late? ~ Yes, I was, I missed the bus. (Bạn bị muộn à? ~ Ừ, mình bị muộn, mình bị nhỡ xe buýt.) Did Carl find his wallet? ~ No, unfortunately. (Carl tìm thấy ví chưa? ~ Chưa, thật xui xẻo.) Did Carl find his wallet? ~ No, he didn't, unfortunately. (Carl tìm thấy ví chưa? ~ Chưa, anh ấy chưa tìm thấy, thật không may.) Trong một số ngữ cảnh, bản thân câu trả lời 'yes/no' hoặc các câu trả lời ngắn nghe có vẻ cộc lốc và không được lịch sự lắm. Chúng ta có thể dùng các cụm từ khác thay vì chỉ trả lời 'yes' hoặc 'no'. Were you late? ~ I'm afraid I was./Of course I wasn't. (Bạn bị muộn à? ~ Mình e là mình đã bị muộn rồi. / Tất nhiên là mình không bị muộn rồi.)

Chúng ta sử dụng 'not' trong câu trả lời ngắn dạng phủ định khi cần nhấn mạnh hoặc trong các ngữ cảnh trang trọng. Was the scheme a success? ~ No, it was not. It was a complete failure. (Kế hoạch thành công chứ? ~ Không, không phải. Thất bại hoàn toàn rồi.)

Chúng ta cũng có thể dùng câu trả lời ngắn để đồng tình hoặc phản đối một câu trần thuật. Đồng tình: These shirts are nice. ~ Yes, they are. (Những chiếc áo này đẹp thật. ~ Đúng vậy.) The weather doesn't look very good. ~ No, it doesn't. (Thời tiết không đẹp lắm. ~ Đúng vậy.) Phản đối: I posted the letter. ~ No, you didn't. It's still here. (Mình đã gửi thư rồi. ~ Không phải, bạn chưa gửi. Nó vẫn còn đây này.) We can't afford a car. ~ Yes, we can, if we buy it on credit. (Chúng ta không thể mua ô tô được. ~ Có, chúng ta có thể mà, nếu chúng ta mua bằng thẻ tín dụng.) Chúng ta thường dùng câu hỏi đuôi sau câu trả lời ngắn. These shirts are nice. ~ Yes, they are, aren't they? (Những chiếc áo này đẹp. ~ Đúng vậy.)

3. Yêu cầu, đề nghị, lời mời và gợi ý (Requests, offers, invitations and suggestions) Chúng ta không thể lúc nào cũng trả lời câu hỏi chỉ bằng câu trả lời ngắn. Can I borrow your pen, please? ~ Sure./Of course. (Mình mượn bút của bạn được không? ~ Chắc chắn rồi./Tất nhiên rồi.) Would you like a chocolate? ~ Yes, please. Thank you. (Bạn ăn sô-cô-la nhé? ~ Ừ. Cảm ơn bạn.) Would you like to come to my party? ~ Yes, I'd love to. Thank you very much. (Bạn đến bữa tiệc của mình nhé? ~ Ừ, mình rất thích. Cảm ơn bạn nhiều lắm.) Shall we have some lunch? ~ Good idea./Yes, why not? (Chúng mình ăn trưa nhé? ~ Ý hay đấy./ Ừ, sao lại không nhỉ?)

Để từ chối một lời yêu cầu hoặc một lời mời thì chúng ta nên đưa ra một lời giải thích. Can I borrow your pen ? ~ Sorry, I'm using it to fill this form in. (Mình mượn bút của bạn được không? ~ Mình xin lỗi, mình đang dùng để điền vào tờ đơn này.) Would you like to come to my party on Saturday? ~ I'm sorry. I'd like to, but I'm going to be away this weekend. (Bạn đến dự tiệc của mình vào thứ Bảy nhé? ~ Mình xin lỗi. Mình muốn lắm nhưng mình lại phải đi vắng vào cuối tuần này.)

4. Câu trả lời ngắn cho câu hỏi có từ để hỏi (Short answers to wh-questions) Khi từ để hỏi là chủ ngữ trong câu, chúng ta có thể dùng câu trả lời ngắn có dạng 'chủ ngữ + trợ động từ.' Who's got a hair drier? ~ Neil has. (Ai có máy sấy tóc? ~ Neil có đấy.) Who filled this crossword in? ~ I did. (Ai đã điền vào ô chữ này vậy? ~ Mình đã điền đấy.) Which shoes fit best? ~ These do. (Đôi giày nào hợp nhất nhỉ? ~ Đôi này.)

Chúng ta có thể không cần dùng trợ động từ. Who's got a hair drier? ~ Neil. (Ai có máy sấy tóc? ~ Neil.) Who filled this crossword in? ~ Me. (Ai đã điền vào ô chữ này vậy? ~ Mình.)

Từ khóa » Câu Hỏi Which Trả Lời