Trả Lời Câu Hỏi Trong Bài Cổng Trường Mở Ra | Soạn Bài Tôi đi Học ...

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Cổng trường mở ra dưới đây nhé

Tìm hiểu chung tác phẩm Cổng trường mở ra 

Soạn bài: Cổng trường mở ra (chi tiết) | Soạn văn 7
Mục lục nội dung Soạn bài Cổng trường mở ra Đọc - HiểuCâu 1. Nội dungCâu 2. Sự đối lập trong tâm trạng của mẹ và conCâu 3. Lý do mẹ không ngủ được? Ấn tượng sâu sắc về ngày khai giảngCâu 4. Lối tâm sự gián tiếp của người mẹCâu 5. Tầm quan trọng của nhà trườngCâu 6. Thế giới kì diệu ở sau cánh cổng trườngSoạn bài Cổng trường mở ra Luyện tậpCâu 1.Câu 2. Dàn ý cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra.Các bài viết liên quan bài Cổng trường mở ra:

Soạn bài Cổng trường mở ra Đọc - Hiểu

Câu 1. Nội dung

“Cổng trường mở ra” là những dòng xúc cảm da diết xen lẫn với lo lắng. ưu tư của người mẹ vào đêm trước ngày đứa con bước vào ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời học sinh.

Câu 2. Sự đối lập trong tâm trạng của mẹ và con

- Con

+ Hoàn cảnh: ngày mai từ một đứa bé được bố mẹ bảo bọc, chở che, chỉ quanh quẩn với những đồ chơi, con thú mà con vẫn hằng yêu thích thì con sẽ chính thức bước qua một thế giới mới. Thế giới ấy con phải rời xa bố mẹ, được tiếp xúc với những tri thức mà con chưa từng gặp trong quãng thời gian thơ ấu trước đây – con chính thức bước vào lớp 1. 

+ Tràn ngập sự hồi hộp như khi sắp sửa được đi chơi è hồn nhiên, ngây thơ.

+ Ý thức được mình sắp vào lớp 1, có ý thức giúp mẹ dọn đồ chơi từ hôm trước. 

+ Tuy vậy con vẫn là một đứa bé vô tư, không suy nghĩ, không lo lắng với những điều sẽ sắp xảy ra : “giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thoát như ly sữa”

- Mẹ

+ Dù đứa con đã đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng thì người mẹ vẫn không ngủ được.

+ Mẹ vẫn hành xử như ngày bình thường - chăm sóc cho giấc ngủ của con nhưng sau khi hoàn tất các bước thì mẹ bỗng không biết phải làm gì nữa. Kể cả những việc mà bấy lâu nay mẹ vẫn làm giúp con thì bây giờ con hoàn toàn có thể hoàn thành bằng chính sức mình.

+ Đứng trước những thay đổi của con trai, mẹ thấy lòng mình có sự chông chênh và nhiều biến động. Mẹ lựa chọn lên giường nằm và dặn mình phải ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Mẹ nghĩ đến con, đến những đứa bé ngày mai sẽ thành học sinh lớp 1, đến những nền giáo dục tiên tiến và cách cả xã hội coi trọng việc giáo dục mầm non tương lai của đất nước.

Câu 3. Lý do mẹ không ngủ được? Ấn tượng sâu sắc về ngày khai giảng

* Người mẹ không thể ngủ được vì:

- Mẹ suy nghĩ về sự kiện trọng đại ngày mai mà con mình sẽ tham gia

- Mẹ lo lắng cho đứa con bé bỏng của mình

- Từ câu chuyện của con, mẹ lại hồi tưởng lại ngày đầu tham dự lễ khai giảng lớp 1 của chính mình rất nhiều năm về trước. Khi ấy mẹ vẫn là cô bé hồn nhiên và đầy ngơ ngác nắm tay mẹ của mình chập chững bước vào đời.

* Hoài niệm một thời về khai giảng xưa

Lúc trước, ngày khai giảng chính xác là ngày đầu tiên đến trường của học sinh. Nhà trường sẽ đóng cửa toàn bộ vào mùa hè nên học sinh không thể trải nghiệm không khí trường lớp trong suốt 3 tháng hè nên cảm giác bước đến trường ngày đầu trong mỗi người rất khó tả.

Những cảm xúc ngày đầu đến trường vẫn còn in đậm và thổn thức trong tâm hồn của mẹ. Khi nắm tay bà ngoại cảm giác hồi hộp và nôn nao. Cồng trường khép lại cũng là thời điểm cô bé là mẹ của quá khứ hơi lo lắng vì đã chính thức đặt chân đến một chân trời mới.

Câu 4. Lối tâm sự gián tiếp của người mẹ

Mẹ không phải đang đối thoại với con mà chỉ đang tự nói, tự tâm sự với bản thân mình, sống trong luồng suy nghĩ và hoài niệm của riêng mình.

Cách nói này thể hiện khá sâu sắc: 

- Thế giới nội tâm phong phú và đa dạng của mẹ khi đứng trước những bước ngoặt của con cái.

- Tình thương xen lẫn một chút lo lắng của mẹ.

Câu 5. Tầm quan trọng của nhà trường

Câu văn ‘Ai cũng biết … sau này” khẳng định được vai trò cùng với tầm quan trọng đăc biệt của nhà trường với mỗi con người.

Câu 6. Thế giới kì diệu ở sau cánh cổng trường

Cổng trường khép lại nhưng lại mở cho những đứa trẻ những điều mới mẻ mà chúng chưa từng được biết đến trước đây. Điều này cũng không có gì là lạ bởi từ khi chào đời có đến trước khi biết đến và đặt chân tới trường học thì gia đình là tất cả những gì mà chúng có.

Rất nhiều nơi có thể dạy dỗ một con người theo cách nào đó nhưng chỉ có trường học thì những bài học mới được cô đọng, sắp xếp và hệ thống hóa cụ thể nhất để con người có thể đi từ giai đoạn thơ ấu trở thành con người có tri thức và nền tảng để sống tốt hơn.

Soạn bài: Cổng trường mở ra (chi tiết) | Soạn văn 7

Soạn bài Cổng trường mở ra Luyện tập

Câu 1.

Em tán thành ý kiến cho rằng ngày khai giảng đầu tiên cũng chính là ngày khai giảng năm lớp 1 là ngày nhiều ý nghĩa nhất.

- Lớp 1 là cấp học đầu tiên, sơ khai nhất trước khi một đứa trẻ bước chân vào quãng đường chinh phục tri thức sau này.

- Đây cũng là bước đệm từ một đứa bé phụ thuộc vào sự bao bọc của những người thân trong gia đình để thực sự trở nên độc lập và dần học cách sống có trách nhiệm với mình cũng như xã hội. Vậy nên nó có thể biết được cách đối nhân xử thế và trở thành một con người văn minh.

Câu 2. Dàn ý cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra.

Mở bài:

– Bài văn Cổng trường mở ra của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1-9-2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

Thân bài:

* Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ:

– Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức.

– Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng.

– Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

* Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ:

– Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa.

– Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

– Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn.

– Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng…

* Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường:

– Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người.

– Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người.

– Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước…

Kết bài:

– Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ.

Các bài viết liên quan bài Cổng trường mở ra:

  • Tác giả, tác phẩm bài Cổng trường mở ra
  • Dàn ý phân tích bài Cổng trường mở ra
  • Soạn bài Cổng trường mở ra (ngắn nhất)

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Ngắn Nhất