Trắc Nghiệm Bài 20: Sự Lớn Lên Và Sinh Sản Của Tế Bào - Kenhgiaovien

A. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?

A. Sinh trưởng.

B. Sinh sản.

C. Thay thế.

D. Chết.

Câu 2. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

A. 2 tế bào.

B. 4 tế bào.

C. 6 tế bào.

D. 8 tế bào.

Câu 3. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?

A. 4 tế bào.

B. 8 tế bào.

C. 12 tế bào.

D. 16 tế bào.

Câu 4. Khi tế bào lớn lên, đâu không phải là sự thay đổi của tế bào

A. Tế bào tăng lên về kích thước.

B. Màng tế bào dãn ra.

C. Nhân tế bào chia đôi.

D. Chất tế bào tăng lên.

Câu 5. Quá trình nào giúp tế bào lớn lên?

A. Hô hấp.

B. Nhân đôi.

C. Trao đổi chất.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6. Tế bào phân chia theo bao nhiêu bước?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Câu 7. Việc phân chia trong tế bào giúp:

A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

B. Cơ thể lớn lên và sinh sản.

C. Cơ thể phản ứng nhanh với kích thích.

D. Cơ thể bài tiết CO2.

B. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương.

B. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật.

C. Khiến cho sinh vật già đi.

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể.

Câu 2. Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.

D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Câu 3. Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?

A. Sinh trưởng của tế bào.

B. Sinh sản của tế bào.

C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào.

D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào.

Câu 4. Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?

A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản.

B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản.

C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng.

D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản.

Câu 5. Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường.

B. Dạ dày bị ăn mòn đến viêm loét.

C. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn.

D. Dạ dày hoạt động tốt hơn.

Câu 6. Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?

A. Tế bào hồng cầu.

B. Tế bào da.

C. Tế bào gan.

D. Tế bào biểu mô ruột.

Câu 7. Sự thay đổi của tế bào trưởng thành so với tế bào mới hình thành:

A. Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều).

B. Tế bào chất và nhân không thay đổi.

C. Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn rất nhiều.

D. Tế bào chất ít đi, nhân bé lại.

Câu 8. Cơ thể động vật lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.

B. Sự tăng lên về số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.

C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.

D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.

Câu 9. Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?

A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi.

B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả.

C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không.

D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông.

Câu 10. Đâu không phải ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?

A. Sự cụp lá của cây xấu hổ.

B. Sự tăng kích thước của củ khoai.

C. Sự lớn lên của em bé.

D. Sự tăng kích thước của bắp cải.

C. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1. Theo dõi cây ngô trong 1 tháng, người ta nhận thấy sự khác biệt về chiều cao và số lá. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên.

B. Số lượng tế bào của cây ngô không có gì thay đổi.

C. Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao đổi chất để lớn lên.

D. Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình sinh sản.

Câu 2. Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?

A. Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản.

B. Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài.

C. Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 3. Ở một số loài thực vật có xuất hiện các khối u sần do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

A. Không ảnh hưởng gì.

B. Ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất trong cây.

C. Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của các tế bào.

D. Cả B và C đều đúng.

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1. Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp trong một thời gian nhất định thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được hình thành?

A. 32.

B. 64.

C. 100.

D. 162.

Câu 2. Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về sự nhân bản của trùng giày như sau:

- Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Sau 1 ngày trong ống nghiệm xuất hiện 20 con trùng giày.

- Đến ngày thứ hai đã thấy có 20 con.

Vậy sau 1 tuần trong ống nghiệm có tổng cộng bao nhiêu con trùng giày?

A. 160.

B. 250.

C. 640.

D. 300.

Từ khóa » Sự Lớn Lên Và Sinh Sản Của Tế Bào Có ý Nghĩa Nào Sau đây